Quy định nồng độ cồn tuyệt đối là cần thiết

Với việc gia tăng số người chết do rượu bia hàng năm, việc quy định cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe là cần thiết.
Trong vòng 45 ngày, hơn 200 cán bộ, công chức bị xử lý vi phạm nồng độ cồn Hải Phòng: Vi phạm nồng độ cồn, nhiều cán bộ, đảng viên bị đề nghị xem xét kỷ luật

Báo động tai nạn do rượu bia

Theo báo cáo của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, trong số gần 550 nghìn ca tử vong/năm ở nước ta thì nguyên nhân liên quan đến rượu bia lên tới 40.000 ca (trên 7%).

Theo số liệu của Bộ Giao thông Vận tải, trong năm 2022 đã có 13.000 vụ tai nạn giao thông do say rượu lái xe gây ra, làm chết khoảng 4.000 người và bị thương khoảng 10.000 người.

Việc xảy ra tai nạn do uống rượu bia (đa số là nam giới) đã để lại những hệ luỵ vô cùng to lớn không chỉ cho người tham gia giao thông, gia đình họ mà còn cả cho xã hội. Khảo sát cho thấy, nhiều gia đình khi người cha, chồng mất đi, đã lâm vào hoà cảnh kinh tế khó khăn vì thiếu đi trụ cột, không có người dạy dỗ, chăm sóc con cái.

Còn chi phí y tế của nhà nước tăng lên hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm do quá tải cơ sở hạ tầng, trang thiết bị, thuốc men, vật tư y tế. Nghiêm trọng hơn, những người chết hoặc bị thương đã ảnh hưởng tới lực lượng lao động của đất nước.

Trước thực trạng này, ngày 30/12/2019 của Chính Phủ đã ban hành Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2020, Nghị định này thay thế Nghị định số 46/2016/NĐ-CP ngày 26 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt. Trong đó có quy định mức xử phạt vi phạm quy định về nồng độ cồn đối với người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ như ô tô, các loại xe tương tự ô tô; xe mô tô, xe gắn máy; máy kéo, xe máy chuyên dùng; xe đạp, xe đạp máy, xe thô sơ khác.

Tuỳ vào từng trường hợp sẽ có mức xử phạt khác nhau gồm xử phạt hành chính bằng tiền, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe, tước chứng chỉ bồi dưỡng kiến thức pháp luật về giao thông đường bộ, thậm chí nếu vi phạm năng gây chết người sẽ bị xử lý hình sự.

Kể từ khi ra đời, Nghị định 100 đã được cả xã hội ủng hộ nhiệt tình. Các lực lượng công an cũng ráo riết vào cuộc, qua đó đã phần nào kéo giảm tai nạn giao thông; nâng cao ý thức của người dân trong việc tham gia giao thông.

Khảo sát của Bộ Y tế và Tổ chức Y tế thế giới tại Việt Nam thực hiện năm 2022 cho thấy, với quy định phạt nặng hành vi lái xe khi đã uống rượu bia, khảo sát năm 2015 cho thấy có 45% nam giới được hỏi cho biết có lái xe trong 2 giờ sau khi uống rượu bia, khảo sát năm 2021 tỉ lệ này chỉ còn 27%.

Số người tử vong do tai nạn giao thông giảm khoảng 1.000 ca/năm trong các năm 2020-2021, trong đó có nguyên nhân số người uống rượu bia và tham gia giao thông đã giảm bớt.

Tuy nhiên, việc sử dụng rượu bia vẫn còn khá phổ biến và có xu hướng tăng lên. Chỉ tính trong 9 tháng năm 2023, lực lượng Cảnh sát Giao thông toàn quốc đã kiểm tra, xử lý hơn 2,5 triệu trường hợp vi phạm về trật tự, an toàn giao thông, trong đó hơn 550.000 trường hợp vi phạm nồng độ cồn, chiếm 22% tổng số trường hợp bị xử phạt.

Quy định nồng độ cồn tuyệt đối là cần thiết
Lực lượng công an Trà Vinh lập chốt kiểm tra nồng độ cồn và tuyên truyền về tham gia giao thông (Ảnh CA Trà Vinh)

Cần cấm triệt để

Để xử lý triệt để tình trạng sử dụng rượu bia khi tham gia giao thông dưới bất kỳ hình thức nào. Quan trọng hơn là giảm thiểu những hệ luỵ không đáng có do tai nạn giao thông. Mới đây, Bộ Công an thực hiện nhiệm vụ Quốc hội, Chính phủ giao đã chủ trì xây dựng và trình Quốc hội dự án Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Trong đó đề xuất quy định cấm tuyệt đối người “Điều khiển phương tiện tham gia giao thông mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn”.

Tại các phiên thảo luận, đa số ý kiến nhất trí với dự thảo Luật, tuy nhiên vẫn còn một số ý kiến nêu “cần cân nhắc” với lý do, quy định như vậy quá nghiêm khắc và chưa thực sự phù hợp với văn hóa, phong tục, tập quán của một bộ phận người dân Việt Nam, làm ảnh hưởng đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội của nhiều địa phương.

Tuy nhiên, qua khảo sát nhanh nhiều người được hỏi ý kiến đều đồng tình với quy định của dự thảo Luật vì khi đã có nồng độ cồn trong máu dù rất ít cũng sẽ tác động đến thần kinh của người sử dụng, đặc biệt khi tham gia giao thông thì hành vi sẽ không chuẩn có thể dẫn đến tai nạn giao thông. Do đó việc cấm tuyệt đối là cần thiết, thậm chí còn khuyến nghị các chế tài mạnh hơn.

Đơn cử như Ủy ban An toàn Giao thông quốc gia đã có kiến nghị với những hành vi vi phạm quy định nồng độ cồn ở mức đặc biệt nghiêm trọng kể cả khi chưa gây hậu quả cũng cần được xem xét truy tố xử lý hình sự.

Còn theo PGS.TS Vũ Anh Tuấn, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Giao thông Vận tải Việt Đức (Trường Đại học Việt Đức) cho rằng, hành vi sử dụng rượu bia hoặc chất kích thích khác khi điều khiển phương tiện giao thông gây hậu quả nghiêm trọng cần phải tăng chế tài mới đủ sức răn đe. Hành vi uống rượu bia và lái xe ở Việt Nam mang tính chất thói quen và trở thành nét "văn hóa xấu", tiềm ẩn nhiều nguy hại cho xã hội.

Mặc dù mức xử phạt hành chính người vi phạm nồng độ ở Việt Nam đã là cao so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận người dân chủ quan coi thường tính mạng khi tham gia giao thông sau, thậm chí khi bị lực lượng chức năng yêu cầu kiểm tra nồng độ cồn đã không hợp tác, tìm mọi cách chống đối.

Do đó, đã đến lúc nên coi người điều khiển phương tiện giao thông sau khi uống rượu bia là tội phạm hình sự để phòng ngừa tội phạm.

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: vi phạm nồng độ cồn

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Năm 2024, ngành Công Thương gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Năm 2024, ngành Công Thương gặt hái nhiều thành tựu quan trọng

Năm 2024, ngành Công Thương tiếp tục tạo đột phá trong hoàn thiện thể chế, chính sách, hội nhập quốc tế, sản xuất công nghiệp và thương mại.
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng: Đường dây 500kV mạch 3 và Luật Điện lực (sửa đổi) mở đầu cho những kỳ tích...

Đại biểu Quốc hội Nguyễn Hải Dũng: Đường dây 500kV mạch 3 và Luật Điện lực (sửa đổi) mở đầu cho những kỳ tích...

Cùng với đường dây 500kV mạch 3, Luật Điện lực (sửa đổi) được thông qua tại 1 kỳ họp là hai trong nhiều dấu ấn nổi bật trong năm 2024 của ngành Công Thương.
Nghị định 178/2024/NĐ-CP: Tạo động lực, niềm tin trong kỷ nguyên mới

Nghị định 178/2024/NĐ-CP: Tạo động lực, niềm tin trong kỷ nguyên mới

Nghị định số 178/2024/NĐ-CP về chính sách đối với cán bộ, công chức trong thực hiện sắp xếp tổ chức góp phần tạo niềm tin trong kỷ nguyên mới của đất nước.
Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách

Mức sinh giảm sâu: Hệ lụy và lời giải từ chính sách

Trong ba năm liên tiếp, mức sinh ở Việt Nam liên tục giảm nhanh chóng: từ 2,11 con/phụ nữ (2021), xuống 2,01 (2022), 1,96 (2023), và 1,91 (2024).
Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa

Gần Tết, làm gì để ngăn chặn pháo hoa 'nổ' trên mạng?

Việc rao bán pháo hoa của Bộ Quốc phòng trên các nền tảng mạng xã hội khi không đủ điều kiện là hành vi bị cấm, sẽ bị xử phạt, người dân cần hết sức lưu ý.

Tin cùng chuyên mục

Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?

Vì sao Gen Z ngày càng hờ hững với hẹn hò online?

Các ứng dụng hẹn hò trực tuyến được ví như "bà mối" thời kỳ công nghệ số. Tuy nhiên, chỉ mang tới những mối tình thoáng qua, thiếu chiều sâu và sự bền chặt.
Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Từ Công ước Hà Nội đến một không gian mạng lành mạnh

Lần đầu tiên một Công ước của Liên hợp quốc sẽ được mở ký tại Hà Nội khẳng định thêm quyết tâm hành động vì không gian mạng lành mạnh của Việt Nam.
Hệ lụy khôn lường từ việc

Hệ lụy khôn lường từ việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong

Việc 'cầu may' bằng búp bê Kumanthong sẽ để lại những hệ lụy khôn lường, gây hoang mang tâm lý và ảnh hưởng trực tiếp tới hành vi, ứng xử của học sinh.
Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?

Tăng trưởng kinh tế 2024 phục hồi ấn tượng với nhiều điểm sáng về sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu; đây sẽ là nền tảng để nền kinh tế bứt phá.
Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Xác thực sinh trắc học ‘giờ G’ đã đến

Chỉ còn một tuần nữa là đến ngày 1/1/2025, thời điểm bắt buộc các chủ tài khoản thanh toán, chủ thẻ phải hoàn tất việc xác thực sinh trắc học.
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương

Tại Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức, ông Hoàng Văn Tâm đã nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương.
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?

Về phương diện quản lý nhà nước, Ban Tôn giáo Chính phủ cho biết sẽ tăng cường phát hiện những tin xấu ảnh hưởng đến sự lành mạnh tín ngưỡng.
Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Tình trạng lừa đảo trên không gian mạng: Nhận diện và giải pháp đến từ chuyên gia

Mặc dù cơ quan chức năng thời gian qua đã liên tục cảnh báo chiêu thức lừa đảo qua không gian mạng, song nhiều người vẫn bị 'mắc bẫy', mất tiền tỷ.
Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giải cứu người trong vụ hỏa hoạn tại TP. Hồ Chí Minh: Thêm anh hùng giữa đời thường

Giữa khi xảy ra vụ hỏa hoạn nghiêm trọng tại quận Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh, đã sáng lên tấm gương của người anh hùng là hàng xóm căn nhà gặp nạn.
Để Thương vụ Việt Nam là

Để Thương vụ Việt Nam là 'cánh tay nối dài' của Chính phủ

Trong bối cảnh tình hình kinh tế toàn cầu ngày càng phức tạp, các Thương vụ Việt Nam cần đẩy mạnh vai trò là "cánh tay nối dài" của Chính phủ và doanh nghiệp.
Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Lửa giận thiêu lý trí, bài học chua cay từ bi kịch cháy quán hát Hà Nội

Trong giây phút cơn giận lấn át lý trí, nghi phạm Cao Văn Hùng đã tự tay hủy hoại cuộc đời mình, cướp đi sinh mạng của 11 người vô tội, gây phẫn nộ dư luận.
Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Cuộc đua taxi bay trên thế giới và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Để hiện thực 'giấc mơ' taxi bay, nhiều ý kiến cho rằng, cần đưa ra một chiến lược đầu tư cụ thể, bài bản, phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.
Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều: Đừng để nhanh 1 phút, chậm nhiều cuộc đời!

Một nhịp đèn hơn 300 xe máy đi ngược chiều là thông tin đáng chú ý mới đây, tiếp tục gióng lên hồi chuông cảnh báo về tình hình mất an toàn giao thông.
Lấy vi phạm để

Lấy vi phạm để 'chạy truyền thông', Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông!

Tuyên bố lấy các bài báo đưa tin về vi phạm kinh doanh của mình để "chạy truyền thông", Tiktoker Dưỡng Dướng Dường quá ngông, quá xem thường pháp luật.
Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Cuộc chiến chống tin giả: Thách thức đối với an ninh mạng

Tin giả (Fake News) hiện nay đang gây 'nhức nhối', ảnh hưởng trực tiếp tới nạn nhân của những tin tức giả cũng như cơ quan quản lý nhà nước trên lĩnh vực này.
Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Bàn về một số vấn đề khi sắp xếp tinh gọn bộ máy: Nhìn từ Đà Nẵng

Chọn năm 2025 là năm tập trung sắp xếp tinh gọn bộ máy thể hiện quyết tâm chính trị cao của TP. Đà Nẵng trong thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 18-NQ/TW.
Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Chuyện thưởng Tết và góc khuất của nghề freelancer

Nghề freelancer mang đến cho các bạn trẻ sự tự do, linh hoạt trong cuộc sống. Song, họ phải đánh đổi bằng việc thiếu vắng phúc lợi xã hội, bao gồm thưởng Tết.
Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

Nhìn lại 4 “đại án” năm 2024 và tinh thần ‘4 không’ trong chống tham nhũng

4 “đại án” về tội danh kinh tế, tham nhũng được đưa ra xét xử trong năm 2024 theo đúng kế hoạch đã cho thấy sự kiên quyết của các cơ quan bảo vệ pháp luật.
Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Đưa hàng hiệu giá hấp dẫn đến với người tiêu dùng: ‘Chìa khoá’ chinh phục niềm tin trong khó khăn

Khác với trước đây, năm nay, các chương trình khuyến mại, kích cầu được các địa phương gắn chặt với hàng hiệu, hàng Việt Nam chất lượng cao, giá bình ổn.
Thực phẩm chức năng

Thực phẩm chức năng 'nổ' như thuốc chữa bệnh: Phải xử nghiêm hành vi trục lợi

Việc quảng cáo thực phẩm chức năng giống thuốc chữa bệnh để trục lợi để lại những hệ lụy khó lường đối với an toàn và sức khỏe của người dùng.
Mobile VerionPhiên bản di động