Quốc hội đồng ý chuyển vốn của các Chương trình MTQG chưa giải ngân hết sang năm 2024

Theo đó, nguồn vốn của 3 Chương trình mục tiêu quốc gia chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được Quốc hội đồng ý chuyển sang năm 2024.
Thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021-2025: Nguy cơ tái nghèo cao Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm trong thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia Đề nghị kéo dài thời gian giải ngân vốn 3 Chương trình mục tiêu quốc gia

Sáng 29/11, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về kết quả giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030” (gọi tắt: 3 Chương trình Mục tiêu quốc gia). Kết quả đã có 459 đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, chiếm tỷ lệ 92,91 %.

Quốc hội đồng ý chuyển vốn của các Chương trình MTQG  chưa giải ngân hết sang năm 2024
Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm (Ảnh:Quochoi.vn)

Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm Báo cáo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo nghị quyết giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các nghị quyết của quốc hội về các chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”

Chuyển nguồn vốn chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 sang năm 2024

Báo cáo về đánh giá việc thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Y Thanh Hà Niê Kđăm cho biết, mặc dù không đánh số thứ tự, nhưng nội dung của các mục này đã được trình bày đầy đủ thành các khổ riêng tại trang 2 và 3 của dự thảo Nghị quyết. Vì vậy, Ủy ban Thường Vụ Quốc hội xin được giữ như cách thể hiện trong dự thảo.

Có ý kiến đề nghị sửa cụm từ “đồng hành của Quốc hội” thành “sự giám sát của Quốc hội”, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin báo cáo như sau: Với tinh thần đổi mới, Quốc hội không chỉ thực hiện nhiệm vụ giám sát mà còn cùng Chính phủ giải quyết, tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình tổ chức thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, nhằm đạt được những mục tiêu chung của Chương trình. Việc sử dụng cụm từ “đồng hành của Quốc hội” sẽ là đầy đủ, toàn diện hơn và Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ như trong Dự thảo.

Có ý kiến đề nghị xem lại nguyên nhân khách quan do dịch bệnh COVID-19, vì dịch bệnh chỉ bị ảnh hưởng các tháng đầu năm 2022, khi giao vốn thì cơ bản đã không còn bị ảnh hưởng của dịch. Về nội dung này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được báo cáo như sau: Tình hình dịch COVID-19 diễn ra trong thời gian dài, nhất là thời điểm năm 2021 và đầu năm 2022 đã phần nào ảnh hưởng đến công tác chỉ đạo, điều hành, trong tổ chức thực hiện của các cấp, các ngành trong triển khai các Chương trình. Vì vậy, việc xác định nguyên nhân này là phù hợp.

Về nhiệm vụ, giải pháp, có ý kiến đề nghị không đưa nội dung “Cho phép số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện” vào Nghị quyết vì Chính phủ chưa có báo cáo Quốc hội về nội dung này và Nghị quyết Quốc hội về dự toán Ngân sách nhà nước năm 2024 đã cho phép kéo dài vốn năm 2023; việc cho phép kéo dài số vốn gây lãng phí lớn, tăng chi phí trả lãi và bội chi ngân sách Nhà nước.

Quốc hội đồng ý chuyển vốn của các Chương trình MTQG  chưa giải ngân hết sang năm 2024
Phiên họp toàn thể sáng 29/11 (Ảnh:Quochoi.vn)

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, Chính phủ đã có Tờ trình số 614/TTr-CP ngày 01/11/2023 trình Quốc hội xem xét việc kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) của các Chương trình mục tiêu quốc gia chưa giải ngân hết trong năm 2023 sang thực hiện trong năm 2024. Qua xem xét Tờ trình của Chính phủ, ý kiến thẩm tra của Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, từ phân tích kỹ lưỡng các nguyên nhân khách quan và chủ quan đánh giá tác động đến thu chi ngân sách nhà nước, việc cho phép kéo dài số vốn trên là cần thiết để bảo đảm nguồn lực thực hiện các chính sách hỗ trợ đối với hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số và đã có Thông báo số 3155/TB-TTKQH ngày 25/11/2023 về việc thống nhất cho phép Chính phủ trình Quốc hội xem xét, quyết nghị đối với số vốn ngân sách nhà nước năm 2022 (bao gồm cả vốn năm 2021 được chuyển nguồn sang năm 2022) chưa thực hiện giải ngân hết trong năm 2023 được kéo dài thực hiện sang năm 2024 để các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương tiếp tục triển khai thực hiện.

Để việc kéo dài thời gian thực hiện, giải ngân vốn có hiệu quả, không gây lãng phí, Dự thảo Nghị quyết đã quy định Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về tính chính xác của số liệu và việc thực hiện, giải ngân số vốn được kéo dài nêu trên bảo đảm đúng mục đích, hiệu quả, tiết kiệm; chỉ đạo các Bộ, cơ quan trung ương, địa phương thực hiện thanh toán, quyết toán vốn ngân sách nhà nước theo đúng quy định của pháp luật. Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội xin được giữ quy định này trong dự thảo Nghị quyết.

Có ý kiến đề nghị cân nhắc việc thí điểm phân cấp cho cấp huyện mà nên giao cho tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện; không nên thí điểm phân cấp cho một vài huyện mà thực hiện đồng loạt ở tất cả các huyện. Đối với Nghị quyết về một số cơ chế chính sách đặc thù, trong đó có cơ chế thí điểm phân cấp cho cấp huyện thì cần làm rõ vai trò của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Về vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội nêu rõ, Nghị quyết số 100/2023/QH15 về hoạt động chất vấn tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV được thông qua ngày 24/6/2023 đã giao Chính phủ nghiên cứu, đề xuất thực hiện thí điểm việc phân cấp cho cấp huyện chủ động quyết định, điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn, danh mục dự án đầu tư thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn, báo cáo Quốc hội khi tiến hành giám sát tối cao chuyên đề về 03 chương trình mục tiêu quốc gia tại Kỳ họp thứ 6. Việc thí điểm là để tổng kết, đánh giá, kiểm tra hiệu quả, tính khả thi hoặc tác động của thí điểm trước khi triển khai rộng rãi, do đó, Chính phủ sẽ đề xuất phương án phù hợp khi trình Quốc hội về nội dung này, trong đó có vai trò, trách nhiệm của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh.

Có ý kiến cho rằng để đảm bảo quyền lợi và sự đồng bộ, thống nhất tiêu chí xây dựng nông thôn mới nên có lộ trình xây dựng nông thôn mới cho đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi thay vì sửa đổi tiêu chí.

Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhận thấy, Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021 - 2026 được ban hành và thực hiện từ năm 2022. Tuy nhiên, qua giám sát của Quốc hội và kiến nghị của địa phương với Chính phủ, nhiều địa phương phản ánh một số chỉ tiêu, tiêu chí chưa phù hợp với thực tiễn của các vùng miền. Do đó, để bảo đảm tính khả thi khi triển khai xây dựng nông thôn mới tại các vùng, miền, Dự thảo Nghị quyết quy định giao Chính phủ rà soát, sửa đổi, bổ sung các tiêu chí, chỉ tiêu trong Bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp cho phù hợp với tình hình thực tiễn, trong đó có việc xây dựng, ban hành tiêu chí nông thôn mới phù hợp với vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi theo Kết luận số 65-KL/TW ngày 30/10/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 24-NQ/TW ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về công tác dân tộc trong tình hình mới. Đây cũng là một bước trong lộ trình xây dựng nông thôn mới cho cả nước nói chung và vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói riêng.

Kiểm toán tham gia đề xuất cơ chế thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước

Dự thảo Nghị quyết có quy định giao Kiểm toán nhà nước tham gia với Chính phủ nghiên cứu, đề xuất cơ chế đặc thù để xử lý một số kiến nghị liên quan đến thực hiện kết luận của Kiểm toán nhà nước đối với việc thu hồi kinh phí, hoàn trả ngân sách nhà nước nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người dân, các cơ quan, tổ chức trong triển khai các Chương trình mục tiêu quốc gia.

Quốc hội đồng ý chuyển vốn của các Chương trình MTQG  chưa giải ngân hết sang năm 2024
Quốc hội ấn nút thông qua Nghị quyết về các Chương trình mục tiêu quốc gia (Ảnh:Quochoi.vn)

Sau khi nghe Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Y Thanh Hà Niê Kđăm trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030”, Quốc hội tiến hành biểu quyết thông qua Nghị quyết này.

Quốc hội đồng ý chuyển vốn của các Chương trình MTQG  chưa giải ngân hết sang năm 2024
Quốc hội tán thành thông qua Nghị quyết về giám sát các chuyên đề về việc thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu Quốc gia (Ảnh: Thu Hường)

Kết quả biểu quyết điện tử cho thấy, với đa số đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, Quốc hội đã chính thức thông qua Nghị quyết về giám sát chuyên đề “việc triển khai thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội về các Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030”.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Nghị quyết số 12/NQ-CP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bao giờ hoàn thành sáp nhập các tỉnh?

Bao giờ hoàn thành sáp nhập các tỉnh?

Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà đã thông tin về thời gian hoàn thành sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã và sáp nhập các tỉnh.
Thủ tướng mong muốn Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Thủ tướng mong muốn Hungary hỗ trợ đào tạo nhân lực điện hạt nhân

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh mong muốn Hungary hỗ trợ Việt Nam đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao trong lĩnh vực vận hành nhà máy điện hạt nhân.
Kiện toàn công tác kiểm tra, giám sát tại Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Kiện toàn công tác kiểm tra, giám sát tại Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể

Chiều 19/3, tại Hà Nội, Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể Trung ương đã tổ chức Hội nghị lần thứ nhất nhiệm kỳ 2020-2025.
Việt Nam - Hungary: Tận dụng tốt hơn EVFTA, tạo thuận lợi cho nông, thủy sản

Việt Nam - Hungary: Tận dụng tốt hơn EVFTA, tạo thuận lợi cho nông, thủy sản

Lãnh đạo hai nước Việt Nam - Hungary thống nhất phối hợp chặt chẽ, tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA, tạo thuận lợi cho hàng nông, thủy sản của hai bên.
Hoa Kỳ nằm trong top 10 nước doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất

Hoa Kỳ nằm trong top 10 nước doanh nghiệp Việt Nam đầu tư lớn nhất

Nhiều doanh nghiệp lớn của Việt Nam đánh giá thị trường Hoa Kỳ là điểm đến đầu tư hấp dẫn, quan trọng và đã mở rộng hoạt động tại thị trường này.

Tin cùng chuyên mục

Trí tuệ nhân tạo: Trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội đưa ra quyết sách

Trí tuệ nhân tạo: Trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội đưa ra quyết sách

Theo Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn, trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ trở thành trợ thủ đắc lực giúp Quốc hội xem xét, đưa ra những quyết sách chính xác hơn.
Rà soát một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Rà soát một số nội dung của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Dự án Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả do Bộ Công Thương xây dựng, Thủ tướng đề nghị rà soát để phạm vi, đối tượng điều chỉnh rộng hơn.
Vĩnh Phúc: Cần nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trước khi sáp nhập

Vĩnh Phúc: Cần nỗ lực hoàn thành các nhiệm vụ trước khi sáp nhập

Sáng 19/3, tại buổi làm việc, Trưởng Ban Chính sách, chiến lược Trung ương Trần Lưu Quang yêu cầu Vĩnh Phúc nỗ lực hoàn thành nhiệm vụ trước khi sáp nhập tỉnh.
Chính phủ họp sửa Luật Năng lượng nguyên tử và một số luật quan trọng

Chính phủ họp sửa Luật Năng lượng nguyên tử và một số luật quan trọng

Chính phủ đang thảo luận sửa đổi Luật Năng lượng nguyên tử, mở đường cho phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam và một số luật quan trọng khác.
Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025

Chính phủ họp chuyên đề xây dựng pháp luật tháng 3/2025

Sáng 19/3, tại Hà Nội, Chính phủ đã họp Phiên chuyên đề về xây dựng pháp luật tháng 3/2025.
Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành năng lượng, bán dẫn, logistics tại Việt Nam

Doanh nghiệp Hoa Kỳ muốn đầu tư vào ngành năng lượng, bán dẫn, logistics tại Việt Nam

Các doanh nghiệp Hoa Kỳ bày tỏ mong muốn, sẵn sàng đầu tư, mở rộng đầu tư tại Việt Nam trong ngành năng lượng, công nghiệp bán dẫn, chuyển đổi số, logistics...
Thanh Hóa có bao nhiêu xã trước khi bỏ cấp huyện, nhập cấp xã?

Thanh Hóa có bao nhiêu xã trước khi bỏ cấp huyện, nhập cấp xã?

Trước khi tinh gọn bộ máy hành chính bỏ cấp huyện, nhập cấp xã, tỉnh Thanh Hóa có hệ thống đơn vị hành chính xã, phường khá lớn.
Cần tăng cường nguồn lực cho cấp xã sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Cần tăng cường nguồn lực cho cấp xã sau khi sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Dịch giả Nguyễn Việt Long cho rằng, có thể vẫn giữ một số trụ sở xã hay huyện làm cơ sở như “văn phòng đại diện” giúp giải quyết công việc cho cấp tỉnh.
Nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm phát triển năng lượng tái tạo tại Việt Nam

Ngày càng nhiều doanh nghiệp bang California (Hoa Kỳ) quan tâm và mong muốn hợp tác kinh doanh cùng Việt Nam, nhất là ở lĩnh vực phát triển năng lượng tái tạo.
Sau tinh gọn bộ máy, cần nghiên cứu nghị quyết đặc thù để Tuyên Quang bứt phá

Sau tinh gọn bộ máy, cần nghiên cứu nghị quyết đặc thù để Tuyên Quang bứt phá

Theo Chủ tịch Quốc hội, tới đây sau khi tiến hành sắp xếp ổn định, cần phải nghiên cứu nghị quyết đặc thù cho Tuyên Quang để địa phương phát triển đi lên.
Thủ tướng: Mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số

Thủ tướng: Mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số

Thủ tướng Phạm Minh Chính chỉ rõ, một trong những hạn chế hiện nay là mới có 30% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số vào sản xuất kinh doanh.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị giải pháp đảm bảo nguồn điện bền vững

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề xuất phát triển năng lượng tái tạo, hoàn thiện hạ tầng truyền tải, đảm bảo điện ổn định cho trung tâm dữ liệu.
Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy: 31 tỉnh chưa đồng bộ hoàn toàn dữ liệu đất đai

Bộ trưởng Đỗ Đức Duy cho biết, có 31/63 tỉnh, thành dù đã vận hành hệ thống Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai nhưng chưa đảm bảo đồng bộ hoàn toàn.
Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ thông tin mới nhất về tinh gọn bộ máy

Bộ trưởng Bộ Nội vụ nhấn mạnh, tinh gọn bộ máy hành chính, giảm đầu mối giúp nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước, tạo nền tảng phát triển bền vững.
Bộ Công an thí điểm sàn giao dịch dữ liệu quốc gia

Bộ Công an thí điểm sàn giao dịch dữ liệu quốc gia

Bộ Công an sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng, triển khai một số công nghệ, sản phẩm dữ liệu cốt lõi như sàn giao dịch dữ liệu quốc gia.
Thủ tướng: Không để

Thủ tướng: Không để 'rừng thủ tục' cản trở người dân, doanh nghiệp

Thủ tướng Phạm Minh Chính yêu cầu đẩy mạnh cải cách hành chính, cắt giảm thủ tục rườm rà, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Thủ tướng chỉ đạo thanh tra các lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí lớn

Thủ tướng chỉ đạo thanh tra các lĩnh vực gây thất thoát, lãng phí lớn

Thủ tướng Chính phủ vừa chỉ đạo tăng cường thanh tra, xử lý nghiêm các sai phạm để chống lãng phí, đảm bảo sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản công.
Chính phủ họp phiên thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Chính phủ họp phiên thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ

Sáng 18/3, tại trụ sở Chính phủ đã diễn ra Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số, Đề án 06.
Thông qua dự thảo kết quả kiểm tra Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương

Thông qua dự thảo kết quả kiểm tra Đảng ủy các cơ quan Đảng Trung ương

Chủ tịch nước yêu cầu tăng cường kiểm tra, giám sát tổ chức Đảng; kịp thời điều chỉnh kế hoạch, đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả thực hiện nghị quyết.
Phát biểu mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về sáp nhập tỉnh

Phát biểu mới nhất của Tổng Bí thư Tô Lâm về sáp nhập tỉnh

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, việc sáp nhập không vì một địa phương, cá nhân nào mà đây là chủ trương quan trọng vì sự phát triển chung của đất nước.
Mobile VerionPhiên bản di động