Bộ Tài nguyên và Môi trường lấy ý kiến góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) |
Ông Trần Mỹ Dũng, Vụ trưởng Vụ Địa chất (Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam) cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, từ cuối năm 2020, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã có văn bản gửi các Bộ, cơ quan liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để tiến hành tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 (Chiến lược khoáng sản 2427) tại các Bộ và địa phương.
Mặt khác, Bộ đã chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ có liên quan để đánh giá cơ chế, chính sách, quy định của pháp luật về khoáng sản, kết quả điều tra cơ bản địa chất về khoáng sản và hiện trạng ngành công nghiệp khai khoáng sau 10 năm thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010. Trên cơ sở đó, nội dung Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược 2427 đã hoàn thành và đưa vào nội dung Báo cáo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TW của Bộ Chính trị và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường gửi lấy ý kiến của 9 Bộ, ngành liên quan và 63 tỉnh, thành phố.
Về xây dựng Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, trong quá trình tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược khoáng sản 2427 đã đánh giá những tồn tại, hạn chế trong định hướng thăm dò khoáng sản, nhất là trong khai thác, chế biến và xuất khẩu khoáng sản; đánh giá những nguyên nhân khách quan, chủ quan của tồn tại, hạn chế, trong đó, có yếu tố biến động lớn về thị trường khoáng sản trong nước và trên thế giới trong những năm qua tới sự phát triển ngành công nghiệp khai khoáng và tác động trực tiếp tới việc thực hiện Chiến lược khoáng sản 2427. Từ đó, đã đề xuất những nội dung cần sửa đổi, bổ sung, điều chỉnh cho định hướng chiến lược khoáng sản, công nghiệp khai khoáng trong giai đoạn mới (đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045).
Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức lấy kiến cho Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030 |
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 10-NQ/TW, Bộ Tài nguyên và Môi trường thành lập Ban soạn thảo, Tổ biên tập xây dựng Chiến lược với tên gọi: “Chiến lược địa chất, khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.
Góp ý cho dự thảo chiến lược, Bộ Tài chính đề nghị bổ sung nhiệm vụ trên cơ sở căn cứ vào ngân sách Nhà nước và rà lại mục tiêu; phân rõ nhiệm vụ nào sử dụng vốn đầu tư, vốn đầu tư thường xuyên, nhiệm vụ nào có khả năng xã hội hóa cao; làm rõ trách nhiệm của các Bộ, ngành trong chiến lược, cũng như của Trung ương và địa phương trong mỗi nhiệm vụ.
Trong khi đó, đại diện Bộ Xây dựng đề nghị, trong phần quan điểm chỉ đạo của Quyết định phê duyệt Chiến lược, cần bổ sung thêm một nội dung mục về Quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng khoáng sản; bổ sung thêm 1 nội dung về xuất khẩu khoáng sản vào quan điểm chỉ đạo: “Nhà nước có chính sách xuất khẩu khoáng sản ổn định, bảo đảm quyền lợi của nhà nước và doanh nghiệp; không xuất khẩu khoáng sản thô, chỉ xuất khẩu khoáng sản đã qua chế biến tạo ra giá trị tăng cao”.