Quốc hội đồng ý Tổng Liên đoàn Lao động tham gia xây dựng nhà ở xã hội

Với tỷ lệ 85,6% đại biểu Quốc hội tán thành, Luật Nhà ở (sửa đổi) được thông qua, như vậy Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam được phép xây dựng nhà ở xã hội.
Giải mã tình trạng nhà ở xã hội vừa “thiếu” lại vừa “ế” Có nên giao Công đoàn làm chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội? Quốc hội ban hành kế hoạch giám sát chuyên đề về thị trường bất động sản và nhà ở xã hội

Tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 6, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi). Trước khi biểu quyết toàn bộ nội dung của dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 45 và Điều 80 của dự án Luật với tỷ lệ thông qua lần lượt là 87,65% và 77,53%.

Quốc hội đồng ý Tổng Liên đoàn Lao động tham gia xây dựng nhà ở xã hội
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp sáng 27/11 (Ảnh:Quochoi.vn)

Hai phương án xây dựng nhà ở xã hội được đưa ra

Trước đó, chiều 26/10, trong phiên thảo luận tại hội trường về một số ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Quốc hội đã tập trung vào việc Liên đoàn Lao động Việt Nam có nên xây dựng nhà ở xã hội.

Liên quan đến quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội, nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp (Khoản 4 Điều 80), Uỷ ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã trình 2 phương án:

Phương án 1: Tiếp thu ý kiến của Chính phủ và Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam theo hướng: Quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư nhà ở xã hội cho thuê để vừa bổ sung nguồn lực đầu tư dự án nhà ở xã hội, góp phần cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, thu hút người lao động tham gia tổ chức Công đoàn, vừa giới hạn phạm vi thực hiện (không bao gồm nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp) để nâng cao tính khả thi.

Phương án 2: Chưa quy định Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong Luật Nhà ở (sửa đổi) vì đây là vấn đề mới, quá trình thí điểm thời gian qua còn nhiều vướng mắc, chưa đủ độ “chín” để quy định trong Luật. Đề nghị Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam xây dựng Đề án báo cáo Quốc hội xem xét, quyết định cho thực hiện thí điểm chính sách Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội trong một thời hạn nhất định, nếu phát huy hiệu quả mới quy định trong Luật.

Quốc hội đồng ý Tổng Liên đoàn Lao động tham gia xây dựng nhà ở xã hội
Quốc hội thông qua Luật Nhà ở sửa đổi (Ảnh:Quochoi.vn)

Mặc dù còn nhiều ý kiến chưa thông nhất, tuy nhiên qua các phiên thảo luận tại hội trường và tại các Tổ trước đó, nhiều vấn đề đại biểu góp ý đã được làm rõ và chỉnh sửa. Tại phiên họp sáng 27/11 trước khi thông qua dự án Luật Nhà ở (sửa đổi), thay mặt Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình bày Báo cáo tóm tắt giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi), Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng cho biết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (UBTVQH) đã có Báo cáo đầy đủ số 697/BC-UBTVQH15 ngày 24/11/2023 giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) trình Quốc hội xem xét, thông qua gửi đến các vị đại biểu Quốc hội (ĐBQH).

Theo đó, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng nêu rõ: Để có cơ sở triển khai đồng bộ quy định này, các điều có liên quan của dự thảo Luật đã được tiếp thu, chỉnh lý như sau: (1) Khoản 4 Điều 80 quy định nguồn vốn thực hiện dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội của Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là nguồn tài chính công đoàn; (2) Khoản 2 Điều 84 quy định: Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn thì việc xác định chủ đầu tư dự án được thực hiện theo quy định áp dụng với dự án đầu tư công theo quy định của pháp luật về đầu tư công.

Theo đó, việc quản lý và triển khai thực hiện dự án đầu tư sẽ do đơn vị quản lý dự án trực thuộc Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công; (3) Bổ sung vào Khoản 1 Điều 85 ưu đãi đối với chủ đầu tư dự án xây dựng nhà ở xã hội sử dụng nguồn tài chính công đoàn như sau: Đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở xã hội bằng nguồn tài chính công đoàn thì chủ đầu tư dự án được hưởng ưu đãi quy định tại các Điểm a, b, e, g và h Khoản 2 Điều 85; (4) Điều 86 quy định một số nguyên tắc xác định giá thuê và giao Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam quyết định giá thuê nhà ở xã hội; đồng thời Khoản 4 Điều 89 giao Chính phủ quy định trình tự, thủ tục bán, cho thuê mua, cho thuê nhà ở xã hội, bảo đảm cơ chế triển khai đồng bộ hoạt động đầu tư xây dựng và cho thuê nhà ở xã hội do Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam là cơ quan chủ quản dự án đầu tư.

Về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp, UBTVQH nhận thấy, quy định về xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp là cần thiết nhằm thể chế hóa Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị về quy hoạch, xây dựng, quản lý và phát triển bền vững đô thị Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.

Đồng thời, tiếp thu ý kiến ĐBQH, để bảo đảm chặt chẽ, UBTVQH đã chỉ đạo bổ sung vào các Điều 94, 95 của dự thảo Luật quy định về quy hoạch, bố trí quỹ đất, yêu cầu đối với dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp và giao Chính phủ quy định điều kiện bảo đảm an toàn về môi trường, quy mô, tỷ lệ diện tích đất phát triển nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp; sửa đổi Khoản 1 Điều 19 của Luật Đầu tư để cho phép xây dựng các hạ tầng xã hội của khu công nghiệp trong hàng rào khu công nghiệp.

Ngoài ra, do Luật Đầu tư chỉ điều chỉnh các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, trong khi Luật Nhà ở đã bổ sung dự án nhà lưu trú công nhân, để tránh cách hiểu, áp dụng pháp luật khác nhau, bảo đảm đồng bộ, chặt chẽ, UBTVQH xin bổ sung Khoản 3 Điều 95 của dự thảo Luật về việc “Dự án đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp phải được Ban quản lý khu công nghiệp chấp thuận chủ trương đầu tư, chấp thuận nhà đầu tư theo quy định áp dụng đối với dự án đầu tư xây dựng nhà ở theo quy định của pháp luật về đầu tư…”.

Đối với xây dựng nhà lưu trú công nhân ngoài khu công nghiệp, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng khẳng định, trên cơ sở ý kiến thống nhất của Chính phủ tại Báo cáo số 642/BC-CP ngày 16/11/2023, UBTVQH đề nghị không bổ sung nội dung này vào dự thảo Luật vì các lý do sau đây: (1) Tránh sơ hở trong quản lý quy hoạch, đầu tư, xây dựng; (2) Tránh gây xung đột với Luật Đầu tư, Luật Xây dựng, pháp luật về đất đai, kinh doanh bất động sản liên quan đến giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, chấp thuận chủ trương đầu tư, điều kiện làm chủ đầu tư; (3) Việc tập trung đầu tư, tạo thuận lợi phát triển các dự án nhà ở xã hội cho công nhân ngoài khu công nghiệp, đồng thời, đầu tư xây dựng nhà lưu trú công nhân trong khu công nghiệp như quy định của dự thảo Luật và ý kiến của đa số ĐBQH là phù hợp để thể chế hóa Nghị quyết số 06-NQ/TW ngày 24/01/2022 của Bộ Chính trị.

Phát triển nhà ở nhiều tầng đáp ứng nhu cầu của người dân

Theo Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Hoàng Thanh Tùng, liên quan đến yêu cầu chung về phát triển và quản lý, sử dụng nhà ở (Điều 5), trên cơ sở tiếp thu ý kiến của ĐBQH, để bảo đảm tính thống nhất với Khoản 1 Điều 32 của dự thảo Luật Kinh doanh bất động sản (sửa đổi), UBTVQH đã chỉ đạo chỉnh lý Khoản 5 Điều 5 của dự thảo Luật Nhà ở (sửa đổi) theo hướng thu hẹp phạm vi khu vực chủ đầu tư dự án phát triển nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê, tăng cường phân cấp cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định, cụ thể như sau:

Quốc hội đồng ý Tổng Liên đoàn Lao động tham gia xây dựng nhà ở xã hội
Có 423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 85,63%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở sửa đổi (Ảnh: Quochoi.vn)

Tại các khu vực phường, quận, thành phố thuộc đô thị loại đặc biệt, loại I, loại II và loại III, chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê. Đối với các khu vực còn lại, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh căn cứ điều kiện của địa phương để xác định các khu vực chủ đầu tư dự án đầu tư xây dựng nhà ở phải xây dựng nhà ở để bán, cho thuê mua, cho thuê hoặc được chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo hình thức phân lô bán nền để người dân tự xây dựng nhà ở…

Về đối tượng được thuê nhà ở công vụ (Điều 45), có ý kiến đề nghị bổ sung vào Điểm d Khoản 1 Điều 45 đối tượng được thuê nhà ở công vụ là: Người làm công tác cơ yếu, công chức, công nhân và viên chức quốc phòng được điều động, luân chuyển, biệt phái theo yêu cầu quốc phòng, an ninh, cơ yếu không phụ thuộc vào địa bàn công tác; người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu được điều động, luân chuyển, biệt phái đến công tác tại vùng sâu, vùng xa.

Về vấn đề này UBTVQH đề nghị trong giai đoạn hiện nay chỉ mở rộng một bước hợp lý các đối tượng được thuê nhà ở công vụ phù hợp với khả năng đáp ứng của nguồn cung nhà ở công vụ, sau này, khi điều kiện cho phép sẽ xem xét, tiếp tục mở rộng thêm nữa.

Theo đó, việc tiếp thu, chỉnh lý Điểm d Khoản 1 Điều 45 như dự thảo Luật là phù hợp; đồng thời, để bảo đảm bao quát, linh hoạt giải quyết các trường hợp đặc thù có thể phát sinh trong thực tiễn, UBTVQH xin tiếp thu, chỉnh lý Điểm g Khoản 1 Điều 45 của dự thảo Luật như sau: g) Căn cứ điều kiện thực tế, Thủ tướng Chính phủ quyết định đối tượng không thuộc trường hợp quy định tại các Điểm a, b, c, d, đ và e khoản này được bố trí nhà ở công vụ theo đề nghị của Bộ Xây dựng trên cơ sở tổng hợp đề xuất của các Bộ, cơ quan, tổ chức ở trung ương, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Lý do mở rộng một bước hợp lý các đối tượng được thuê nhà ở công vụ đã được nêu trong Báo cáo đầy đủ tiếp thu, giải trình.

Quốc hội đồng ý Tổng Liên đoàn Lao động tham gia xây dựng nhà ở xã hội
Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Nhà ở sửa đổi (Ảnh: Thu Hường)

Về phát triển nhà ở nhiều tầng nhiều căn hộ của cá nhân để bán, cho thuê mua, cho thuê (Điều 57), UBTVQH nhận thấy việc tiếp thu, chỉnh lý Điều 57 như thể hiện tại dự thảo Luật là nhằm khắc phục các tồn tại, hạn chế trong phát triển, quản lý, sử dụng loại hình nhà ở này thời gian qua, đồng thời, bảo đảm hài hòa giữa yêu cầu quản lý và nhu cầu phát triển, đáp ứng nguồn cung nhà ở cho một bộ phận người dân ở đô thị.

Bên cạnh đó, UBTVQH cũng giải trình, tiếp thu một số vấn đề liên quan đến tính thống nhất với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) và nhiều nội dung cụ thể khác như đã nêu trong Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý bản đầy đủ. Sau khi tiếp thu, hoàn thiện, dự thảo Luật trình Quốc hội thông qua có 13 chương, 198 điều.

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, có 423 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành (chiếm tỷ lệ 85,63%). Như vậy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Luật Nhà ở (sửa đổi).
Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: nhà ở xã hội

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bao giờ hoàn thành sáp nhập các tỉnh?

Bao giờ hoàn thành sáp nhập các tỉnh?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thông tin về thời gian hoàn thành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập các tỉnh.
Thủ tướng mong muốn Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Thủ tướng mong muốn Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mong muốn Hungary hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Kiện toàn công tác kiểm tra, giám sát tại Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Kiện toàn công tác kiểm tra, giám sát tại Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Chiều 19/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025.
Việt Nam - Hungary: Tận dụng tốt hơn EVFTA, tạo thuận lợi cho nông, thủy sản

Việt Nam - Hungary: Tận dụng tốt hơn EVFTA, tạo thuận lợi cho nông, thủy sản

Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Hungary thống nhất phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tạo thuận lợi cho hàng nông, thủy sản của hai bên.
Hoa Kỳ nằm trong top 10 nước doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất

Hoa Kỳ nằm trong top 10 nước doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất

Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đánh giá thị trường Hoa Kỳ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, quan trọng và đã mở rộng hoạt động tại thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo: Trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội đưa ra quyết sách

Trí tuệ nhân tạo: Trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội đưa ra quyết sách

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội xem xét, đưa ra những quyết sách chính xác hơn.
Rà soát một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Rà soát một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả do Bộ Công Thương xây dựng, Thủ tướng đề nghị rà soát để phạm vi, đối tượng điều chỉnh rộng hơn.
Vĩnh Phúc: Cần nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trước khi sáp nhập

Vĩnh Phúc: Cần nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trước khi sáp nhập

Sáng 19/3, tại buổi làm việc, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang yêu cầu Vĩnh Phúc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trước khi sáp nhập tỉnh.
Chính phủ họp sửa Luật Năng lượng nguyên tử và một số luật quan trọng

Chính phủ họp sửa Luật Năng lượng nguyên tử và một số luật quan trọng

Chính phủ đang thảo luận sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, mở đường cho phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và một số luật quan trọng khác.
Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025

Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Chính phủ đã họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành năng lượng, bán dẫn, logistics tại Việt Nam

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành năng lượng, bán dẫn, logistics tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn, sẵn sàng đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong ngành năng lượng, công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi số, logistics...
Thanh Hóa có bao nhiêu xã trước khi bỏ cấp huyện, nhập cấp xã?

Thanh Hóa có bao nhiêu xã trước khi bỏ cấp huyện, nhập cấp xã?

Trước khi tinh gọn bộ máy hành chính bỏ cấp huyện, nhập cấp xã, tỉnh Thanh Hóa có hệ thống đơn vị hành chính xã, phường khá lớn.
Cần tăng cường nguồn lực cho cấp xã sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cần tăng cường nguồn lực cho cấp xã sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Dịch giả Nguyễn Việt Long cho rằng, có thể vẫn giữ một số trụ sở xã hay huyện làm cơ sở như “văn phòng đại diện” giúp giải quyết công việc cho cấp tỉnh.
Nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm và mong muốn hợp tác kinh doanh cùng Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.
Sau tinh gọn bộ máy, cần nghiên cứu nghị quyết đặc thù để Tuyên Quang bứt phá

Sau tinh gọn bộ máy, cần nghiên cứu nghị quyết đặc thù để Tuyên Quang bứt phá

Theo Chủ tịch Quốc hội, tới đây sau khi tiến hành sắp xếp ổn định, cần phải nghiên cứu nghị quyết đặc thù cho Tuyên Quang để địa phương phát triển đi lên.
Thủ tướng: Mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số

Thủ tướng: Mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, một trong những hạn chế hiện nay là mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất phát triển năng lượng tái tạo, hoàn thiện hạ tầng truyền tải, đảm bảo điện ổn định cho trung tâm dữ liệu.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, có 31/63 tỉnh, thành dù đã vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhưng chưa đảm bảo đồng bộ hoàn toàn.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, tinh gọn bộ máy hành chính, giảm đầu mối giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng phát triển bền vững.
Bộ Công an thí điểm sàn giao dịch dữ liệu quốc gia

Bộ Công an thí điểm sàn giao dịch dữ liệu quốc gia

Bộ Công an sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai một số công nghệ, sản phẩm dữ liệu cốt lõi như sàn giao dịch dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng: Không để

Thủ tướng: Không để 'rừng thủ tục' cản trở người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục rườm rà, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo thanh tra các lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí lớn

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra các lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí lớn

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các sai phạm để chống lãng phí, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản công.
Chính phủ họp phiên thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ họp phiên thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Sáng 18/3, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Đề án 06.
Thông qua dự thảo kết quả kiểm tra Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương

Thông qua dự thảo kết quả kiểm tra Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương

Chủ tịch nước yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng; kịp thời điều chỉnh kế hoạch, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nghị quyết.
Phát biểu mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về sáp nhập tỉnh

Phát biểu mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về sáp nhập tỉnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sáp nhập không vì một địa phương, cá nhân nào mà đây là chủ trương quan trọng vì sự phát triển chung của đất nước.
Mobile VerionPhiên bản di động