Quảng Nam: Phát triển vùng nguyên liệu mây phục vụ thị trường xuất khẩu

Hiện Việt Nam cần khoảng 80.000 tấn nguyên liệu mây/năm phục vụ xuất khẩu. Phát triển vùng nguyên liệu mây phục vụ xuất khẩu là định hướng mà Quảng Nam đặt ra.
Bàn giải pháp phát triển vùng nguyên liệu gỗ phục vụ xuất khẩu Quảng Ninh: Phát triển bền vững vùng sản xuất nguyên liệu từ cây Sở

Tiềm năng lớn nhưng thách thức không nhỏ

Hàng năm Việt Nam xuất khẩu gần 500 triệu USD hàng mây tre lá và kim ngạch xuất khẩu hàng năm luôn tăng. Thị trường xuất khẩu các sản phẩm mây chủ yếu của nước ta là EU, Hoa Kỳ, Nhật, Hàn Quốc, Trung Đông…

Các nghệ nhân Cơ Tu trình diễn nghệ thuật đan lát truyền thống. Ảnh: A.N
Các nghệ nhân Cơ Tu trình diễn nghệ thuật đan lát truyền thống. Ảnh: A.N

Với xu hướng ngày càng tăng đối với các sản phẩm có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện môi trường từ các thị trường trên, và đặc biệt là quá trình đẩy nhanh việc thực thi các Hiệp định thương mại tự do FTA đang mở ra rất nhiều cơ hội xuất khẩu cho các sản phẩm mây, tre.

Hiện nay, Việt Nam cần khoảng 80.000 tấn nguyên liệu mây/năm phục vụ xuất khẩu.

Quảng Nam có nguồn nguyên liệu mây tre lá dồi dào, đa dạng, có thể trở thành trung tâm cung cấp mây lớn của cả nước với sản lượng cung cấp khoảng 7.000 tấn, đặc biệt là mây từ rừng tự nhiên.

Tại các huyện Tây Giang, Nam Giang, Đông Giang và Phước Sơn (tỉnh Quảng Nam) ước tính có khoảng 800 người thuộc vùng đồng bào dân tộc thiểu số khai thác mây, 1.500 người tham gia vào quá trình sản xuất mây ở các huyện Núi Thành, Thăng Bình, Duy Xuyên, Đại Lộc và Điện Bàn. Ở Quảng Nam có 8 hợp tác xã và 12 công ty hoạt động trong chuỗi mây tre lá, trong đó có 13 công ty và hợp tác xã sản xuất hàng thủ công, 7 công ty chuyên chế biến nguyên liệu.

Mặc dù tiềm năng về nguyên liệu mây ở Quảng Nam rất lớn, nhưng theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam, việc phát triển vùng nguyên liệu này tại địa phương đang gặp những rào cản, khó khăn nhất định.

Cũng như phần lớn các địa phương khác, tại Quảng Nam chưa xây dựng được vùng nguyên liệu bền vững đáp ứng yêu cầu thị trường ngày càng cao. Bên cạnh đó, công tác trồng mây để phục hồi nguồn nguyên liệu kết quả còn thấp. Chiến lược tiếp thị sản phẩm và kết nối thị trường chưa được quan tâm thực hiện một cách đồng bộ và hiệu quả.

Việc thiếu kế hoạch trong phát triển và quản lý, thiếu kiến thức và kỹ thuật trong khai thác, chế biến dẫn đến hiệu quả không cao, không bền vững. Song, mây, tre thường được bán ở dạng nguyên liệu thô giá trị thấp.

Nhu cầu thu mua mây ngày càng tăng cùng với việc thu hoạch không bền vững, thiếu khâu kiểm soát và việc người dân tranh nhau khai thác quá mức, tùy tiện, dẫn đến hậu quả là suy thoái rừng, cạn kiệt nguồn nguyên liệu mây. Hoạt động sản xuất kinh doanh còn nhỏ lẻ, chưa có sự đầu tư chế biến sâu các sản phẩm để tạo ra thị trường rộng lớn, bền vững.

Các văn bản pháp quy hướng dẫn quy định chưa đầy đủ, rõ ràng, đôi lúc còn bất cập nên việc quản lý khai thác, vận chuyển, chế biến và tiêu thụ các loại lâm sản ngoài gỗ trong đó có mây chưa chặt chẽ.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm từ mây trên thế giới đòi hỏi ngày càng cao về thủ tục, đặc biệt là yêu cầu truy xuất nguồn gốc xuất xứ của nguồn nguyên liệu mây, chứng chỉ quản lý rừng bền vững lâm sản ngoài gỗ (FSC) vùng nguyên liệu làm cho các doanh nghiệp xuất khẩu gặp nhiều khó khăn…

Xác định được giá trị các nguồn tài nguyên thiên nhiên cùng những khó khăn bất cập trong quá trình thực hiện, thời gian qua Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Quảng Nam đã có nhiều chủ trương, chính sách về bảo vệ, phát triển rừng, nhằm bảo vệ và phát huy nguồn tài nguyên thiên nhiên, gắn với việc phát triển sinh kế vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phấn đấu trở thành vùng nguyên liệu mây và chế biến mây bền vững cấp quốc gia

Nghị quyết số 15-NQ/TU ngày 14/10/2021 của Tỉnh ủy Quảng Nam về tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, trong phần nhiệm vụ và giải pháp đã xác định: “Đẩy mạnh xã hội hóa, xây dựng đề án, cơ chế chính sách khuyến khích, tạo thuận lợi cho người dân thực hiện có hiệu quả các dự án, cho thuê môi trường rừng để trồng dược liệu, lâm sản ngoài gỗ và phát triển du lịch sinh thái nhằm đa dạng hóa các mô hình sinh kế, tạo thu nhập cho người dân”.

Quảng Nam: Phát triển vùng nguyên liệu mây phục vụ thị trường xuất khẩu
Ảnh minh họa

Đề án Quản lý, bảo vệ và phát triển rừng bền vững tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2022-2025, định hướng đến năm 2030, trong định hướng chung đã nhấn mạnh: “Phát triển phát triển dược liệu, lâm sản ngoài gỗ là tạo vùng nguyên liệu gắn với bảo vệ và phục hồi rừng tự nhiên. Phát triển sản phẩm có giá trị cao đồng bộ phát triển các nhà máy chế biến phù hợp với vùng nguyên liệu”.

Với định hướng đó, Quảng Nam có đầy đủ cơ sở, tiềm năng để xác định và đề xuất hình thành ý tưởng (đề án) xây dựng Quảng Nam là vùng nguyên liệu mây và chế biến mây bền vững cấp quốc gia ở Việt Nam đến năm 2030 với vùng nguyên liệu mây vào khoảng 463.357 ha, đi theo đó là việc hình thành các cơ sở chế biến mây và các làng nghề sản xuất các mặt hàng thủ công mỹ nghệ từ mây đủ tiêu chuẩn xuất vào các thị trường thế giới.

Để đạt được mục tiêu đề ra, Quảng Nam cũng cần đề ra các bước đi thích hợp để xác định vùng nguyên liệu, hướng đến khả năng cung cấp cho thị trường mây trong nước những năm tới.

Theo đó, nhiệm vụ của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là tạo ra sự liên kết, hợp tác phối hợp giữa các chủ rừng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lĩnh vực mây tre và các địa phương có rừng nhằm đưa ra các giải pháp quản lý, giám sát, bảo vệ, khai thác và sử dụng nguồn mây tại vùng nguyên liệu một cách ổn định, lâu dài.

Cần tổ chức khảo sát, điều tra xác định cụ thể diện tích, trữ lượng, mức tăng trưởng qua đó xác định sản lượng khai thác hàng năm một số loài mây thương mại chủ yếu, làm căn cứ xây dựng đề án quản lý bảo vệ; khai thác; nuôi dưỡng và phục hồi bền vững vùng nguyên liệu mây tự nhiên; xúc tiến đẩy mạnh việc lập dự án trồng mây bổ sung ở những khu vực bị khai thác quá mức để tạo mới diện tích trồng mây nguyên liệu, bổ sung nguồn mây khai thác từ rừng tự nhiên.

Trong quá trình trồng mây cần quan tâm về xuất xứ nguồn giống cây mây và tiêu chuẩn của cây mây khi đưa vào trồng rừng. Tăng cường giám sát chặt chẽ về chất lượng nguồn giống; hướng dẫn, hỗ trợ các chủ rừng xây dựng phướng án quản lý mây bền vững có chứng chỉ nhằm đáp ứng điều kiện của thị trường xuất khẩu,…

Về phía Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quảng Nam cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tổng cục Lâm nghiệp, UBND tỉnh Quảng Nam quan tâm chỉ đạo việc xây dựng, thực hiện các chính sách về quản lý, khai thác bền vững lâm sản ngoài gỗ và đối với nguồn nguyên liệu mây nói riêng.

Có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện hỗ trợ các doanh nghiệp đầu tư phát triển ngành mây tre ở các địa phương và Việt Nam. Hướng dẫn, cơ chế chính sách hỗ trợ về việc điều tra, xây dựng vùng nguyên liệu mây nhằm quản lý, khai thác, trồng mới phục hồi vùng nguyên liệu mây một cách ổn định bền vững.

Hiệp hội Hàng thủ công mỹ nghệ Việt Nam có kế hoạch hỗ trợ thúc đẩy nghiên cứu thị trường, tiếp thị và phát triển sản phẩm, kết nối doanh nghiệp/hợp tác xã với các cộng đồng, làng nghề. Hỗ trợ các doanh nghiệp/hợp tác xã xây dựng chiến lược kinh doanh,…

Đối với các doanh nghiệp, cần có kế hoạch phối hợp, liên kết với các chủ rừng trong việc điều tra, xây dựng vùng nguyên liệu trong từng lâm phận; kế hoạch hợp tác trong quản lý khai thác, chia sẻ lợi ích để việc khai thác và bảo vệ nguồn tài nguyên.

Xây dựng cơ chế thu mua nguyên liệu với các địa phương thật cụ thể; cam kết về quyền lợi giữa các bên; có kế hoạch phối hợp kiểm tra giám sát với chủ rừng, cộng đồng nhằm bảo vệ, khai thác nguồn nguyên liệu lâu dài, ổn định, không làm suy giảm hệ sinh thái rừng.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Khánh Hòa: Quảng bá sản phẩm khởi nghiệp, truyền thống thanh niên vùng đồng bào dân tộc và miền núi

Khánh Hòa: Quảng bá sản phẩm khởi nghiệp, truyền thống thanh niên vùng đồng bào dân tộc và miền núi

15 gian hàng trưng bày sản phẩm khởi nghiệp, truyền thống vùng thanh niên vùng đồng bào dân tộc và miền núi, tạo cơ hội thương mại hóa sản phẩm cho thanh niên.
Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường

Lễ hội Pồôn Pôông là “hồn cốt” của người Mường

Lễ hội Pồôn Pôông, nét văn hóa đặc sắc là "hồn cốt" không thể thiếu của đồng bào dân tộc Mường ở huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa.
Thừa Thiên Huế: Khám, phát thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Khám, phát thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số

Bệnh viện Quân y 268 phối hợp với chính quyền xã Trung Sơn, huyện A Lưới, Thừa Thiên Huế tổ chức khám, phát thuốc miễn phí cho bà con dân tộc thiểu số.
Chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành

Chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành

Lễ cúng trưởng thành là một nghi lễ quan trọng trong đời người của dân tộc Ê Đê. Với người Ê Đê chưa qua lễ cúng trưởng thành, đàn ông Ê Đê chưa trưởng thành.
Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hòa Bình: Mô hình khởi nghiệp, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số

Hợp tác xã ở huyện Kim Bôi (Hòa Bình) đã xây dựng các mô hình khởi nghiệp, liên kết sản xuất, tạo việc làm cho đồng bào dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Thời gian qua, Sở Công Thương Hải Phòng đã triển khai nhiều giải pháp kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm cho bà con dân tộc thiểu số tại các huyện đảo.
Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Bắc Kạn cần phát huy tiềm năng, lợi thế để thúc đẩy xúc tiến tiêu thụ và kết nối giao thương các sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Nét đặc trưng trong trang phục truyền thống của đồng bào các dân tộc

Đồng bào các dân tộc đã đem đến Làng Văn hóa trang phục truyền thống với kiểu dáng, chất liệu riêng, tạo nét đặc trưng cho văn hóa truyền thống của người Việt.
Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh  đưa nông sản vươn xa

Bảo Thắng: Chuyển đổi số chắp cánh đưa nông sản vươn xa

Là địa phương có thế mạnh về nông nghiệp, những năm gần đây, nông dân Bảo Thắng (Lào Cai) đã bắt kịp xu thế chuyển đổi số trong các quy trình từ sản xuất...
Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Trình diễn cây nêu của đồng bào trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc”

Đến với Làng Văn hóa trong Tuần “Đại đoàn kết các dân tộc - Di sản Văn hóa Việt Nam” du khách vô cùng mãn nhãn với màn trình diễn cây nêu của đồng bào.
Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm truyền thống, nuôi vịt Cổ Lũng đã giúp bà con dân tộc Thái huyện Bá Thước (Thanh Hóa) phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu
Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Với đa dạng sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi Tuyên Quang, việc khơi thông đầu ra cho các sản phẩm này sẽ thúc đẩy kinh tế địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương đã, đang và sẽ tiếp tục phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm cho miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số.
Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Là địa phương có nhiều nông sản thế mạnh, Lai Châu luôn chú trọng tìm đầu ra cho sản phẩm, đặc biệt sản phẩm của bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online tại địa chỉ chonongsandaklak.vn dự kiến đi vào hoạt động vào đầu tháng 12/2023, giúp khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con.
Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Đưa sản phẩm mật ong địa phương phát triển theo chuỗi hàng hoá, đến nay, nghề nuôi ong đã mang lại thu nhập ổn định cho bà con dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu.
Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Người dân vùng cao Hòa Bình thoát nghèo nhờ nghề may xuất khẩu

Nhiều người dân tộc thiểu số ở huyện Tân Lạc, huyện Lạc Sơn (tỉnh Hòa Bình) nhờ nghề may mặc xuất khẩu đã vươn lên thoát nghèo, có thu nhập ổn định.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La

Là đặc sản của vùng núi cao Sơn La, cây chè Shan tuyết không chỉ mang lại sinh kế cho bà con dân tộc thiểu số mà còn khẳng định thương hiệu nông sản địa phương.
Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Vị Xuyên (Hà Giang): Nâng cao năng suất, chất lượng chè Shan theo hướng hàng hóa

Huyện Vị Xuyên chủ trương đẩy mạnh đầu tư thâm canh, cải tạo và trồng mới nhằm không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng của sản phẩm chè Shan tuyết.
Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Trong giai đoạn 2021-2025, nhiều chính sách hỗ trợ tiếp cận thông tin đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi tiếp tục được thực hiện.
Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa

Nhằm khai thác lợi thế của địa phương, trong những năm qua, tỉnh Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển các loài cây dược liệu theo hướng hàng hóa.
Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hà Giang: Phát triển cây hoa tam giác mạch theo hướng hàng hóa

Hoa tam giác mạch đã trở thành thương hiệu và là biểu tượng của ngành du lịch Hà Giang. Hiện tỉnh cũng đang phát triển cây hoa này theo hướng hàng hóa.
Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Hoà Bình: Hiệu quả từ việc quy hoạch chợ gắn với quy hoạch của địa phương

Lên với huyện vùng cao, vùng dân tộc thiểu số của Hoà Bình sẽ thật thú vị nếu được ghé vào các phiên chợ, chứng kiến không khí trao đổi, mua bán hàng hóa...
Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu

Nâng cao chuỗi giá trị rừng nguyên liệu là giải pháp thúc đẩy xuất khẩu gỗ bền vững, nâng cao thu nhập của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Điện Biên: Nỗ lực xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số vươn xa

Với nhiều chương trình xúc tiến thương mại thiết thực, “cánh cửa” đầu ra cho sản phẩm của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Điện Biên từng bước rộng mở...
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động