Quảng Bình: Phát triển sản phẩm măng rừng giúp bà con dân tộc Ma Coong thoát nghèo

Bà con dân tộc Ma Coong ở xã Thượng Trạch (Quảng Bình) đã biết khai thác sản phẩm măng rừng tại địa phương một cách hiệu quả, đưa ra thị trường tiêu thụ.
Lâm Đồng: Phát triển thương hiệu chuối Laba thành sản phẩm OCOP 5 sao Đắk Nông: Tập trung phát triển 3 sản phẩm nông nghiệp chủ lực của địa phương

Thượng Trạch là xã vùng dân tộc thiểu số và miền núi thuộc huyện Bố Trạch. Từ xa xưa, người đồng bào dân tộc Ma Coong ở Thượng Trạch luôn coi măng rừng là một món quà do mẹ thiên nhiên ban tặng, đây là một món ăn không thể thiếu trong bữa ăn hằng ngày của người Ma Coong.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, sản lượng măng rừng tự nhiên ngày càng giảm do sự khai thác không đi đôi với bảo tồn, chăm sóc của cộng đồng. Hoạt động phơi sấy măng khô của người dân phụ thuộc hoàn toàn vào điều kiện thời tiết tự nhiên nên thiếu chủ động trong quá trình phơi sấy.

Quảng Bình: Phát triển sản phẩm măng rừng giúp bà con dân tộc Ma Coong thoát nghèo
Bà con dân tộc Ma Coong khai thác măng rừng tự nhiên

Nắm bắt được nhu cầu và tiềm năng của thị trường tiêu thụ này, giữa năm 2021, Hợp tác xã Cà Roòng chính thức được thành lập và đi vào hoạt động. Với sứ mệnh phát triển bền vững tài nguyên rừng, tạo ra các giá trị sản phẩm từ rừng tự nhiên, hỗ trợ cho người đồng bào Ma Coong tại xã Thượng Trạch tham gia cung ứng nguyên liệu và tạo ra thu nhập, từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm từ rừng tự nhiên của người Ma Coong đến với người tiêu dùng.

Các thành viên của hợp tác xã cùng với các hộ gia đình cung cấp măng trên địa bàn toàn xã đã được chia thành các nhóm chính: Nhóm khai thác; nhóm sơ chế và chế biến; nhóm hoàn thiện và đóng gói sản phẩm. Hiện nay, với một quy trình khai thác, sơ chế và chế biến bằng công nghệ sấy chuyên dụng, bảo quản theo đúng tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm kết hợp với các bí quyết truyền thống trong sơ chế, chế biến của người Ma Coong thì sản phẩm măng khô rừng Cà Roòng được xây dựng hoàn thiện và dần được thị trường đón nhận tích cực.

Mỗi ngày, hợp tác xã thu mua từ 300 - 600kg măng tươi của người dân trên địa bàn để chế biến măng khô với giá 4.000 đồng/kg măng tươi, giá thành 1kg măng khô sẽ từ 400.000 đồng/kg. Bước đầu đã tạo nguồn thu nhập tương đối ổn định cho người dân.

Quảng Bình: Phát triển sản phẩm măng rừng giúp bà con dân tộc Ma Coong thoát nghèo
Huyện Bố Trạch có 37 sản phẩm OCOP, dẫn đầu tỉnh Quảng Bình về số lượng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn

Từ cây măng rừng mọc ở khắp núi rừng biên giới, đồng bào miền núi xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình đã hái về tạo ra sản phẩm măng tươi, măng khô được nhiều người ưa chuộng. Sản phẩm măng khô Thượng Trạch là món ăn rất riêng và độc đáo ở địa phương này, được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao cấp tỉnh với tên gọi măng khô Cà Roòng.

Ông Đinh Tiếng, ở bản A Ky, xã Thượng Trạch, huyện Bố Trạch cho biết, trước đây, việc hái măng rừng chỉ phục vụ bữa ăn hàng ngày, thì nay, bà con chăm chỉ hái măng rừng vì món ăn được nhiều người ưa chuộng. Hợp tác xã Cà Roòng đã đi thu mua giúp bà con đem về phơi sấy, tạo ra sản phẩm ngon, sạch đưa về miền xuôi bán.

Kỳ vọng tạo sinh kế lâu dài, bền vững cho bà con, chính quyền xã Thượng Trạch đã thành lập Hợp tác xã Cà Roòng, đầu tư máy móc sản xuất, sấy ép, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo dựng bao bì, nhãn mác nâng cao giá thành. Bà Y Buốt, ở bản Nịu, thành viên của Hợp tác xã Cà Roòng cho biết, sản phẩm măng rừng cũng theo mùa, thời tiết thất thường nên việc duy trì sản xuất cũng không hề đơn giản. Bà Y Buốt và bà con cùng với hợp tác xã nỗ lực đưa sản phẩm đến một số siêu thị, cửa hàng giới thiệu nông sản sạch và nhận được phản hồi tích cực từ người tiêu dùng.

Bà Y Buốt chia sẻ: “Từ khi có hợp tác xã, cách nghĩ về làm kinh tế của bà con cũng thay đổi nhiều. Bữa nay diện tích nương rẫy cũng ít nên bà con chủ động đi lấy măng rừng để bán. Ngoài ra bà con cũng trồng sắn, trồng keo, nhưng việc lấy măng rừng cũng cho thu nhập nhiều hơn cả trồng sắn. Bà con đi lấy số lượng măng cũng nhiều, có khi cả gia đình lấy được 2- 3 bao to, thu nhập được 500- 600 ngàn đồng”.

Huyện Bố Trạch hiện có 37 sản phẩm OCOP, dẫn đầu tỉnh Quảng Bình về số lượng sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn. Tuy nhiên, bà con huyện miền núi Bố Trạch vẫn chưa quen với lối sản xuất hàng hóa.

Ông Lê Công Toán, Bí thư huyện ủy Bố Trạch cho biết, thời gian tới, địa phương chú trọng tập huấn, đào tạo kiến thức chuyên sâu cho cán bộ quản lý, phụ trách chương trình, tập huấn hướng dẫn bà con sản xuất các sản phẩm đạt tiêu chuẩn OCOP. Theo ông Lê Công Toán, huyện sẽ hỗ trợ các địa phương phát triển vùng nguyên liệu và xây dựng liên kết theo chuỗi giá trị, hỗ trợ thiết kế và in ấn bao bì, nhãn mác; xây dựng hệ thống truy xuất nguồn gốc; chứng nhận chất lượng; đăng ký sở hữu trí tuệ và xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm.

Quảng Bình: Phát triển sản phẩm măng rừng giúp bà con dân tộc Ma Coong thoát nghèo
Từ cây măng rừng mọc ở khắp núi rừng biên giới, bà con dân tộc miền núi xã Thượng Trạch đã hái về tạo ra sản phẩm măng tươi, măng khô được nhiều người ưa chuộng

Qua nghiên cứu xác định lợi thế địa phương, không mất thời gian tạo vùng nguyên liệu, sản phẩm măng khô từ lâu đã được rất nhiều nơi trên thị trường đón nhận, chất lượng cũng rất tốt. Nếu biết áp dụng khoa học kỹ thuật, quản lý tốt quy trình sản xuất, nâng cao giá trị sử dụng mà vẫn giữ nguyên được các giá trị thơm, ngon, giòn, ngọt thì măng khô là sản phẩm giúp người dân trên địa bàn xã Thượng Trạch xóa đói giảm nghèo thực sự. Đây là thế mạnh và là điều kiện thuận lợi cho các xã viên có khát khao, có tâm huyết, mạnh dạn làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình, từng bước xây dựng thương hiệu các sản phẩm từ rừng tự nhiên.

Tỉnh Quảng Bình hiện có 94 sản phẩm OCOP, trong đó, nhiều sản phẩm của đồng bào dân tộc ở miền núi. Vừa qua, tỉnh Quảng Bình ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội, giữ gìn bản sắc văn hóa, an ninh trật tự vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới và miền núi giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030. Nghị quyết này cùng chương trình hành động của tỉnh Quảng Bình nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần; chú trọng xây dựng các sản phẩm có giá trị cao, sản phẩm OCOP nhằm tạo sinh kế bền vững cho đồng bào miền núi.

Thành Long
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Huyện Bắc Yên – Sơn La: nguồn vốn từ Chương trình 1719 giúp đổi thay đời sống người dân

Nhờ nguồn vốn Chương trình 1719, 100% xã của huyện Bắc Yên (Sơn La) có đường đến trung tâm được trải nhựa, đổ bê tông; 73,1% số xã có trường, lớp học kiên cố.
Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.
Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Hỗ trợ bà con dân tộc thiểu số Sơn La cải thiện sinh kế

Dự án "Cải thiện sinh kế của các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La thông qua nông nghiệp và cải thiện dinh dưỡng" được triển khai đã và đang mang lại hiệu quả lớn.
Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Là người sinh ra và lớn lên ở phố núi biên giới Na Sầm (Lạng Sơn), cô gái Nùng - Vương Thị Thương, đã khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió.

Tin cùng chuyên mục

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng

Với nhiều cách làm sáng tạo, việc đưa con chữ đến từng bản làng đã góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn.
Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Sơn La: nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Những năm vừa qua, tỉnh Sơn La đã triển khai nhiều giải pháp để đầu tư cơ sở hạ tầng, nâng cao đời sống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Hà Nội: Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 có gì đặc sắc?

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025 tại Làng Văn hóa, Du lịch các dân tộc Việt Nam, với chuỗi hoạt động hấp dẫn diễn ra từ nay đến 1/1/2025.
Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Sơn La: Các hộ dân nghèo xã Chiềng Kheo được hỗ trợ ổn định nhà ở

Ngày 29/11, Ủy ban MTTQ Việt Nam huyện Mai Sơn (Sơn La) đã bàn giao nhà “Đại đoàn kết” cho các hộ nghèo, hộ đặc biệt khó khăn của xã Chiềng Kheo.
Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số  và người có công

Lạng Sơn: Chú trọng nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công

Việc nâng cao chất lượng cán bộ người dân tộc thiểu số và người có công luôn được các cấp, các ngành tỉnh Lạng Sơn quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện.
Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Thực hiện hiệu quả chính sách dân tộc trong phát triển kinh tế

Đây là đề xuất tại Hội thảo Dân tộc học năm 2024 nhằm làm rõ lý luận về quan hệ giữa các tộc người với cộng đồng quốc gia - dân tộc trong phát triển kinh tế.
Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Sắc màu văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng

Các không gian đậm bản sắc văn hóa các dân tộc tỉnh Lai Châu tại TP. Đà Nẵng mang đến trải nghiệm ấn tượng về miền đất, con người và du lịch tỉnh Lai Châu.
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sơn La: Hiệu quả cao từ việc thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Sau hơn ba năm triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719, tỉnh Sơn La đã hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu kinh tế xã hội.
Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Phát huy vai trò người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Những người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Lạng Sơn đã, đang và sẽ phát huy vai trò là những “cánh chim đầu đàn” trong cộng đồng dân tộc.
Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Thuận Châu (Sơn La): Thực hiện tốt Chương trình 1719, nâng cao đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Nhờ Chương trình 1719, diện mạo đô thị, nông thôn mới của huyện Thuận Châu (tỉnh Sơn La) giờ đây đã có nhiều khởi sắc, đời sống người dân được cải thiện.
Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Lạng Sơn: Chú trọng giải pháp căn cơ để giảm nghèo bền vững

Tỉnh Lạng Sơn xác định, đào tạo nghề là một trong những giải pháp căn cơ giúp người nghèo có việc làm, thu nhập, sinh kế bền vững.
Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Bắc Giang giành 2 giải A tại liên hoan nghệ thuật các dân tộc lần thứ VII năm 2024

Đoàn nghệ nhân, diễn viên Bắc Giang giành 2 giải A, 4 giải B, 1 giải C và được tặng Bằng khen tại liên hoan nghệ thuật hát then, đàn tính các dân tộc năm 2024.
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Bắc Giang: Tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đóng góp phát triển vùng dân tộc thiểu số

Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang tặng Bằng khen 6 tập thể, 16 cá nhân đã có nhiều thành tích đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số...
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024

Sáng 15/11, UBND TP Đà Nẵng tổ chức Hội nghị biểu dương đại biểu các dân tộc thiểu số thành phố Đà Nẵng lần thứ II năm 2024.
Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh Lai Châu: Hướng đến 11 mục tiêu

UBND tỉnh Lai Châu tổ chức Đại hội Đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Lai Châu lần thứ IV năm 2024 gắn với mục tiêu quan trọng trong giai đoạn tới.
Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Hội đồng Nhân dân tỉnh Lào Cai ban hành nghị quyết về chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn…
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động