Nguyên nhân gây sụt lún lại “thủ phủ" khoáng sản Quỳ Hợp Nghệ An Phó Thủ tướng: Xem xét lại việc đấu giá quyền khai thác khoáng sản |
Nhiều mỏ cải tạo đất trên địa bàn
Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, Quy hoạch khoáng sản đất làm vật liệu san lấp của tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn đến năm 2025, tổng số mỏ khoáng sản sau khi điều chỉnh, bổ sung Quy hoạch là 184 mỏ, tổng diện tích 2.140,04ha. Đã quy hoạch 48 mỏ khoáng sản đất làm vật liệu san lấp, diện tích 302,73ha, tài nguyên dự báo 16,05 triệu m3.
Trao đổi với Báo Công Thương, đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình cho hay, thực hiện Công văn số 894/VPUBND-TNMT ngày 13/6/2016 của UBND tỉnh về việc cải tạo mặt bằng đất nông nghiệp đã giao cho hộ gia đình, cá nhân kết hợp tận thu đất san lấp công trình, UBND các huyện, thị xã thành phố đã tiếp nhận hồ sơ và cấp phép cải tạo mặt bằng cho các hộ gia đình, cá nhân có nhu cầu. Nhìn chung, các hộ thực hiện việc cải tạo mặt bằng đã có nhiều cố gắng, đảm bảo theo đúng quy định của pháp luật. Các đơn vị hợp đồng để thực hiện việc cải tạo mặt bằng kết hợp tận thu đất san lấp cơ bản đã chấp hành theo phương án, khai thác đúng vị trí, diện tích được cấp phép. Việc thực hiện các nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước như tiền cấp quyền khai thác khoáng sản, phí bảo vệ môi trường, thuế tài nguyên... được các hộ thực hiện đầy đủ theo đúng quy định.
Việc cấp phép cải tạo có diện tích không lớn, được thực hiện từ nhu cầu thực tế của người sử dụng đất để thuận lợi trong việc sản xuất, đồng thời tận dụng nguồn đất san lấp phục vụ mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn và phục vụ các công trình dự án trong điều kiện tỉnh Quảng Bình đang thiếu mỏ đất, góp phần hạn chế tình trạng khai thác đất san lấp trái phép.
Còn nhiều bất cập tồn tại
Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, vẫn còn một số trường hợp chưa thực hiện đúng phương án như cải tạo quá độ sâu, chậm trồng cây phục hồi môi trường, không hoàn trả lớp đất mặt...Những tồn tại này chủ yếu xảy ra trong giai đoạn cấp phép từ năm 2016-2017. Nguyên nhân là do trong giai đoạn này hồ sơ cải tạo theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường còn đơn giản, một số địa phương cấp phép thiếu chặt chẽ dẫn đến không kiểm tra, giám sát được độ sâu cải tạo và khối lượng đất được tận thu của các hộ gia đình.
Theo đại diện Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình, vẫn còn một số trường hợp chưa thực hiện đúng phương án như cải tạo quá độ sâu, chậm trồng cây phục hồi môi trường, không hoàn trả lớp đất mặt... |
Ông Phan Xuân Tuấn- Trưởng phòng Tài nguyên khoáng sản và Khí tượng thuỷ văn- Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình cho biết: Vừa qua, Sở Tài nguyên và Môi trường nhận được thông tin một số đối tượng khai thác quặng sắt tại huyện Tuyên Hóa, đây là hoạt động khai thác khoáng sản trái phép thường hoạt động vào ban đêm giữa khu vực rừng núi xa dân cư đường đi lại khó khăn, độc đạo, và có tổ chức cảnh báo từ xa nên việc bắt quả tang rất khó vì vậy Sở Tài nguyên và Môi trường đã phối hợp với Công an tỉnh lập chuyên án điều tra vây bắt, các đối tượng này đã bị cơ quan công an bắt quả tang và xử lý nghiêm theo quy định và hiện nay đã chấm dứt việc khai thác.
Để chấn chỉnh những tồn tại nêu trên, Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản số 562/STNMT-KS ngày 10/4/2018 đề nghị UBND các huyện, thị xã, thành phố mời Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng tham gia kiểm tra thực địa khu vực cải tạo, ban hành văn bản hướng dẫn để nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ, đảm bảo việc cải tạo đất không làm biến dạng địa hình lớn, gây ô nhiễm môi trường và lãng phí tài nguyên. Tăng cường công tác phối hợp với địa phương, cơ quan công an để kiểm tra, giám sát, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, tránh trường hợp lợi dụng cải tạo đất để khai thác khoáng sản trái phép.
Ông Nguyễn Huệ- Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Quảng Bình cho hay, Sở Tài nguyên và Môi trường cũng yêu cầu các trường hợp cải tạo mặt bằng phải làm Báo cáo đánh giá tác động môi trường nên đã thắt chặt, hạn chế được tình trạng cấp phép cải tạo mặt bằng tràn lan, nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc san gạt, trồng cây sau khi kết thúc cải tạo.
"Thời gian tới, Sở Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo các phòng chuyên môn nâng cao chất lượng thẩm định hồ sơ trước khi cho ý kiến, chỉ đồng ý chủ trương đối với các trường hợp thực sự có nhu cầu và phương án cải tạo phải phù hợp với địa hình xung quanh, đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát để kịp thời chấn chỉnh, xử lý các trường hợp vi phạm"- ông Huệ cho biết thêm.