Quảng Trị hướng đến tầm nhìn "thủ phủ" năng lượng tái tạo miền Trung

Là địa phương có nhiều tiềm năng và lợi thế, Quảng Trị phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng tái tạo của miền Trung và cả nước vào năm 2030.

"Trải thảm" cơ chế, chính sách phát triển năng lượng

Trong những năm qua, thực hiện các chủ trương, cơ chế chính sách của Nhà nước về khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, tỉnh Quảng Trị đã chủ động thu hút đầu tư về phát triển nguồn năng lượng tái tạo và đến nay đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Với lợi thế tự nhiên thuận luận, tỉnh Quảng Trị đã và đang đẩy mạnh phát triển các loại hình nguồn điện năng lượng tái tạo gồm điện gió tại khu vực phía Tây và điện mặt trời tại khu vực phía Đông của tỉnh với mục tiêu đưa tỉnh trở thành Trung tâm năng lượng của miền Trung mà Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVII nhiệm kỳ 2020-2025 đã đề ra.

Để xây dựng các cơ chế, chính sách đột phá để khuyến khích và thúc đẩy phát triển mạnh mẽ các nguồn năng lượng tái tạo, tỉnh Quảng Trị ưu tiên sử dụng năng lượng gió và mặt trời cho phát điện; khuyến khích đầu tư xây dựng các nhà máy điện sử dụng rác thải đô thị, sinh khối và chất thải rắn đi đôi với công tác bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế tuần hoàn. Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các vùng tỉnh có lợi thế; ưu tiên quỹ đất cho phát triển năng lượng tái tạo.

Kỳ 2: Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút những dự án tỷ "đô"
Thủ phủ năng lượng tái tạo mới tại Hướng Hoá-Quảng Trị

Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cho biết, điện gió và điện khí có lợi thế là ít gây ô nhiễm môi trường hơn những nguồn năng lượng khác. Tỉnh phấn đấu phát triển các dự án điện trên địa bàn đến năm 2025 đạt khoảng 6.500 MW, đến năm 2030 khoảng 8.000 MW và sau năm 2030 hơn 10.000 MW nhằm góp phần tích cực tăng thu ngân sách địa phương, phục vụ phát triển kinh tế, xã hội. Ðây là cơ sở để Quảng Trị hướng đến trung tâm năng lượng tái tạo của miền trung và cả nước.

Các dự án năng lượng tỷ "đô" được hình thành

Để quy hoạch Quảng Trị trở thành Trung tâm năng lượng tái tạo của miền Trung và cả nước, mở ra hướng phát triển mới của tỉnh, nhiều dự án đã được tỉnh xin quy hoạch trong thời gian tới, đặc biệt là các dự án năng lượng tái tạo lớn, mang tầm quy mô- Quảng Trị lợi thế có đường biển dài hơn 75 km với tốc độ gió trung bình hàng năm lớn hơn 6m/s ở độ cao 65m, vì vậy tỉnh đẩy mạnh phát triển các nguồn năng lượng tái tạo điện gió ngoài khơi.

Các dự án năng lượng đã được UBND tỉnh Quảng Trị trình Bộ Công Thương và Thủ tướng Chính phủ xem xét, phê duyệt bổ sung quy hoạch (từ 2018 đến nay) có 54 dự án điện gió với tổng công suất khoảng 2.883,7 MW. Điện mặt trời mặt đất, có 14 dự án với tổng công suất 1.293,02 MWp. Gần đây nhất ngày 24/3/2022, Sở Công Thương trên cơ sở phối hợp với các Sở, ngành liên quan và Nhà đầu tư đã báo cáo UBND tỉnh và đề nghị UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương hồ sơ đề nghị bổ sung Quy hoạch nhà máy điện gió ngoài khơi thuộc địa phận Biển Đông Quảng Trị với công suất 1.000 MW.

Tại khu kinh tế Ðông Nam, Quảng Trị cùng Tập đoàn T&T Group và các nhà đầu tư đến từ Hàn Quốc gồm: Công ty cổ phần năng lượng Hanwha, Tổng công ty Ðiện lực Nam Hàn Quốc, Tổng công ty Khí Hàn Quốc đã khởi công hợp phần kỹ thuật Dự án Trung tâm điện khí LNG Hải Lăng giai đoạn 1 công suất 1.500 MW với tổng số vốn đầu tư hơn 54 nghìn tỷ đồng, phấn đấu quý I/2023 khởi công xây dựng nhà máy, phát điện vào năm 2026 và 2027. Dự án này là chuỗi công trình liên kết chặt chẽ đồng bộ với nhau, dự án nhằm đầu tư xây dựng nhà máy điện khí độc lập tại hai xã Hải An và Hải Ba trên tổng diện tích hơn 140 ha, sử dụng khí LNG và mỏ khí tự nhiên ngoài khơi để hoạt động.

Cũng trong tháng 3/2022, Công ty CP Đầu tư xây dựng hạ tầng và giao thông (Intracom) đã đề xuất đầu tư và xin bổ sung dự án nhà máy điện gió ngoài khơi Intracom - Quảng Trị vào Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030 (Quy hoạch điện VIII). Theo đề xuất, dự án có tổng mức đầu tư khoảng 72.000 tỷ đồng (tương đương 3,1 tỷ USD); có vị trí cách bờ biển Mỹ Thủy, huyện Hải Lăng khoảng 8km; quy mô công suất 1.000MW, diện tích nghiên cứu 22.000ha, diện tích chiếm mặt biển có thời hạn (bố trí trụ tuabin) 350ha.

Quảng Trị hướng đến tầm nhìn
Dự án điện gió tại Hướng Hoá- Quảng Trị

Ông Hà Sỹ Đồng- Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Quảng Trị chia sẻ, tỉnh sẽ trở thành một trung tâm năng lượng của miền Trung, do đây là điểm tiếp nhận khí thiên nhiên từ mỏ Báo Vàng cách đất liền 100km và trong tương lai không xa là mỏ khí Kèn Bầu, có trữ lượng lớn nhất từ trước đến nay mới được phát hiện cách đất liền Quảng Trị 80km. Với gió Tây Nam thổi mạnh từ tháng 3 đến tháng 9 hàng năm, là điều kiện lý tưởng cho các nhà đầu tư vào lĩnh vực sản xuất điện từ năng lượng gió.

"Đến năm 2025, tỉnh Quảng Trị đặt mục tiêu đạt khoảng 5.000MW điện từ các nhà máy nhiệt điện, điện khí, điện gió, điện mặt trời, điện sinh khối và thủy điện, góp phần tạo động lực mới cho phát triển kinh tế", ông Đồng nhấn mạnh.

Kỳ 2: Cải thiện môi trường đầu tư để thu hút những dự án tỷ "đô"
Dự án điện mặt trời tại tỉnh Quảng Trị

Được biết, trước đề xuất của Intracom, UBND tỉnh Quảng Trị đã yêu các sở ngành liên quan hỗ trợ nhà đầu tư lập quy hoạch dự án trên cơ sở tuân thủ các quy định pháp luật và giao Sở Công Thương chủ trì hướng dẫn nhà đầu tư hoàn thiện hồ sơ đảm bảo đầy đủ các điều kiện để UBND tỉnh trình Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đưa dự án vào Quy hoạch điện VIII kịp thời.

Hiện tại Quảng Trị cũng đang phối hợp Bộ Công Thương, EVN, nhà đầu tư hoàn thiện các nội dung về vị trí, quy mô kho cảng LNG, xây dựng cảng nhập khẩu LNG đáp ứng quy mô nhà máy; kho chứa; hệ thống truyền tải điện để đấu nối vào hệ thống điện quốc gia…

Cải thiện môi trường thu hút nhà đầu tư

Theo UBND tỉnh Quảng Trị, để đạt được mục tiêu trên, cần có các giải pháp mạnh mẽ hơn. Vì vậy, thời gian qua, tỉnh Quảng Trị đã tiếp tục kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành trung ương sớm cập nhật bổ sung các dự án đã được phê duyệt vào quy hoạch điện lực quốc gia làm cơ sở để tỉnh triển khai, kêu gọi đầu tư trong thời gian tới. Đồng thời, rà soát từng dự án năng lượng cụ thể đặt trong tổng thể chung để đánh giá thực tiễn khả năng giải tỏa công suất hiện nay, từ đó đề ra các giải pháp kỹ thuật cho từng khu vực.

Bên cạnh đó, tỉnh Quảng Trị quyết tâm cải thiện môi trường đầu tư trên cơ sở đúng pháp luật, tạo sự thân thiện, an toàn, hiệu quả cho các nhà đầu tư khi đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại địa phương; định hướng lựa chọn nhà đầu tư lớn, tầm cỡ trên cơ sở sử dụng ít tài nguyên, sử dụng công nghệ tiên tiến, tạo ra nhiều việc làm, các sản phẩm có giá trị gia tăng cao.

Quảng Trị hướng đến tầm nhìn
Hội thảo phát triển các dự án năng lượng tái tạo giữa tỉnh Quảng Trị và các doanh nghiệp đến từ Israel

Mặc dù có những tín hiệu lạc quan khi Quảng Trị liên tục nhận được sự quan tâm của các nhà đầu tư trong lĩnh vực năng lượng tái tạo, tuy vậy, vẫn có những trở ngại đáng kể trong việc thu hút đầu tư năng lượng tái tạo ở địa phương hiện nay.

Theo đó nguyên nhân chủ yếu được đưa ra nằm trong vấn đề truyền tải, theo đó tiến độ bổ sung quy hoạch các dự án điện gió của tỉnh chậm do hệ thống truyền tải điện chưa đáp ứng được nhu cầu giải toả công suất. Ngoài ra các dự án nguồn điện phía Tây (điện gió-PV) của tỉnh triển khai còn chậm, do lo ngại tính đồng bộ của nguồn phát với các dự án truyền tải; các dự án truyền tải cũng gặp khó khăn trong triển khai do các thủ tục liên quan quy hoạch, công tác giải phóng mặt bằng, đầu tư xây dựng.... Đáng chú ý, theo tỉnh Quảng Trị, các dự án truyền tải hiện do EVN đầu tư chưa có quy định cụ thể để khuyến khích được tư nhân đầu tư truyền tải điện.

Để định hướng phát triển một nền năng lượng tái tạo xanh, ông Lê Tiến Dũng- Giám đốc Sở Công Thương Quảng Trị cho hay, tỉnh Quảng Trị rất quan tâm đến hợp tác các lĩnh vực phát triển năng lượng xanh như: Đầu tư ứng dụng công nghệ mới, công nghệ sạch, công nghệ xanh để giảm tiêu thụ năng lượng và nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng. Công nghệ tích trữ năng lượng, các động cơ điện dùng công nghệ mới, sao cho hiệu suất động cơ điện cao hơn, nguồn tích trữ năng lượng tốt hơn.

“Thời gian tới, Quảng Trị cũng sẽ phối hợp với Israel hợp tác nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ mới để sản xuất hydro bằng nước biển; sử dụng công nghệ sinh học và điện phân nước để chuyển hóa sinh khối thành methane sinh học; nghiên cứu, hợp tác sản xuất các thiết bị phục vụ cho ngành năng lượng tái tạo…”- ông Dũng cho biết.

Ông Lê Đức Tiến, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị cho biết: "Quảng Trị là địa phương có dư địa năng lượng tái tạo lớn nên số lượng dự án trình lên để bổ sung vào quy hoạch cũng khá nhiều. Tuy vậy, Trung ương có đồng ý hay không thì còn phải chờ đợi".
Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Năng lượng tái tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Growatt giới thiệu SPH 10000TL-HU -Biến tần hybrid tiên tiến cho thị trường Việt Nam

Growatt giới thiệu SPH 10000TL-HU -Biến tần hybrid tiên tiến cho thị trường Việt Nam

Biến tần hybrid SPH 10000TL-HU có tính năng tối ưu hóa sản lượng phát điện, nâng cao độ an toàn, thích hợp với nhiều hệ thống năng lượng mặt trời mái nhà.
Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?

Việt Nam phát triển hydrogen xanh theo hướng nào?

Ngày 22/11 tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với GIZ tổ chức hội thảo "Góc nhìn về ngành công nghiệp PtX và định hướng phát triển hydrogen tại Việt Nam".
Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió

Quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió

Bộ Công Thương mới đây đã ban hành Thông tư 19/2023/TT-BCT quy định phương pháp xây dựng khung giá phát điện áp dụng cho nhà máy điện mặt trời, điện gió.
Đức chi 8 tỷ USD giải cứu công ty năng lượng xanh

Đức chi 8 tỷ USD giải cứu công ty năng lượng xanh

Chính phủ Đức dự kiến chi 7,5 tỷ euro, tương đương 8 tỷ USD, tiền thuế của dân để giải cứu nhà sản xuất turbine gió đang gặp khó khăn...
Khai mạc Hội thảo Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023

Khai mạc Hội thảo Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023

Ngày 13/11, tại Hà Nội, đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc tế về "Môi trường và Kỹ thuật điện - Châu Á 2023"

Tin cùng chuyên mục

Hướng tới phát thải ròng bằng “0” - Mục tiêu không thể trì hoãn

Hướng tới phát thải ròng bằng “0” - Mục tiêu không thể trì hoãn

Để đạt được các mục tiêu khí hậu, chúng ta cần lượng khí thải carbon đạt đỉnh vào năm 2025 và giảm một nửa vào cuối thập kỷ này. Việt Nam cũng không ngoại lệ.
Gần 761,7 triệu kWh từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phát lên lưới

Gần 761,7 triệu kWh từ các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp được phát lên lưới

Thông tin từ Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 3/11/2023 các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã phát lên lưới gần 761,7 triệu kWh.
Khuyến khích điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở để tự sử dụng

Khuyến khích điện mặt trời mái nhà lắp đặt tại nhà ở, cơ quan công sở để tự sử dụng

Bộ Công Thương vừa đưa ra dự thảo về nghị định phát triển điện mặt trời mái nhà lắp tại nhà ở, cơ quan công sở tại Việt Nam.
Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh

Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh

Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho rằng, Việt Nam không thể đi một mình trong hành trình hướng đến nền kinh tế xanh, đạt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào 2050.
Growatt giới thiệu các giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha

Growatt giới thiệu các giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha

Với mong muốn giúp hệ thống điện an toàn, hiệu quả, Công ty Growatt đã giới thiệu giải pháp chống phát ngược lên lưới cho các hệ thống điện mặt trời 3 pha.
Thúc đẩy hợp tác Đan Mạch và Việt Nam trong phát triển điện gió

Thúc đẩy hợp tác Đan Mạch và Việt Nam trong phát triển điện gió

Đây là nội dung đáng chú ý được Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao đổi với ông Nicolai Prytz, Đại sứ Đan Mạch tại Việt Nam, tại cuộc tiếp sáng 2/11.
Thu hút đầu tư điện tái tạo cho miền Bắc, Đại biểu Quốc hội đề nghị cho áp dụng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg

Thu hút đầu tư điện tái tạo cho miền Bắc, Đại biểu Quốc hội đề nghị cho áp dụng Quyết định 13/2020/QĐ-TTg

Đại biểu Quốc hội đề nghị Thủ tướng Chính phủ cho khu vực miền Bắc áp dụng Quyết định 13/2020 để thu hút đầu tư tái tạo cho miền Bắc để EVN không phải bù lỗ.
Phát triển ngành công nghiệp hydro xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Phát triển ngành công nghiệp hydro xanh: Cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam

Thế giới đang chuyển dịch năng lượng sang hướng xanh - sạch, với tiềm năng lớn ngành công nghiệp hydro xanh được dự báo sẽ phát triển mạnh trong tương lai.
Hydrogen xanh mở đường cho tương lai xanh

Hydrogen xanh mở đường cho tương lai xanh

Chiều 28/10, tại NIC Hòa Lạc, đã diễn ra Diễn đàn cấp cao "Chuyển dịch năng lượng và phát triển ngành năng lượng hydrogen xanh tại Việt Nam".
Công nghệ nano biến điện Mặt trời thành nguồn năng lượng rẻ nhất

Công nghệ nano biến điện Mặt trời thành nguồn năng lượng rẻ nhất

Nano-antenna là công nghệ mới với các nền tảng từ thế kỷ trước mở ra hy vọng vào một nền công nghiệp năng lượng vừa rẻ, vừa không gây ô nhiễm môi trường.
Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát gần 730 triệu kWh điện lên lưới

Các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát gần 730 triệu kWh điện lên lưới

Theo EVN, lũy kế đến ngày 27/10/2023, 21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành thủ tục COD tính từ thời điểm COD gần 730 triệu kWh.
Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án

Kế hoạch huy động nguồn lực JETP: Tập trung vào 8 nhóm dự án

Ngày 27/10, tại Hà Nội, Bộ TN-MT cùng Nhóm các đối tác quốc tế (IPG) đã tổ chức hội thảo tham vấn hoàn thiện dự thảo Kế hoạch huy động nguồn lực JETP.
Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Diễn đàn cấp cao: Chuyển dịch năng lượng và phát triển Hydrogen xanh tại Việt Nam

Ngày 28/10 tới đây tại NIC cơ sở Hòa Lạc, sẽ diễn ra Diễn đàn cấp cao “Chuyển dịch năng lượng xanh và phát triển ngành năng lượng Hydrogen xanh tại Việt Nam”.
Singapore mua 1,2 GW "điện sạch" của Việt Nam

Singapore mua 1,2 GW "điện sạch" của Việt Nam

Cơ quan Thị trường Năng lượng của Singapore (EMA) mới đây đã cấp phép có điều kiện để nhập khẩu 1,2 gigawatt (GW) điện từ Việt Nam.
21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát điện 709,5 triệu kWh

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp phát điện 709,5 triệu kWh

Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, tính đến ngày 19/10, các dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã phát lên lưới 709,5 triệu kWh.
Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm

Thêm 1 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đề nghị giá tạm
Cà Mau đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng tái tạo

Cà Mau đề xuất giải pháp thúc đẩy đầu tư phát triển năng lượng tái tạo

Sở Công Thương Cà Mau cho rằng, cần thêm có cơ chế sản xuất điện không nối lưới để kích thích các hình thức đầu tư vào năng lượng tái tạo.
21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành COD, phát điện thương mại

21 dự án năng lượng tái tạo chuyển tiếp đã hoàn thành COD, phát điện thương mại

Tính đến ngày 6/10, có 21 nhà máy/phần nhà máy năng lượng tái tạo chuyển tiếp với tổng công suất 1.201,42MW đã hoàn thành thủ tục COD, phát điện thương mại
Tập đoàn PC1 công bố quyết định thành lập PC1 Australia

Tập đoàn PC1 công bố quyết định thành lập PC1 Australia

Tập đoàn PC1 cho biết, PC1 Australia được thành lập để tăng cường hợp tác quốc tế, chuyển đổi số và phát triển kinh doanh bền vững.
Cần tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống trạm sạc xe điện

Cần tận dụng tối đa nguồn năng lượng tái tạo cho hệ thống trạm sạc xe điện

Cần thiết có giải pháp tận dụng tối đa nguồn tài nguyên năng lượng tái tạo để phục vụ cho việc sạc xe điện.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động