Thêm 3 chuyến bay một tuần giữa Hà Nội và Quảng Bình Quảng Bình: Đảm bảo cao nhất quyền lợi người tiêu dùng Quảng Bình: Cưỡng chế thuế 2 doanh nghiệp nợ thuế tiền tỷ |
Tỉnh Quảng Bình có 141 chợ hoạt động đúng quy hoạch
Mạng lưới chợ là kênh phân phối truyền thống có vai trò quan trọng trong phát triển thương mại nội địa; tạo động lực thúc đẩy hoạt động sản xuất và tiêu thụ hàng hóa, phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày của nhân dân trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Theo Phòng Quản lý thương mại- Sở Công Thương Quảng Bình, tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh Quảng Bình có tổng số 141 chợ đang hoạt động theo đúng quy hoạch. Trong đó, có 22 chợ thành thị và 119 chợ nông thôn. Tại các huyện, thị xã, thành phố tùy vào tình hình thực tế của địa phương đã triển khai xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thị xã, thành phố trong đó có quy hoạch về hệ thống chợ của địa phương. Mặt khác, bên cạnh triển khai chương trình xây dựng nông thôn mới, các địa phương đã lập chương trình, kế hoạch, lộ trình để triển khai thực hiện tiêu chí về chợ nông thôn trên địa bàn mình quản lý.
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Ngọc Hải- Trưởng Phòng Quản lý thương mại- Sở Công Thương Quảng Bình cho biết: “Hiện Quảng Bình chưa có chợ đầu mối chuyên doanh, bán buôn phát luồng lớn đối với những sản phẩm hàng hóa sản xuất trong tỉnh. Hầu hết các chợ chủ yếu cung ứng hàng hóa tiêu dùng và phục vụ cho nhu cầu trao đổi trong nội bộ dân cư quanh khu vực chợ và vùng lân cận”.
Sở Công Thương đã tham mưu xây dựng quy hoạch hệ thống chợ và tích hợp vào quy hoạch chung của tỉnh Quảng Bình, việc hình thành không gian hạ tầng chợ tương đối đồng đều ở các vùng tạo điều kiện từng bước rút ngắn khoảng cách đời sống, kinh tế xã hội giữa thành thị và nông thôn, giữa đồng bằng với vùng núi, vùng sâu và vùng xa. Bên cạnh đó, các địa phương đã có đầu tư cải tạo nâng cấp từng bước, mở rộng chợ phù hợp với phát triển kinh tế của từng vùng, đáp ứng được nhu cầu mua bán của dân cư trong tỉnh.
Hạ tầng chưa đồng bộ, nhiều chợ “án binh bất động”
Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương ông Phan Hoài Nam- Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình cho biết, những năm qua, mặc dù tỉnh đã nỗ lực huy động nhiều nguồn vốn để đầu tư nâng cấp và xây dựng chợ, nhưng do hạn chế về ngân sách, việc huy động xã hội hóa còn gặp nhiều khó khăn đã tạo nên rào cản, thách thức đối với địa phương.
“Hiện, nhiều chợ truyền thống đang đối mặt với tình trạng hoạt động kém hiệu quả, cơ sở hạ tầng xuống cấp. Đặc biệt, là sự cạnh tranh từ các mô hình bán lẻ hiện đại và sự bùng nổ của thương mại điện tử đã thay đổi thói quen mua sắm của người dân”- ông Nam nhấn mạnh.
Tại xã Bảo Ninh, TP. Đồng Hới là địa phương có vị trí lợi thế về du lịch lớn, xã đảo Bảo Ninh có nhiều tiềm năng để phát huy các chợ hải sản phục vụ người dân địa phương và khách du lịch. Tuy nhiên, đến nay dự án chợ Bảo Ninh được xây dựng từ năm 2014 có giá trị gần 6 tỷ đồng vẫn án binh bất động.
Theo đại diện UBND xã Bảo Ninh, trước đây chợ có hoạt động được một thời gian nhưng rồi không bán được hàng, nên tiểu thương dùng không bán nữa. Đồng thời, chợ không hoạt động một phần do thời điểm thi công xong chợ nằm trái với trục đường.
hay như, công trình chợ tái định cư ở xã Quảng Đông, huyện Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình có quy mô 1 tầng, tổng diện tích xây dựng 404,3m2. Công trình được triển khai xây dựng từ năm 2020 và hoàn thành vào năm 2021 với tổng kinh phí đầu tư xây dựng 5,4 tỉ đồng. Mặc dù chợ được xây dựng khang trang, tuy nhiên khi kiểm tra các hạng mục để đi vào hoạt động thì các ngành chức năng cho rằng chợ chưa đảm bảo các yếu tố về môi trường, hệ thống thoát nước. Được biết, hiện nay khu chợ đang thực hiện xây dựng các biện pháp về môi trường, phòng cháy, chữa cháy để đảm bảo đúng quy định.
Chuyển đổi để quản lý chợ phù hợp
Thống kê của Sở Công Thương tỉnh Quảng Bình cho thấy, trên địa bàn tỉnh này còn nhiều chợ ở địa bàn một số xã còn có quy mô nhỏ, nhu cầu họp chợ không thường xuyên, nguồn thu thấp, do đó việc chuyển đổi mô hình quản lý chợ theo quy định rất khó khăn, chưa thực hiện được.
Hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật thương mại còn nhiều hạn chế; hạ tầng chợ, công trình phụ trợ và các dịch vụ liên quan chưa đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn để phục vụ các hoạt động trao đổi giao thương trên địa bàn. Các chợ do UBND xã quản lý thông qua tổ quản lý chợ, các tổ quản lý chợ chỉ mới thực hiện chức năng thu phí để chi trả công tác quản lý, vệ sinh môi trường tại chợ.
![]() |
Chợ dân sinh xã Bảo Ninh vẫn “nằm im thin thít” từ lúc xây dựng xong |
Liên quan đến vấn đề chợ trên địa bàn, ông Phan Phong Phú- Phó Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Bình cũng đã có văn bản chỉ đạo Sở Công Thương chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương tham mưu UBND tỉnh xem xét phân cấp quản lý chợ theo quy định của pháp luật và phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
“Trong đó lưu ý về quy trình chuyển đổi mô hình kinh doanh, khai thác và quản lý chợ ; nội quy mẫu về chợ, hướng dẫn quy định về phạm vi điểm kinh doanh tại chợ; phát huy các nguồn lực để phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh”- ông Phú chỉ đạo
Đại diện Sở Công Thương cho biết, Sở đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng dự thảo quy định về phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh để tham mưu UBND tỉnh ban hành theo đúng trình tự, thủ tục. Trong đề án tái cơ cấu ngành đến năm 2030, sở đã xác định nhiệm vụ trong tâm đó là: Tham mưu xây dựng các chương trình, đề án về xúc tiến, thu hút đầu tư lĩnh vực hạ tầng thương mại, chú trọng đến các dự án đầu tư về trung tâm thương mại, siêu thị, hệ thống chợ theo quy hoạch của tỉnh.
Tính đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 141 chợ hiện đang hoạt động theo đúng quy hoạch. Trong đó có 119 chợ nông thôn (có 105 chợ hạng III và 14 chợ tạm). Ngoài một số chợ được xây dựng kiên cố, còn lại đa phần là các chợ bán kiên cố (hạng III) và chợ tạm. |