Thứ hai 28/04/2025 15:08

Quảng Ninh: Hiệu quả mô hình nuôi gà ứng dụng khoa học kỹ thuật của đồng bào dân tộc

Mô hình nuôi gà của anh Lý Văn Tiếp (xã Bằng Cả, TP. Hạ Long, Quảng Ninh) được chính quyền địa phương và người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số đánh giá cao.

Những năm qua, anh Lý Văn Tiếp (người Dao Thanh Y, trú tại thôn 2, xã Bằng Cả, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh) luôn tìm tòi và ứng dụng khoa học kỹ thuật vào mô hình chăn nuôi gà của gia đình. Bắt đầu từ năm 2016 với 200 con gà nuôi thử nghiệm, đến nay trang trại của gia đình anh Tiếp đang nuôi gần 6.000 con phục vụ cho người dân trên địa phương và mang lại giá trị kinh tế cao, giúp gia đình anh thoát nghèo, cuộc sống ấm no.

Theo anh Lý Văn Tiếp, nguồn thức ăn nuôi gà là vô cùng quan trọng, nên anh đã tận dụng nguồn thức ăn tại địa phương như cám gạo, cám ngô và rau chuối. Nguồn thức ăn sạch này giúp gia đình giảm chi phí mua thức ăn chăn nuôi. Vì thế, nguồn gà của anh Tiếp luôn đảm bảo chất lượng là ngon và sạch được đông đảo người dân địa phương và các vùng lân cận tin tưởng, sử dụng.

Mô hình chăn nuôi nhà anh Lý Văn Tiếp được chính quyền địa phương, UBND xã Bằng Cả, Hội Nông dân xã Bằng Cả đánh giá cao. Địa phương này cũng tổ chức các buổi thăm quan trực tiếp lấy hộ gia đình anh Tiếp làm mô hình mẫu để tuyên truyền, phổ biến đến người dân địa phương nhằm phát triển kinh tế xóa đói giảm nghèo.

Với đặc thù là xã miền núi chủ yếu là đồng bào người Dao Thanh Y sinh sống, được sự quan tâm của của Trung ương, Tỉnh ủy, Thành ủy Quảng Ninh các sở, ban, ngành nên cuộc sống của người dân xã Bằng Cả đang ngày càng tốt hơn.

Hy vọng, với sự vào cuộc quyết tâm của lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh Quảng Ninh và các xã có đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Ninh sinh sống như ở Bằng Cả, người dân sẽ thoát nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống.

Nhóm Phóng Viên
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Quảng Ninh

Tin cùng chuyên mục

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Nhiều phần quà ý nghĩa đến với bà con đồng bào thiểu số tỉnh Thanh Hóa

Chân dung cô gái 9X giúp bà con vùng cao đổi đời

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Nông sản Mộc Châu đắt khách nhờ sức hút du lịch

Chung tay tiêu thụ sản phẩm của bà con vùng dân tộc

Người Jrai ‘thắp lửa’ du lịch cộng đồng ở Gia Lai

'Tiếp sức' cho thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Người Hà Lăng ở Kon Tum bảo tồn nét văn hoá truyền thống của 'nghề sinh ra từ làng'

Về Gia Lai xem đồng bào Bahnar thi đan lát, dệt thổ cẩm truyền thống

Câu chuyện về nghệ nhân A Sứp - người nặng lòng với văn hoá cồng chiêng Tây Nguyên