Thứ sáu 25/04/2025 06:19

Quảng Nam: Tháo gỡ khó khăn về nguyên vật liệu cho các dự án trọng điểm trên địa bàn

Tỉnh Quảng Nam đẩy nhanh thực hiện việc cấp phép liên quan đến hoạt động khai thác khoáng sản như đất, cát, đá phục vụ cho các công trình, dự án trọng điểm.

Tại buổi làm việc của Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình với các địa phương: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định về vấn đề giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 tại tỉnh Quảng Nam ngày 11/10, Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết tỉnh Quảng Nam và Quảng Ngãi là 2 địa phương có tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công thấp hơn so với trung bình cả nước.

Ảnh minh họa

Ông Lê Văn Dũng – Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam cho biết, tính đến hết tháng 9/2024, tỉnh Quảng Nam đã giải ngân hơn 2.781 tỷ đồng, đạt 42,7% so với kế hoạch vốn Thủ tướng chính phủ giao (trung bình cả nước là 47,29%).

Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam chỉ ra nhiều nguyên nhân dẫn đến việc giải ngân vốn đầu tư công chậm, trong đó có một nguyên nhân lớn là tình trạng thiếu vật liệu xây dựng.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, do tình trạng thiếu đất đắp nền và cát xây dựng, nên các đơn vị thi công tiếp cận nguyên vật liệu xây dựng với giá thành cao hơn so với đơn giá lập dự toán, trong khi đó, phần lớn các công trình theo hình thức hợp đồng trọn gói hoặc đơn giá cố định, dẫn đến một số nhà thầu triển khai thi công cầm chừng, chờ đợi cập nhật, điều chỉnh chỉ số giá xây dựng phù hợp với đơn giá thị trường.

Tại buổi làm việc, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình cho biết, tình trạng thiếu nguyên vật liệu và giá nguyên vật liệu tăng cao là vấn đề chung ở nhiều địa phương. Và dự kiến giá có thể vẫn tiếp tục tăng cao. Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình biểu dương các địa phương Quảng Nam, Bình Định đã chủ động khẩn trương cấp phép cho các dự án về vật liệu, đất cát. Đồng thời, đề nghị các địa phương phải tập trung nguyên vật liệu cho các dự án trọng điểm; tính toán mức tăng giá của các nguyên vật liệu để đưa vào giá thành các công trình xây dựng.

Thông tin về hoạt động liên quan đến khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Nam năm 2024, ông Bùi Ngọc Ảnh – Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh cho biết, từ đầu năm 2024 đến nay, tỉnh Quảng Nam đã tập trung rất cao cho việc cấp phép liên quan đến hoạt động khai khoáng.

Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Nam Bùi Ngọc Ảnh

Cụ thể, tính đến 10/10, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh đã cấp được 8 giấy phép về trữ lượng. Trong đó, đất lấp đã cấp được 934 m3; cát đã cấp phép được 11.510 m3; đá cấp phéo được 141.000 m3. Đã cấp được 5 giấy phép thăm dò khoáng sản. Về trữ lượng, đã phê duyệt trữ lượng 5 dự án, tổng số khu vực tổ chức đấu giá là 13 khu vực; các địa phương đã đề xuất đấu giá 16 khu vực. “Cấp phép liên quan đến khai khoáng, vật liệu xây dựng được Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh phối hợp với các huyện thị tập trung rất cao để thực hiện tốt giải pháp tháo gỡ khó khăn về nguyên vật liệu cho các dự án trên địa bàn tỉnh”, ông Bùi Ngọc Ảnh nói và cho biết, từ sự chủ động, nỗ lực, đến thời điểm hiện tại, cơ bản đã đáp ứng không để thiếu nguyên vật liệu phục vụ các trong trình lớn, công trình trọng điểm như Quốc lộ 14E, dự án tuyến đường ven biển (dự án đường 129), đường 14B, đường 609…

Vũ Lê
Bài viết cùng chủ đề: Vật liệu xây dựng

Tin cùng chuyên mục

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Điện Biên và các tỉnh Bắc Lào thúc đẩy hợp tác thương mại

Sáp nhập tỉnh Thái Nguyên - Bắc Kạn: Hợp lực để bứt phá

TP. Hồ Chí Minh hậu kiểm hơn 2.100 hồ sơ tự công bố

Bến Tre tổ chức kỷ niệm 50 ngày giải phóng tỉnh

Phú Thọ: 3 người bị bỏng nghi do nổ pháo tự chế

Hà Nội xử lý tài sản là đất công, trụ sở làm việc thế nào?

Hà Giang thông qua đề án sắp xếp đơn vị hành chính

Đà Nẵng: Triển lãm “Vọng” - Dấu ấn 50 năm một chặng đường

Kỳ vọng khi sáp nhập tỉnh Thái Nguyên và Bắc Kạn

TP.Hồ Chí Minh: Ngầm hóa lưới điện, hiện thực hóa đô thị thông minh

Sáp nhập Yên Bái và Lào Cai: Cộng hưởng lợi thế, tạo đà phát triển

Yên Bái - Lào Cai: Hợp lực để bứt phá trong kỷ nguyên số

Chi tiết dự kiến tên 97 xã, phường của Đồng Nai và Bình Phước sau sắp xếp

Hải Phòng: Tạm dừng ô tô sang Cát Bà giờ cao điểm

Thanh Hóa hoàn thành lấy ý kiến nhân dân về sáp nhập xã

Đà Nẵng giảm còn 15 phường xã, 1 đặc khu sau sắp xếp

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Hà Nội đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế ngành năm 2025

Hà Nội: Xử lý nghiêm vi phạm đất đai trong giai đoạn sáp nhập