Quảng Nam: Quảng bá sản phẩm miền núi đến với du khách
Dân tộc thiểu số & Miền núi 26/09/2023 13:05 Theo dõi Congthuong.vn trên
Quảng Nam: Hơn 80 gian hàng tham gia ngày hội quảng bá sản phẩm miền núi Quảng Nam: Khuyến công tạo động lực thúc đẩy phát triển sản xuất kinh doanh |
Ngày 26/9, Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam cho biết, nhằm thực hiện các quy định của Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tỉnh Quảng Nam, ngày 29/9 tới đây, Sở Công Thương sẽ phối hợp với UBND huyện Tiên Phước tổ chức Ngày hội quảng bá các sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Tiên Phước 2023.
Theo đó, ngày hội sẽ diễn ra trong 3 ngày từ ngày 29/9 đến ngày 1/10/2023 với quy mô trên 80 gian hàng của hơn 30 doanh nghiệp, cơ sở làng nghề, chủ thể OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm khởi nghiệp... đến từ các huyện, thị xã, thành phố.
![]() |
Thời gian qua, Quảng Nam thường xuyên tổ chức các hoạt động quảng bá sản phẩm miền núi đến với người dân và du khách |
Ngày hội quảng bá các sản phẩm miền núi tỉnh Quảng Nam tại huyện Tiên Phước 2023 sẽ có nhiều hoạt động phong phú nổi bật như: Kết nối giao thương giữa các đơn vị cung ứng sản phẩm Quảng Nam với Tập đoàn Central Retail; trưng bày, giới thiệu sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm nông nghiệp nông thôn, sản phẩm khởi nghiệp sáng tạo; giao lưu văn nghệ Tiếng hát xứ Tiên; ẩm thực Xứ Tiên…
Đây là dịp giới thiệu những thành tựu kinh tế, văn hóa xã hội của các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh đến với nhân dân và du khách trong, ngoài nước. Qua đó, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất kinh doanh của huyện miền núi tỉnh Quảng Nam quảng bá, tìm kiếm đối tác, tăng cường kết nối giao thương, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, tập trung vào các sản phẩm OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, sản phẩm làng nghề, sản phẩm chủ lực địa phương của các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam. Hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, các đơn vị cơ sở sản xuất kinh doanh nắm được năng lực cung ứng với nhu cầu tiêu thụ của thị trường, thị hiếu khách hàng về tiêu chuẩn, chất lượng sản phẩm để có chiến lược đầu tư, cải tiến và sản xuất phù hợp.
Được biết, các huyện miền núi tỉnh Quảng Nam có đặc điểm chung là địa hình hiểm trở, giao thông đi lại khó khăn, việc canh tác vẫn dựa trên phương thức tự cung, tự cấp là chủ yếu, hoạt động kinh doanh, buôn bán, vận chuyển, giao thương hàng hóa còn nhiều hạn chế. Tuy vậy, do thổ nhưỡng, địa hình, thời tiết khí hậu khá đặc trưng mà nhiều địa phương miền núi cũng có những sản phẩm đặc trưng mang giá trị kinh tế cao, được đông đảo người dân trong nước và du khách biết đến.
Thời gian gần đây, nhiều huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam ngoài việc chủ động quy hoạch, định hướng, đầu tư phát triển một số mặt hàng nông sản, sản phẩm đặc trưng của địa phương mình, thì cũng đã tăng cường bảo hộ sản phẩm bằng cách dán mác “chỉ dẫn địa lý”; đồng thời tích cực tìm kiếm, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm cho bà con nông dân. Bên cạnh đó, một số địa phương miền núi đã khéo léo lồng ghép tổ chức lễ hội với việc giới thiệu, quảng bá sản phẩm nổi tiếng của địa phương.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa
Tin cùng chuyên mục

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Ấn tượng hành trình giảm nghèo bền vững ở vùng cao Sơn La

Xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị cho chè Shan tuyết Hà Giang

Hòa Bình: “Triệu phú Đồng Chum” ở huyện vùng cao Đà Bắc
