Quảng Ninh: Người dân mong đợi thủ tục hành chính tiếp tục được cải thiện

Năm 2021, tỉnh Quảng Ninh vẫn nằm trong Top các tỉnh có Chỉ số cải cách hành chính cao.
20 ngàn lượt doanh nghiệp tham gia khảo sát về thủ tục hành chính Cần những “con đường cao tốc” trong tư duy chính sách và thủ tục hành chính

Sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo

Ngày 20/7, tỉnh Quảng Ninh đã tổ chức Hội nghị phân tích chuyên sâu chỉ số cải cách hành chính, chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính tỉnh Quảng Ninh năm 2021; giải pháp nâng cao hiệu quả công tác cải cách hành chính năm 2022 và những năm tiếp theo.

Theo báo cáo tại hội nghị, năm 2021 tổng điểm của Chỉ số cải cách hành chính của tỉnh Quảng Ninh đạt được là 91,14/100 điểm, tăng 0,1 điểm so với năm 2020 và thấp hơn địa phương xếp thứ nhất là TP. Hải Phòng 0,66 điểm.

Người dân mong đợi thủ tục hành chính tiếp tục được Quảng Ninh cải thiện
Tỉnh Quảng Ninh đẩy mạnh công tác cải cách hành chính với phương châm “lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo hiệu quả hoạt động của các cấp chính quyền”

Theo đó, các sở, ngành, địa phương đã tiếp tục nâng cao chất lượng công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật; kịp thời tham mưu cấp có thẩm quyền ban hành văn bản, đảm bảo tính hợp hiến, hợp pháp, tính thống nhất, đồng bộ, khả thi. Chấm dứt tình trạng ban hành văn bản trái pháp luật, hạn chế quyền lợi của cá nhân, tổ chức, người dân, doanh nghiệp, đặc biệt là hạn chế việc thực hiện thủ tục hành chính.

Đồng thời, thường xuyên rà soát, kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, thay thế, bãi bỏ những nội dung quy định pháp luật mâu thuẫn, chồng chéo, gây vướng mắc, ách tắc, cản trở hoạt động đầu tư, kinh doanh và đời sống kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh;

Đáng chú ý, hết năm 2021 toàn tỉnh Quảng Ninh đã giảm 227 đầu mối tổ chức hành chính, đơn vị sự nghiệp so với năm 2015 (đạt tỷ lệ 18%), trong đó có 140 cơ quan, tổ chức hành chính, 87 đơn vị sự nghiệp và chỉ tính riêng đơn vị sự nghiệp thì đến hết năm 2020 tỉnh Quảng Ninh đã hoàn thành mục tiêu giảm 10% so với năm 2015 (sớm hơn 01 năm so với quy định của Trung ương).

Trong các tiêu chí đo lường sự hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của tỉnh Quảng Ninh thì tiêu chí đánh giá về thủ tục hành chính là tiêu chí có tỷ lệ hài lòng đạt 94,78%. Sự mong đợi của người dân, tổ chức về ưu tiên cải cách đối với cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Quảng Ninh chủ yếu tập trung vào một số nội dung chính như tiếp tục đơn giản hóa thủ tục hành chính với 72,29%; rút ngắn thời gian dịch vụ công với 60,83%; tăng cường tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả dịch vụ công qua dịch vụ bưu chính công ích với 49,38%; đẩy mạnh dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, 4 với 35,00%; mở rộng các hình thức thông tin để người dân tiếp cận dịch vụ hành chính công với 19,79%....

Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát điều tra sự hài lòng của người dân, vẫn còn tình trạng cán bộ, công chức thuộc một số lĩnh vực vẫn có thái độ hách dịch, gây khó dễ cho cá nhân, tổ chức đến giải quyết công việc, thủ tục hành chính, đặc biệt là trong lĩnh vực đất đai, xây dựng, cấp giấy phép kinh doanh...; tinh thần trách nhiệm phối hợp, xử lý công việc của đội ngũ cán bộ,công chức là chưa cao, chưa thu hút được người có tài năng có trình độ chuyên môn thuộc các lĩnh vực tỉnh cần vào bộ máy hành chính...

Người dân mong đợi thủ tục hành chính tiếp tục được Quảng Ninh cải thiện
Thứ trưởng Bộ Nội vụ Nguyễn Trọng Thừa phát biểu tại hội nghị

Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nội vụ - ông Nguyễn Trọng Thừa, đánh giá: Thời gian qua tỉnh Quảng Ninh đã chứng tỏ sự sáng tạo, đổi mới trong công tác cải cách thủ tục hành chính, từ đó đem lại hiệu quả tốt, đặc biệt trong thời gian diễn ra dịch bệnh Covid-19. Tuy nhiên, để tiếp tục duy trì vị thế, ông Nguyễn Trọng Thừa yêu cầu. “Tỉnh Quảng Ninh cần tiếp tục nâng cao công tác cải cách hành chính trong thời gian tới, tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu, lấy trung tâm là người dân và doanh nghiệp, coi trọng sự hài lòng của người dân. Từ đó tiếp tục là đầu tàu cực phía bắc, đi đầu về mọi mặt”.

Giải pháp nâng cao chất lượng cải cách hành chính

Tỉnh Quảng Ninh tiếp tục xác định đầu tư cho cải cách hành chính là đầu tư cho sự phát triển, với phương châm thực chất, không hình thức, lấy sản phẩm, hiệu quả phục vụ người dân, doanh nghiệp, nâng cao hiệu quả, hiệu lực điều hành của các cơ quan làm thước đo.

Theo đó, tỉnh tiếp tục thực hiện nghiêm túc Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, trong đó chú trọng thực hiện quy trình lập đề nghị xây dựng văn bản, đánh giá tác động của chính sách đối với đối tượng chịu sự tác động của chính sách. Phân công rõ trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân trong việc soạn thảo, trình ban hành văn bản. Bố trí cán bộ có đủ trình độ, năng lực để tham mưu công tác xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Xử lý triệt để các văn bản trái pháp luật đã được phát hiện và kiến nghị xử lý trách nhiệm đối với người tham mưu ban hành văn bản trái pháp luật.

Ngoài ra, tiếp tục rà soát, cắt giảm thời gian giải quyết thủ tục hành chính nhất là lĩnh vực xây dựng, tài nguyên, môi trường, đất đai, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp; lắng nghe ý kiến của các cơ quan, đơn vị, người dân, cầu thị để đẩy mạnh cải cách hành chính. Thực hiện nghiêm túc việc phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm cá nhân đi đôi với nâng cao năng lực cán bộ thực thi, tăng cường kiểm tra, giám sát và tổ chức thực hiện.

Thúc đẩy mạnh mẽ, nâng cao hiệu quả giải quyết hồ sơ thủ tục hành chính ở cả 3 cấp chính quyền; nâng cao tinh thần, trách nhiệm và sự thân thiện của đội ngũ công chức làm việc tại Trung tâm phục vụ hành chính công, bộ phận một cửa hiện đại cấp xã khi tiếp xúc, hướng dẫn giải quyết hồ sơ cho người dân, doanh nghiệp…

Bên cạnh đó, tỉnh sẽ nâng cao tính tự chủ, tự chịu trách nhiệm của mỗi cơ quan, đơn vị, địa phương và của từng cá nhân cán bộ, công chức trong bộ máy hành chính trong thực thi công vụ, mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm, xác định rõ trách nhiệm tập thể gắn với đôn đốc kiểm tra, giảm sát việc thực hiện. Đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền cho cấp dưới trực tiếp, chính quyền địa phương quyết định hoặc thực hiện một số nhiệm vụ quản lý nhà nước thuộc ngành, lĩnh vực trên địa bàn quản lý phù hợp với quy định của pháp luật và điều kiện, khả năng của chính quyền địa phương.

Thực hiện tốt công tác quản lý, tuyển dụng, sử dụng cán bộ, công chức, viên chức, đảm bảo công khai, minh bạch trong đề bạt, bổ nhiệm, luân chuyển cán bộ; thực hiện đánh giá, phân loại cán bộ, công chức, viên chức đúng quy định; xử lý kịp thời, nghiêm minh các trường hợp vi phạm.

Đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả mô hình cung cấp dịch vụ công trực tuyến, thực hiện số hóa trong giải quyết thủ tục hành chính ở cả 3 cấp chính quyền; tập trung triển khai kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu đối với ngành hải quan, thuế, ngân hàng, bảo đảm cắt giảm thủ tục hành chính để người dân, doanh nghiệp không phải đi lại nhiều lần, giảm chi phí. Đẩy mạnh việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, xây dựng chính quyền, nền kinh tế số và xã hội số, công dân số; đẩy mạnh công tác tự kiểm tra, thanh tra, giám sát, nhất là kiểm tra, giám sát đột xuất, không báo trước việc thực hiện công tác cải cách thủ tục hành chính.

Tại hội nghị, ông Nguyễn Xuân Ký, Bí thư tỉnh ủy Quảng Ninh khẳng định: “Để tiếp tục duy trì vị trí dẫn đầu trong thời gian tới, tỉnh phải đổi mới tư duy, nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương trong việc trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác cải cách hành chính”.

Tiến Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Cải cách hành chính

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Hơn 250 gian hàng tại Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ

Tối 2/4, Sở Công Thương tỉnh Phú Thọ tổ chức Hội chợ Thương mại và sản phẩm OCOP Phú Thọ năm 2025 với hơn 250 gian hàng được quảng bá, giới thiệu.
Thái Nguyên: Người dân

Thái Nguyên: Người dân 'cầu cứu' nâng cấp Quốc lộ 37

Quốc lộ 37 đoạn Km96 đến Km100+875 đã quá tải, xuống cấp, không còn phù hợp với nhịp phát triển kinh tế - xã hội hiện tại của Thái Nguyên.
Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh

Đường vào khu kinh tế lớn nhất Hà Tĩnh 'nát như tương'

Hàng nghìn lượt xe tải hạng nặng lưu thông mỗi ngày khiến các con đường 'huyết mạch' vào Khu kinh tế Vũng Áng (tỉnh Hà Tĩnh) xuống cấp trầm trọng.
Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Lịch sử sáp nhập tỉnh của Long An và Tây Ninh

Trong lịch sử hình thành, Long An và Tây Ninh từng là một phần của phủ Gia Định. Hiện nay, 2 tỉnh ưu tiên phát triển công nghiệp và nông nghiệp công nghiệp cao.
Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Vì sao Nhơn Hội được chọn làm trung tâm hành chính Bình Định - Gia Lai?

Trước bối cảnh sáp nhập hai tỉnh Bình Định và Gia Lai, Bộ Xây dựng đã chính thức đề xuất chọn Khu kinh tế Nhơn Hội làm trung tâm hành chính mới.

Tin cùng chuyên mục

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Điện lực Nghệ An đồng hành cùng doanh nghiệp

Với sự đoàn kết, nỗ lực và quyết tâm cao, Công ty Điện lực Nghệ An đã hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, đảm bảo cung cấp điện an toàn, ổn định.
Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Xuyên đêm thu hồi trụ điện dự án đường Dương Quảng Hàm

Trong vài ngày tới, ngành điện TP. Hồ Chí Minh sẽ hoàn thành việc thu hồi trụ điện trong phạm vi dự án mở rộng, nâng cấp đường Dương Quảng Hàm, quận Gò Vấp.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bình Thuận

Năm 1976, Bình Thuận sáp nhập với Bình Tuy và Ninh Thuận thành tỉnh Thuận Hải. Đến năm 1991, tỉnh Thuận Hải tách thành 2 tỉnh là Ninh Thuận và Bình Thuận.
Bộ Nội vụ: Dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp cấp tỉnh trong quý II

Bộ Nội vụ: Dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp cấp tỉnh trong quý II

Theo Chánh Văn phòng Bộ Nội vụ, Bộ Nội vụ dự kiến trình Quốc hội ban hành Nghị quyết về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh trước ngày 30/6.
Điều chỉnh tiêu chí sắp xếp các đơn vị cấp xã

Điều chỉnh tiêu chí sắp xếp các đơn vị cấp xã

Theo Bộ Nội vụ, tiêu chí sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã đã có một số điều chỉnh để phù hợp với chỉ đạo cấp trên và tình hình thực tế.
Sáp nhập tỉnh: Thông tin về chính sách đặc thù đối với người dân

Sáp nhập tỉnh: Thông tin về chính sách đặc thù đối với người dân

Khi sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, xã, người dân vẫn sẽ tiếp tục được hưởng các chính sách đặc thù trên địa bàn như trước sắp xếp.
Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Nhà máy rác Côn Đảo: Nhiều vướng mắc cần được làm rõ

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đang kêu gọi nhà đầu tư cho dự án Nhà máy xử lý rác Côn Đảo. Nhà máy này sẽ được xây dựng trên diện tích 1,92 ha đất rừng đặc dụng?
Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Đồng Nai: Thêm một huyện được duyệt kế hoạch sử dụng đất

Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Nai Võ Tấn Đức vừa ký quyết định phê duyệt kế hoạch sử dụng đất năm 2025 của huyện Long Thành.
Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Giá vé tàu, máy bay dịp lễ tăng cao vẫn hết sớm

Ghi nhận tại Nghệ An, giá vé tàu, máy bay đi, đến từ địa phương này trong dịp lễ 30/4 – 1/5 đều tăng, trong đó, hành khách lựa chọn đi tàu tăng cao.
Thanh Hóa: Không để tình trạng

Thanh Hóa: Không để tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm' khi sắp xếp bộ máy

Thanh Hóa quyết không để xảy ra tình trạng 'chạy chọt', 'lợi ích nhóm', tham nhũng, tiêu cực khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính.
Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Lịch cắt điện Tiền Giang từ ngày 1-3/4/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 1/4 đến 3/4/2025, cập nhật mới nhất từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Bà Rịa - Vũng Tàu: Loay hoay xử lý 100.000 tấn rác ở Côn Đảo

Rác ở Côn Đảo đang chất cao như núi, mỗi ngày phát sinh thêm hơn chục tấn. Nguy cơ ô nhiễm không khí, nguồn nước ngầm đang hiện hữu ở vùng đất này.
Từ 1/7, chính quyền địa phương được tổ chức ra sao?

Từ 1/7, chính quyền địa phương được tổ chức ra sao?

Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi) được Bộ Nội vụ đề xuất có hiệu lực từ ngày 1/7 sẽ tác động ra sao đến việc tổ chức cấp huyện?
Nhân sự địa phương: Hải Dương, An Giang, TP. Hồ Chí Minh kiện toàn nhân sự

Nhân sự địa phương: Hải Dương, An Giang, TP. Hồ Chí Minh kiện toàn nhân sự

Về nhân sự địa phương tuần quan (từ 24/3 đến 30/3), nhiều địa phương như: An Giang, Sơn La, TP. Hồ Chí Minh, Hải Dương bổ nhiệm cán bộ tại các cơ quan chủ chốt.
Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Chống khai thác IUU: Nghệ An hành động quyết liệt

Thời gian qua, tỉnh Nghệ An đã bám sát các chỉ đạo và nỗ lực triển khai đồng bộ các giải pháp để tạo sự chuyển biến tích cực trong công tác chống khai thác IUU.
Lịch cắt điện tỉnh Tiền Giang từ ngày 29 - 31/3/2025 mới nhất

Lịch cắt điện tỉnh Tiền Giang từ ngày 29 - 31/3/2025 mới nhất

Cập nhật lịch cắt điện (cúp điện) trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày 29/3 đến 31/3/2025, cập nhật mới nhất thông tin từ Công ty Điện lực Tiền Giang.
Vì sao xã sau sáp nhập phải tăng gấp ba quy mô?

Vì sao xã sau sáp nhập phải tăng gấp ba quy mô?

Vì sao xã, phường sau sáp nhập phải tăng gấp 3 lần quy mô, quy định này nhằm mục đích gì và tác động ra sao đến quản lý hành chính?
Nam Định phát hiện hàng tỷ đồng từ tham nhũng, tiêu cực

Nam Định phát hiện hàng tỷ đồng từ tham nhũng, tiêu cực

Trong Quý I/2025, các cơ quan chức năng của Nam Định đã xử lý nhiều vụ việc liên quan đến tham nhũng tiêu cực, xử lý kỷ luật nhiều cán bộ xã.
Khi hiện vật

Khi hiện vật 'kể chuyện' về vùng đất Hàm Rồng lịch sử

Những tư liệu, hiện vật, hình ảnh quý giá đang kể câu chuyện hào hùng cho thế hệ trẻ về lịch sử của vùng đất Hàm Rồng lịch sử.
Thanh Hóa: Khánh thành Dự án điện mặt trời mái nhà tại NS2PC

Thanh Hóa: Khánh thành Dự án điện mặt trời mái nhà tại NS2PC

Sáng 28/3, Công ty TNHH Điện Nghi Sơn 2 (NS2PC) vừa tổ chức lễ khánh thành Dự án điện mặt trời mái nhà tích hợp hệ thống pin lưu trữ năng lượng tại Thanh Hóa.
Mobile VerionPhiên bản di động