Quê Bác - quê chung của mọi người con đất Việt

Tháng 5, về làng Sen và làng Hoàng Trù của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại X.Kim Liên (H.Nam Đàn, Nghệ An), ta lại gặp ở đây giọng nói ríu rít của nhiều miền quê.
Tháng 5 về bên ngôi nhà sàn của Chủ tịch Hồ Chí Minh Hơn 60 năm trước, Bác dặn: Muốn tiến bộ thì phải dám nghĩ dám làm

Tháng 5, về làng Sen (quê nội) và làng Hoàng Trù (quê ngoại) của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại xã Kim Liên (huyện Nam Đàn, Nghệ An), ta lại gặp ở đây giọng nói ríu rít của nhiều miền quê với bao lứa tuổi. Nơi đây đã trở thành quê chung của mọi người con đất Việt.

Giúp Bác tiếp khách đến thăm

Mỗi năm, có hàng chục triệu lượt du khách về thăm quê Bác. Dưới bóng cây xanh mát ở làng Hoàng Trù, thuyết minh viên Lê Thị Hà say sưa giới thiệu cho đoàn du khách đến từ Thủ đô Hà Nội về nơi Bác Hồ được sinh ra và sống những ngày ấu thơ... Du khách với đủ lứa tuổi, đứng xung quanh thuyết minh viên ngày càng đông, chăm chú lắng nghe để hiểu rõ hơn về nhân cách vĩ đại và con người nhất mực mộc mạc, giản dị của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Nhiều cặp mắt thoáng chốc đã đỏ hoe, những chiếc khăn tay lặng lẽ đưa lên chấm giọt nước mắt xúc động. Thuở ấu thơ của một vĩ nhân hiện ra chân thực, sinh động qua lời thuyết minh như chạm vào sợi dây tình cảm thiêng liêng nhất trong mỗi người dân Việt Nam đối với vị cha già dân tộc.

Quê Bác - quê chung của mọi người con đất Việt
Du khách tham quan quê Bác

Tranh thủ phút nghỉ ngơi hiếm hoi, chị Hà chia sẻ: “Chúng tôi là những người thay gia đình Bác tiếp khách. Khách của gia đình Bác là các cựu chiến binh, các bà, các mẹ, các cháu nhỏ và cả những người đã từng đứng bên kia chiến tuyến... Công việc không chỉ yêu cầu trình độ, bản lĩnh chính trị vững vàng, không được phép sai sót mà quan trọng không kém là chuyển tải được trọn vẹn và chân thực nhất về thời thơ ấu của Bác, những tình cảm thiêng liêng của Người đối với quê hương và của quê hương dành cho Người".

Năm 2023 là tròn 30 năm, chị Nguyễn An Vinh - Phó Trưởng phòng Tuyên truyền giáo dục - về công tác tại Khu Di tích Kim Liên. Gắn bó với đơn vị và công việc thuyết minh đã rất nhiều năm, nhưng cho đến nay, mỗi lần gặp một đoàn khách mới, kể lại những câu chuyện dẫu cũ, chị vẫn vẹn nguyên cảm xúc của những ngày đầu. Trong hàng nghìn đoàn khách chị đã được gặp, có những câu chuyện chị mãi không thể quên… Chị Vinh kể: Khoảng hơn 20 năm trước, vào mùa đông, hôm trời mưa gió, rét căm căm, tôi được đón một đoàn khách nước ngoài, trong đó có một người khách đến từ Nhật Bản. Khi tham quan đến ngôi nhà của cụ Phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc, tôi thấy ông nghe rất kỹ và đứng lặng rất lâu, khác với nhiều khách nước ngoài khác. Đặc biệt, lúc được giới thiệu về câu chuyện chiếc phản gỗ và căn phòng nhỏ - nơi Bác Hồ, anh trai và gia đình Bác sống từ năm 1901 - 1906, tôi thấy, ông rất xúc động. Một lúc sau, ông xin tôi được ngồi lên tấm phản gỗ để “tìm lại hơi ấm của Chủ tịch Hồ Chí Minh” - chị An Vinh nhớ lại.

Không riêng gì chị Nguyễn An Vinh, tất cả các thuyết minh viên và những người làm ở Khu di tích Kim Liên đều dành cho nơi này một tình cảm đặc biệt. Họ xem đây là quê nhà thứ hai của mình, “quê chung” mà ở đó, họ may mắn được “thay mặt Bác để tiếp khách”.

“Cầu nối” lịch sử

Tại khu lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Kim Liên, đang bảo quản 290 hiện vật với 100 đơn vị hiện vật gốc, hiện vật đồng thời đồng loại. Ngoài ra, lưu trữ ở kho hiện vật 42 đầu loại với gần 4.000 đơn vị hiện vật cùng hàng trăm tài liệu hiện vật là những bức ảnh tư liệu những kỷ vật của các đoàn khách trong và ngoài nước của các địa phương đã tặng cho Khu di tích Kim Liên và các đầu tư liệu được sưu tầm.

Quê Bác - quê chung của mọi người con đất Việt
Toàn cảnh Khu di tích Kim Liên

Cùng với quần thể di tích, nơi đây đang lưu giữ nhiều hiện vật gốc rất có giá trị. Một trong những hiện vật gốc rất quý giá là chiếc rương gỗ, được xem là của hồi môn của bà Hoàng Thị Loan - thân mẫu Hồ Chủ tịch - được bố mẹ tặng lúc lấy chồng, ra ở riêng. Năm 1895, khi gia đình Chủ tịch Hồ Chí Minh vào Huế, bà Hoàng Thị Loan đã cho em gái của mình là Hoàng Thị An chiếc rương và sau đó nhiều lần đổi chủ. Khi khôi phục lại ngôi nhà, cán bộ Ty Văn hóa Nghệ An đã khá vất vả mới sưu tầm lại đúng chiếc rương về để trưng bày trong di tích. Đó là chiếc xe ôtô GAZ-69 chở Bác Hồ về thăm quê hương năm 1961. Chiếc xe vốn do Ủy ban hành chính tỉnh Nghệ An quản lý rồi chuyển Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Sở Tài chính và đến năm 1979, chuyển cho Trường Trung học Tài chính quản lý và sử dụng.

Gần 20 năm sau, nhân kỷ niệm 40 năm Bác Hồ về thăm quê lần thứ nhất, chiếc xe mới được tặng lại cho Ban quản lý Khu di tích Kim Liên để bảo quản, phục vụ nhu cầu nghiên cứu, tìm hiểu về Bác Hồ vĩ đại của du khách trong và ngoài nước. Gần đây nhất, Khu di tích đã sưu tầm được hàng chục bức thư, trong đó có những bức thư Bác Hồ gửi cho Đảng bộ tỉnh Nghệ An, bức thư gửi cho học sinh Trường THCS Kim Liên, lá thư gửi đồng bào, bộ đội và cán bộ TP. Vinh, thư Bác Hồ gửi các cụ phụ lão…

Ông Lâm Đình Hùng - Trưởng phòng Nghiệp vụ Khu di tích - cho biết: Phần lớn các hiện vật đã được số hóa và nhờ đó, góp phần làm phong phú thêm về Chủ tịch Hồ Chí Minh trong những năm sống tại quê hương cũng như hai lần Người về thăm quê. Những hiện vật được trưng bày tại đây đã trở thành cầu nối, chứa đựng nhiều giá trị lịch sử. Thông qua đó, chúng ta hiểu hơn về cuộc đời Chủ tịch Hồ Chí Minh và trân trọng hơn những giá trị nhân văn, cao đẹp mà Người để lại cho chúng ta hôm nay…

Hoàng Trinh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chủ tịch Hồ Chí Minh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Bộ Công an: Gương mẫu đi đầu, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp

Đại tướng Lương Tam Quang nhấn mạnh, Bộ Công an gương mẫu đi đầu thực hiện các chủ trương của Đảng, tiếp tục sắp xếp tinh gọn tổ chức bộ máy công an các cấp.
Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước: Quán triệt nghiêm Chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới

Chủ tịch nước Lương Cường đã chủ trì Hội nghị Quân chính toàn quân, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ quân sự, quốc phòng năm 2024.
Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội

Đại tướng Lương Tam Quang đã có bài viết "Bảo đảm an ninh trật tự, góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế, xã hội".
Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80

Sáng 26/12, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự và phát biểu chỉ đạo Hội nghị Công an toàn quốc lần thứ 80 và tổng kết 40 năm công tác Công an phục vụ sự nghiệp đổi mới của đất nước.
Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Thủ tướng: Thể chế phải đi trước, mở đường cho những đột phá phát triển

Xây dựng và hoàn thiện thể chế, pháp luật là một trong 3 đột phá chiến lược, chủ trương lớn của Đảng. Đầu tư cho thể chế là đầu tư cho sự phát triển.

Tin cùng chuyên mục

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đồng chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động trong khuôn khổ AZEC

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long và Đại sứ Nhật Bản ITO Naoki đã chủ trì Phiên họp rà soát các hoạt động của AZEC và kế hoạch triển khai Nhóm Công tác thúc đẩy AZEC
Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong phát huy sức mạnh đoàn kết dân tộc

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn khẳng định, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia mong Việt Nam tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu

Bộ Nội vụ Campuchia bày tỏ mong muốn Bộ Quốc phòng Việt Nam tiếp tục tăng cường hỗ trợ ngành cơ yếu Campuchia, qua đó góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác 2 nước.
Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Đại biểu Quốc hội: Giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu là giải pháp thiết thực

Theo đại biểu Quốc hội, việc giảm thuế bảo vệ môi trường với xăng, dầu vừa là giải pháp tình thế vừa có ý nghĩa chiến lược cho phát triển bền vững.
Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng giao Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA với Qatar và Saudi Arabia

Thủ tướng Phạm Minh Chính thông tin đã gửi thư tới lãnh đạo và giao cho Bộ Công Thương nghiên cứu, thúc đẩy đàm phán FTA/CEPA tới Saudi Arabia, Qatar
Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Phát triển khoa học - công nghệ: Đột phá quan trọng để Việt Nam giàu mạnh

Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết 57-NQ/TW của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Kéo dài thời điểm thực hiện chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp

Cho phép kéo dài thời gian thực hiện Nghị quyết số 09/2021/UBTVQH15 về chi phí quản lý bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp giai đoạn 2022-2024.
Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Đại sứ Australia khẳng định tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Đối tác Chiến lược toàn diện Việt Nam-Australia

Trao đổi với Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn, Đại sứ Australia Andrew Goledzinowski khẳng định sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ Việt Nam-Australia thời gian tới.
Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng yêu cầu ngành y tế dứt điểm việc chậm cấp đăng ký lưu hành thuốc

Phó Thủ tướng Lê Thành Long yêu cầu ngành y tế xử lý dứt điểm tình trạng hồ sơ bị chậm, đặc biệt là hồ sơ cấp đăng ký lưu hành thuốc, thiết bị y tế.
Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Các ban đảng đã hoàn thiện đề án tinh gọn bộ máy theo định hướng của Trung ương

Đối với cơ quan, ban đảng, đơn vị sự nghiệp của Đảng ở Trung ương, Ban Tổ chức Trung ương: Giảm 2 đầu mối cấp vụ (từ 14 xuống 12 đầu mối; tương đương 14,2%)…
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương

Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 đã khái quát những kết quả vượt mục tiêu mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ, hợp tác với Australia

Chiều 23/12, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinowski đến chào từ biệt nhân kết thúc nhiệm kỳ công tác.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong trong tăng trưởng 2 con số

Phó Thủ tướng nêu rõ, 2025 là năm tạo đà, tạo lực cho giai đoạn 2026 - 2030 tăng trưởng ở mức 2 con số, ngành Công Thương cần khẳng định vai trò tiên phong.
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực

Ngày 23/12, tại Hà Nội, Báo Công Thương đã tổ chức Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí khơi thông nguồn lực phát triển'.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo

PGS.TS Trần Đình Thiên: Bộ Công Thương tiên phong cải cách hành chính, tạo 'cú hích' cho nền kinh tế

Với quyết tâm cải cách, Bộ Công Thương đã chủ động cắt giảm hàng nghìn quy định, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Thứ trưởng Bộ NN&PTNT: Ngành Công Thương đóng góp rất lớn tạo bứt phá trong sản xuất, xuất khẩu nông sản

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với Bộ Công Thương triển khai các giải pháp thúc đẩy sản xuất, tiêu thụ nông sản.
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025

Chiều ngày 23/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

PGS.TS Trần Đình Thiên: Chống lãng phí phải đi đôi với cải cách thể chế, thông suốt các nguồn lực

Theo PGS.TS Trần Đình Thiên, chống lãng phí ngoài việc thông suốt nguồn lực, cần phải bảo đảm một cơ chế thông thoáng trong công tác quản lý...
Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương: Quyết tâm tái cấu trúc, đổi mới sáng tạo trong chống lãng phí để phát triển bền vững

Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương năm 2024

Trên cơ sở bình chọn của các đơn vị thuộc Bộ, các cơ quan báo chí ngành Công Thương ngày 23/12/2024 Bộ Công Thương công bố 10 sự kiện nổi bật ngành Công Thương.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động