Thứ năm 15/05/2025 01:09

Quảng cáo xịt họng Abipolis không đúng với giấy xác nhận nội dung quảng cáo

Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Abipha đã quảng cáo xịt họng Abipolis không đúng như giấy xác nhận nội dung quảng cáo được cơ quan chức năng cấp.

Tại Giấy tiếp nhận đăng ký công bố sản phẩm số 11646/2020/ĐKSP ngày 24/11/2020, sản phẩm Xịt họng Abipolis được gọi là thực phẩm bảo vệ sức khỏe. Sản phẩm được sản xuất bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm công nghệ cao Abipha có địa chỉ tại Lô đất CN-2 Khu công nghiệp Phú Nghĩa, xã Phú Nghĩa, huyện Chương Mỹ, TP. Hà Nội. Đơn vị đăng ký công bố sản phẩm là Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Abipha địa chỉ số 5, Liền kề 15 khu đô thị Văn Phú, phường Phú La, quận Hà Đông, TP. Hà Nội.

Sản phẩm này có 2 giấy phép quảng cáo. Một là Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 499/2021/XNQC-ATTP ngày 2/3/2021 của Cục An toàn thực phẩm về nội dung quảng cáo video. Hai là Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 653/2021/XNQC-ATTP quảng cáo trên internet, mạng xã hội, cổng thông tin điện tử của Công ty, trong hộp sản phẩm…

Thế nhưng, theo tìm hiểu của phóng viên, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Abipha đã quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Abipolis trên website abipolis.vn không đúng với nội dung của giấy xác nhận nội dung quảng cáo được các cơ quan chức năng cấp phép.

Cụ thể, theo giấy phép thì trên bề mặt chính vỏ hộp của sản phẩm, dòng chữ “thực phẩm bảo vệ sức khỏe” được viết đầu tiên, trên cùng của vỏ hộp. Chữ “xịt họng” kích cỡ nhỏ viết dưới chữ “Abipolis”. Tiếp đến phía bên dưới là dòng chữ “hỗ trợ giảm: ho, đau họng, triệu chứng nhiệt miệng”.

Nội dung quảng cáo theo Giấy xác nhận nội dung quảng cáo do cơ quan chức năng cấp. ( Ảnh chụp màn hình)

Còn tại website abipolis.vn, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Abipha đưa ra sản phẩm có nội dung gần giống với giấy phép quảng cáo nhưng lại thiếu đi những thông tin quan trọng. Cụ thể, trên bề mặt chính vỏ hộp của sản phẩm không có chữ “thực phẩm bảo vệ sức khỏe” ở phía trên cùng. Chữ “xịt họng” đứng trên chữ “Abipolis”. Phía bên dưới không có dòng chữ “hỗ trợ giảm” mà chỉ là “kháng khuẩn, giảm ho, chống viêm”.

Nội dung quảng cáo được thực hiện bởi Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Abipha. (Ảnh chụp màn hình)

Việc quảng cáo sai lệch như trên khiến người tiêu dùng đặt ra nghi vấn, phải chăng đây là chiêu trò để Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Abipha làm cho người tiêu dùng lầm tưởng thực phẩm bảo vệ sức khỏe Abipolis là một loại thuốc chữa bệnh? Đây là hành vi bị nghiêm cấm trong quảng cáo thực phẩm chức năng.

Trước đó, ngày 17/6, Báo Công Thương có đăng bài “Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Abipha quảng cáo Xịt họng Abipolis sai quy định?”. Nội dung bài báo phản ánh việc, Công ty Cổ phần Dược phẩm quốc tế Abipha sử dụng nhiều hỉnh ảnh của y, bác sĩ, thư cảm ơn của khách hàng… để quảng cáo thực phẩm bảo vệ sức khỏe Abipolis.

Việc làm trên vi phạm khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP ngày 2/2/2018 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật An toàn thực phẩm: Nội dung quảng cáo phải phù hợp với công dụng, tác dụng của sản phẩm đã được công bố trong bản công bố sản phẩm. Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm.

Đề nghị các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ vấn đề nêu trên, xử lý nghiêm sai phạm nếu có.

Đăng Khoa
Bài viết cùng chủ đề: Thực phẩm chức năng

Tin cùng chuyên mục

Hanayuki Shampoo bị thu hồi: Đoàn Di Băng nói 'không ảnh hưởng đến chất lượng'

Dầu gội Hanayuki Shampoo của Đoàn Di Băng bị thu hồi, tiêu huỷ

Cách quản lý, kinh doanh ‘lạ’ tại khu du lịch biển Bãi Đông

Quản lý thị trường sẽ kiểm tra ô tô 'Phụ kiện MAX' bán hàng trôi nổi

Cafe Mai nói gì về phản ánh ‘mắng mỏ’ khách hàng?

Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?