Quảng Ninh: 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận
Tỉnh - thành 24h 14/11/2023 17:01 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tết Trung thu ở Hội An là Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Thêm 6 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia Quảng Nam: Đề nghị đưa nghề chế biến mỳ Quảng vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia |
Theo các quyết định, tỉnh Quảng Ninh có 5 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm: Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soóng Cọ của người Sán Chỉ tỉnh Quảng Ninh; Nghệ thuật trình diễn dân gian hát Soọng Cô của người Sán Dìu tỉnh Quảng Ninh; Lễ hội đình Đầm Hà (thị trấn Đầm Hà, huyện Đầm Hà); Lễ hội đình Vạn Ninh (xã Vạn Ninh, TP. Móng Cái) và Lễ hội Xuống đồng (phường Phong Cốc, TX. Quảng Yên).
Theo tiếng Sán Chỉ, Soóng Cọ có nghĩa là ca hát, hát đối, hát giao duyên. Lời hát gồm những khổ thơ thất ngôn tứ tuyệt (mỗi khổ thơ gồm 4 câu, mỗi câu 7 tiếng). Các bài hát Soóng Cọ có nhiều chủ đề, chủ đề về tình yêu đôi lứa, với những câu hát ướm hỏi, gợi ý, đối đáp hóm hỉnh của các đôi trai gái; chủ đề về ca ngợi công ơn của Đảng, Bác Hồ, các thế hệ cha anh đi trước mở đường; lại có những bài hát nhớ ơn tổ tiên, đền ơn cha mẹ; chủ đề ca ngợi lao động sản xuất, hát về bốn mùa…
![]() |
Lễ hội xuống đồng, phường Phong Cốc, TX. Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh |
Soóng Cọ do từng đôi nam nữ, hay một tốp nam, tốp nữ hát đối đáp trong ngày hội xuân, trong lễ cưới, khi lao động sản xuất, lúc nông nhàn. Hát Soóng Cọ góp phần nâng cao đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào Sán Chỉ, bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa phi vật thể, biến di sản văn hóa thành tài sản du lịch.
Hát Soọng Cô là sinh hoạt văn hóa cộng đồng có ý nghĩa, mang lại niềm vui và hăng say trong lao động sản xuất, tạo nên tình cảm gắn bó với quê hương, làng bản và đồng bào người Sán Dìu. Các cuộc hát Soọng Cô đã trở thành môi trường diễn xướng dân gian góp phần gìn giữ nét văn hóa của dân tộc Sán Dìu.
Lễ hội Đình Đầm Hà (huyện Đầm Hà, tỉnh Quảng Ninh) thường diễn ra từ ngày 15 - 17 tháng Giêng với các nghi lễ truyền thống như: Lễ cáo yết, lễ rước 16 mâm cỗ chay từ nhà ông Chịu Dâu ra đình, rước thần từ miếu Rừng Nghè về đình, lễ an vị, nhập tịch thần, lễ đóng cây đống đám, lễ tế Thành Hoàng, lễ khai hội, lễ cáo trạng… Mỗi nghi lễ gắn với một điển tích nhằm giáo dục con cháu nhớ ơn tổ tiên, thần, phật; răn dạy con người sống hòa thuận, giúp đỡ nhau trong cuộc sống, cầu mong cho mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt,...
Lễ hội đình Đầm Hà mang đậm bản sắc văn hóa của cư dân đồng bằng Bắc Bộ, nhưng vẫn có những nét riêng độc đáo. Đó là sự kết hợp các điệu múa trong lúc tế, chạy cờ xung quanh đình và miếu, hát ca trù, hát xướng ả đảo mừng Thành hoàng về dự hội.
Lễ hội đình Vạn Ninh (TP. Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh) thường được tổ chức từ mùng 9 đến mùng 10 tháng Giêng hằng năm, với nhiều nội dung phong phú gồm cả phần lễ và phần hội. Trong đó, đặc sắc nhất là nghi lễ rước thần từ khu vực Đồng Hà (còn gọi là gồ Nghênh thần) về đình theo truyền thống, mang nhiều nét văn hóa đặc trưng của cư dân Vạn Ninh. Bên cạnh phần nghi lễ, phần hội cũng có nhiều trò chơi dân gian, thu hút đông đảo người dân địa phương và du khách tham quan.
Lễ hội đình Vạn Ninh nhằm tưởng nhớ công lao của các bậc tiền nhân và cầu cho năm mới Quốc thái dân an, mưa thuận gió hòa, cầu sức khỏe, bình an, hạnh phúc, mùa màng bội thu. Qua đó, khơi dậy lòng tự hào dân tộc, lòng nhân ái và trách nhiệm công dân đối với đất nước. Đồng thời, giáo dục ý thức người dân trong việc bảo tồn và gìn giữ nét đẹp văn hóa truyền thống của quê hương.
Đặc biệt, tại Lễ hội đình Vạn Ninh sẽ có trình diễn và biểu diễn hát nhà tơ - đây được xem là một trong những cái gốc của nghệ thuật hát nhà tơ, hát cửa đình ở Quảng Ninh. Nhiều nghệ nhân Vạn Ninh hiện vẫn đang lưu giữ loại hình hát nghi lễ đặc sắc này.
Lễ hội Xuống Đồng thường diễn ra vào tháng 6 âm lịch, trước khi bước vào gieo cấy vụ mùa, tại đình Cốc và sông Cửa Đình, thuộc phường Phong Cốc (TX. Quảng Yên, tỉnh Quảng Ninh). Lễ hội xuống đồng nhằm biểu thị lòng biết ơn của người dân đối với các vị Thần Nông và Thành Hoàng làng phù hộ cho mùa màng tốt tươi.
Lễ hội Xuống Đồng xuất phát từ tục làm lễ “Hạ điền” và lễ “Thượng điền” của cư dân vùng Hà Nam từ xa xưa. Trải qua một thời gian dài bị mai một, đến năm 2007, lễ hội Xuống đồng được phục dựng lại và duy trì cho đến hiện nay. Việc duy trì tổ chức lễ hội Xuống Đồng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, góp phần giữ gìn, phát huy truyền thống văn hóa của TX. Quảng Yên nói chung, vùng Hà Nam nói riêng.
Tính đến nay, tỉnh Quảng Ninh có 12 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia. Trước đó, Quảng Ninh đã có 7 di sản văn hóa phi vật thể quốc gia được công nhận gồm: Thực hành Then của người Tày, Nùng, Thái; Hát Nhà tơ (hát cửa đình); lễ hội đền Cửa Ông; lễ hội Tiên Công; lễ hội đình Trà Cổ; lễ hội đình Quan Lạn và lễ hội Bạch Đằng.
Đây là tài sản vô giá trong kho tàng văn hóa các dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Đồng thời, là nguồn tài nguyên du lịch có sức hấp dẫn mạnh mẽ, thu hút ngày càng nhiều khách tham quan trong và ngoài nước đến với tỉnh Quảng Ninh.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thanh Hóa: Đề nghị thu hồi dự án 2.300 tỷ của Tập đoàn FLC

Bắc Ninh sẽ xử lý nghiêm cán bộ vi phạm đạo đức công vụ và văn hóa công sở

Quy hoạch Thủ đô: Đã cấy được “gen” thông minh trong mọi quy hoạch

Quảng Ninh: Siêu du thuyền chở gần 1.000 du khách Trung Quốc đến Hạ Long

Hà Nội: Khai trương thí điểm dịch vụ hệ thống thẻ vé điện tử liên thông đa phương thức
Tin cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Nâng cấp kết cấu hạ tầng đô thị, tạo đòn bẩy phát triển

Quảng Ninh: Trao 103 giải tại Cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên, nhi đồng lần thứ VII và lần thứ VIII

Yên Bái cần nhiều hơn nữa sự hỗ trợ để hoàn thành mục tiêu xây dựng nông thôn mới

Hà Nội: Đối tượng nào được hỗ trợ 1 triệu đồng trong dịp Tết Nguyên đán 2024?

Hà Nội: Di dời gấp 6 hộ dân bị sụt lún nhà

Thanh Hóa: 9 tháng, xử phạt gần 12 tỷ đồng sau thanh tra

Quảng Ninh: Duy trì tăng trưởng 2 con số trong 8 năm liên tiếp

Hơn 1.100 công chức, viên chức tại Bình Dương bỏ việc, thôi việc

Bộ Công Thương: Phú Thọ xây dựng nông thôn mới đến đâu cần chắc đến đó

Hà Nam: Đầu tư hơn 2.300 tỷ đồng xây dựng Khu công nghiệp hỗ trợ Đồng Văn III

Bộ Công Thương: Điện lưới quốc gia đã vươn tới vùng sâu, vùng xa của tỉnh Yên Bái

Chợ phiên OCOP Thanh Hóa thu hút hàng trăm nghìn người xem, chốt hàng nghìn đơn hàng

Thanh Hóa: Tai nạn lao động khiến một chủ mỏ đá tử vong

Đắk Lắk thông qua Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Lấy ý kiến về 2 nhóm vấn đề lớn trong việc Quy hoạch Thủ đô Hà Nội

Thừa Thiên Huế: Cấp điện trở lại cho 100% khách hàng sau mưa lũ

Hội nghị xúc tiến đầu tư Quảng Ninh – Nhật Bản 2023: Kiến tạo không gian và cơ hội phát triển

Hà Nội: Các bãi đỗ xe chỉ đáp ứng 8-10%, 90% đang tận dụng các bãi đất trống

TP. Hồ Chí Minh: Hết tiền trả lương, một công ty bất động sản cho toàn bộ nhân viên tạm nghỉ
