Quảng Ninh: Nhiều cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV năm 2024, nhiều cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Quảng Ninh: Sẵn sàng cho Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số cấp tỉnh lần thứ IV, năm 2024 Xây dựng Quảng Ninh thành trung tâm nhân lực hàng đầu phía Bắc Quảng Ninh phát triển du lịch cộng đồng từ bản sắc văn hóa độc đáo

Sáng 9/11, tại TP. Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ IV năm 2024. Tham dự đại hội có ông Y Thông - Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đại diện lãnh đạo các vụ thuộc Ủy ban Dân tộc; lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh và 250 đại biểu đại diện cho hơn 162.000 đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Quảng Ninh: Nhiều cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Quang cảnh đại hội. Ảnh: Thu Anh

Phát biểu tại đại hội, ông Nghiêm Xuân Cường - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ninh, Trưởng Ban Chỉ đạo Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh - cho biết: Tỉnh Quảng Ninh hiện có 43 dân tộc cùng sinh sống, gồm dân tộc Kinh và 42 thành phần dân tộc thiểu số với 162.531 người, chiếm 12,31% dân số toàn tỉnh cư trú rải rác trên 85% diện tích của tỉnh, tập trung chủ yếu ở các huyện miền núi như Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên… Tỉnh đã ban hành, triển khai thực hiện nhiều chính sách riêng để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo; bảo đảm an sinh xã hội, giảm nghèo bền vững, thu hẹp nhanh khoảng cách giàu nghèo, chênh lệch vùng, miền; cải thiện rõ rệt và nâng cao chất lượng đời sống của nhân dân.

Quảng Ninh: Nhiều cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Dân tộc; đại diện lãnh đạo các vụ thuộc Ủy ban Dân tộc - Y Thông tặng hoa chúc mừng đại hội. Ảnh: Thu Anh
Quảng Ninh: Nhiều cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Tiết mục văn nghệ do các diễn viên, nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh biểu diễn tại đại hội. Ảnh: Thu Anh

Với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới, sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”, đại hội có nhiệm vụ tổng kết, đánh giá việc thực hiện Quyết tâm thư của Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh lần thứ III, năm 2019; đánh giá những thành tựu, kết quả đã đạt được trong thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước đối với vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2019-2024, đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm, đề ra nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục thực hiện có hiệu quả các chính sách dân tộc và phong trào thi đua yêu nước trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2025-2030. Qua đó, tạo động lực để đồng bào các dân tộc thiểu số tiếp tục vươn lên xây dựng đời sống ấm no, hạnh phúc.

Quảng Ninh: Nhiều cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Các đại biểu tham quan các gian hàng tại đại hội. Ảnh: Thu Anh

Đại hội là dịp tôn vinh, biểu dương các tập thể, cá nhân tiêu biểu, có thành tích xuất sắc trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn các giá trị văn hóa dân tộc, bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo và xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc; là diễn đàn giao lưu, học tập, trao đổi kinh nghiệm giữa các dân tộc, đồng thời là đợt sinh hoạt chính trị, xã hội sâu rộng để nâng cao nhận thức, củng cố niềm tin và sự đồng thuận của nhân dân và đồng bào các dân tộc thiểu số đối với sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước.

Hiện, tỉnh Quảng Ninh có 64/64 xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi trong tỉnh đạt chuẩn nông thôn mới; trong đó, có 29 xã nông thôn mới nâng cao, 11 xã nông thôn mới kiểu mẫu. Toàn tỉnh không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn theo tiêu chí của trung ương; thu nhập bình quân đầu người khu vực này đạt 73,3 triệu đồng/năm (tăng 29,6 triệu đồng so với năm 2020).

Quảng Ninh: Nhiều cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đại diện lãnh đạo Trung ương, tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng các đoàn đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thu Anh

Với quan điểm xuyên suốt luôn coi trọng công tác dân tộc và quan tâm chăm lo cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, tỉnh luôn dành nhiều nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội. Đặc biệt, thực hiện Nghị quyết 06-NQ/TU (ngày 17/5/2021) của Tỉnh ủy “Về phát triển bền vững kinh tế - xã hội gắn với bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh ở các xã, thôn, bản vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, cùng các chương trình mục tiêu quốc gia khác, tỉnh đã bố trí hơn 118.100 tỷ đồng để đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số. Giai đoạn 2019-2024, tỉnh triển khai 842 dự án, công trình hạ tầng thiết yếu đầu tư vùng dân tộc thiểu số và miền núi, tạo sức bật quan trọng phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao chất lượng đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo.

Quảng Ninh: Nhiều cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đại diện lãnh đạo Trung ương, tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng các đoàn đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thu Anh

Đại hội thông qua Quyết tâm thư thực hiện trong giai đoạn 2024-2029, tỉnh Quảng Ninh tiếp tục thực hiện đồng bộ các chính sách dân tộc để phát triển kinh tế, bảo đảm an sinh xã hội, từng bước thu hẹp khoảng cách về mức sống với các vùng phát triển. Đồng thời củng cố, phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc; tổ chức tốt các phong trào thi đua yêu nước, khơi dậy và phát huy mạnh mẽ truyền thống văn hóa, tinh thần chủ động, sáng tạo, vươn lên của cán bộ, đảng viên và nhân dân vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo trên địa bàn tỉnh, góp phần xây dựng tỉnh ngày càng giàu đẹp, văn minh, hiện đại.

Quảng Ninh: Nhiều cơ chế, chính sách, nguồn lực đầu tư cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đại diện lãnh đạo Trung ương, tỉnh Quảng Ninh chụp ảnh lưu niệm cùng các đoàn đại biểu đồng bào dân tộc thiểu số huyện Hải Hà, tỉnh Quảng Ninh. Ảnh: Thu Anh

Đại hội cũng quyết tâm hoàn thành 11 chỉ tiêu cụ thể đến năm 2029, trong đó phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của người dân vùng dân tộc thiểu số và miền núi đạt trên 150 triệu đồng/người/năm và lũy kế đến năm 2029 đạt tương đương khoảng 7.000 USD/người/năm; cơ bản không còn hộ nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều của tỉnh; duy trì mỗi xã có ít nhất 1 mô hình phát triển sản xuất tập trung hoặc mô hình liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp; 100% cơ sở giáo dục bảo đảm các điều kiện về cơ sở vật chất, thiết bị, đội ngũ giáo viên thực hiện chương trình giáo dục mới; duy trì 100% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3 và có ít nhất 85% đơn vị cấp xã đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học cơ sở mức độ 3; 100% hộ gia đình vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới, hải đảo được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (trong đó, tỷ lệ hộ gia đình được sử dụng nước sạch đáp ứng Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT đạt trên 80%); trên 95% số rác thải sinh hoạt được thu gom, xử lý theo đúng quy định; nâng tỷ lệ che phủ rừng lên trên 50%, mở rộng diện tích rừng tự nhiên và rừng đầu nguồn; phấn đấu trên 90% người dân ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, 100% các xã được hưởng thụ và tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao….

Nhân dịp này, nhiều tập thể, cá nhân được Trung ương, tỉnh Quảng Ninh biểu dương, khen thưởng có thành tích xuất sắc trong thực hiện công tác dân tộc, chính sách dân tộc, trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2019-2024.

Thu Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

Sở Công Thương Bà Rịa - Vũng Tàu được giao cấp phép hoạt động điện lực

UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa ủy quyền cho Sở Công Thương tỉnh này thực hiện việc cấp giấy phép hoạt động điện lực trên địa bàn tỉnh.
Tiến độ sáp nhập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh

Tiến độ sáp nhập tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh

Hiện Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Giang và Bắc Ninh đã thống nhất thành lập các tổ công tác để phục vụ triển khai việc sáp nhập hai tỉnh.
Đà Nẵng chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Đà Nẵng chuẩn bị nhà công vụ cho cán bộ sau sáp nhập tỉnh

Thành phố Đà Nẵng đã tổng rà soát nhà ở xã hội, sẵn sàng bố trí cho cán bộ, công chức tỉnh Quảng Nam ra làm việc sau sáp nhập tỉnh (nếu có).
Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Bình Dương: Xem xét nhiều nội dung về đầu tư công, quy hoạch, công nghiệp

Tại Kỳ họp lần thứ 22, HĐND Bình Dương tập trung thảo luận, xem xét, thông qua các nghị quyết về đầu tư công, quy hoạch, cơ chế phát triển kinh tế - xã hội.
Sáp nhập tỉnh, Đà Nẵng có tiếp tục dự án lấn biển?

Sáp nhập tỉnh, Đà Nẵng có tiếp tục dự án lấn biển?

Thành phố Đà Nẵng vẫn đang nghiên cứu, khảo sát đánh giá về dự án lấn biển để tạo ra động lực mới, không gian phát triển kinh tế mới cho thành phố.

Tin cùng chuyên mục

Thông tin mới nhất về sáp nhập Đà Nẵng, Quảng Nam

Thông tin mới nhất về sáp nhập Đà Nẵng, Quảng Nam

Thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam đã thành lập Ban Chỉ đạo để chuẩn bị cho việc sáp nhập tỉnh giữa 2 địa phương.
Hải Phòng: Xử phạt hơn 40,8 tỷ đồng vi phạm giao thông

Hải Phòng: Xử phạt hơn 40,8 tỷ đồng vi phạm giao thông

Trong quý I, các lực lượng chức năng Hải Phòng kiểm tra, xử lý 19.554 trường hợp vi phạm, có 6.240 xe ô tô; 10.940 xe mô tô...; phạt tiền trên 40,8 tỷ đồng.
Cần Thơ đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Công Thương

Cần Thơ đẩy mạnh chuyển đổi số ngành Công Thương

UBND TP. Cần Thơ yêu cầu các sở, ngành, quận, huyện đẩy mạnh phong trào thi đua chuyển đổi số, hoàn thành các mục tiêu theo kế hoạch đến năm 2025.
Dấu ấn kinh tế Trà Vinh, Vĩnh Long thời sáp nhập tỉnh

Dấu ấn kinh tế Trà Vinh, Vĩnh Long thời sáp nhập tỉnh

Tốc độ tăng trưởng công nghiệp 66%, giá trị xuất khẩu đạt 4,2 triệu USD... là những dấu ấn kinh tế nổi bật của tỉnh Trà Vinh và Vĩnh Long thời còn sáp nhập.
Nghệ An: Thiệt hại nặng nề sau trận lốc xoáy kèm mưa đá

Nghệ An: Thiệt hại nặng nề sau trận lốc xoáy kèm mưa đá

Trước thiệt hại do trận lốc xoáy kèm mưa đá, xã Tam Hợp và Tam Quang (tỉnh Nghệ An) đã có báo cáo và đề xuất huyện hỗ trợ kinh phí khắc phục hậu quả.
Thái Nguyên trong cuộc đua dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn

Thái Nguyên trong cuộc đua dữ liệu số, công nghiệp bán dẫn

Trong bức tranh toàn cầu hóa dữ liệu và AI, Thái Nguyên đang chuyển mình từ thủ phủ công nghiệp truyền thống thành trung tâm số hóa và bán dẫn mới của miền Bắc.
Quảng Ninh: Tăng trưởng kinh tế cao thứ 7 cả nước

Quảng Ninh: Tăng trưởng kinh tế cao thứ 7 cả nước

Quý 1/2025, tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đạt 10,91%, tăng 0,4% so với kế hoạch đề ra, đứng thứ 3 vùng Đồng bằng sông Hồng, đứng thứ 7 cả nước.
Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước sáp nhập tỉnh?

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước sáp nhập tỉnh?

Trước sáp nhập tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu được biết đến là 2 địa phương có thế mạnh đặc biệt về nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu, nhất là tôm.
Thông tin mới nhất về vụ nổ lò hơi ở Thái Nguyên

Thông tin mới nhất về vụ nổ lò hơi ở Thái Nguyên

Nổ lò hơi tại Công ty TNHH Hương Đông (Thái Nguyên) khiến 4 công nhân bị bỏng, lãnh đạo tỉnh chỉ đạo khẩn trương điều tra và hỗ trợ nạn nhân.
PC Thanh Hóa huy động tối đa nguồn lực bảo đảm cung ứng điện, nâng cao chất lượng dịch vụ

PC Thanh Hóa huy động tối đa nguồn lực bảo đảm cung ứng điện, nâng cao chất lượng dịch vụ

PC Thanh Hóa vừa tổ chức Hội nghị Cung ứng điện và Dịch vụ điện lực năm 2025 để thông tin đến các đối tác, khách hàng về tình hình cung ứng điện năm 2025.
Gấp rút chuẩn bị cho 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Gấp rút chuẩn bị cho 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Tại TP. Hồ Chí Minh, công tác chuẩn bị cho đại Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước đang được gấp rút hoàn thành.
Nghệ An: AI giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Nghệ An: AI giúp doanh nghiệp phát triển sản xuất, kinh doanh

Sở Công Thương Nghệ An vừa phối hợp với VCCI tổ chức Hội nghị tập huấn về ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phát triển sản xuất, kinh doanh.
Thủy điện Hồi Xuân: Hoang lạnh trên dòng sông Mã

Thủy điện Hồi Xuân: Hoang lạnh trên dòng sông Mã

Được khởi công từ tháng 3/2010, thế nhưng Thủy điện Hồi Xuân không thể hoàn thành, đã “đắp chiếu” nhiều năm. Đây là một bài học lớn từ những dự án chậm tiến độ.
Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 11/4 đến 13/4/2025

Lịch cúp điện Tiền Giang từ ngày 11/4 đến 13/4/2025

Công ty Điện lực Tiền Giang vừa thông tin về lịch cúp điện (cắt điện) trên địa bàn tỉnh từ ngày 11/4 đến 13/4/2025.
Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định

Ngày 9/4/2025, Ban Tổ chức tỉnh uỷ Nam Định đã công bố quyết định sáp nhập 2 cơ quan báo chí địa phương và bổ nhiệm Tổng Biên tập Báo Nam Định mới.
Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Khánh thành nhà máy sản xuất đồ chơi lego tỷ USD tại Bình Dương

Nhà máy Lego Việt Nam (Lego Manufacturing Vietnam) vốn đầu tư gần 1,4 tỷ USD đã được khánh thành tại Khu công nghiệp VSIP III, tỉnh Bình Dương.
TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

TP. Hồ Chí Minh giữ nguyên chỉ tiêu tăng trưởng, tháo gỡ khó khăn thuế quan

Nhằm ứng phó thuế đối ứng của Mỹ, TP. Hồ Chí Minh xây dựng các kịch bản điều hành kinh tế, linh hoạt với mục tiêu hỗ trợ doanh nghiệp, giữ vững đà tăng trưởng.
Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Đề xuất dừng chặt cây, lấy đất làm Nhà máy rác Côn Đảo

Cơ quan chức năng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đề xuất chưa thực hiện việc khai thác tận dụng lâm sản để giải phóng mặt bằng thuộc dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo.
Hậu Giang cam kết khởi công Khu công nghệ số trước 30/6

Hậu Giang cam kết khởi công Khu công nghệ số trước 30/6

Theo kế hoạch, dự án xây dựng Khu công nghệ số tỉnh Hậu Giang giai đoạn 2 sẽ được khởi công trước ngày 30/6/2025, với tổng vốn đầu tư dự kiến là 400 tỷ đồng.
Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Vĩnh Phúc: Tập đoàn Thép Việt Đức có Phó Chủ tịch 9X

Tập đoàn Thép Việt Đức tại Vĩnh Phúc bổ nhiệm Phó Chủ tịch HĐQT thế hệ 9X, mở ra làn sóng lãnh đạo trẻ với tư duy hiện đại và tầm nhìn quốc tế.
Mobile VerionPhiên bản di động