Thứ ba 29/04/2025 19:47

Quảng Bình: Công nghiệp nông thôn khởi sắc từ nguồn vốn khuyến công

Sau 5 năm triển khai Chương trình khuyến công giai đoạn 2015-2020, với việc hỗ trợ xây dựng nhiều mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và tiến bộ khoa học kỹ thuật, phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu, liên kết hợp tác… hoạt động khuyến công Quảng Bình góp phần nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng nông thôn mới, thúc đẩy phát triển công nghiệp nông thôn.

Theo Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại (Sở Công Thương Quảng Bình), hoạt động khuyến công giai đoạn 2015-2020 đạt được kết quả khá quan trọng. Giá trị sản xuất công nghiệp nông thôn (theo giá so sánh năm 2010) đến năm 2020 đạt 5.610 tỷ đồng, bình quân mỗi năm tăng 6,2% (mục tiêu chương trình tăng 7,5-8%), có 12/18 chỉ tiêu đạt và vượt so với mục tiêu chương trình đề ra.

Từ nguồn vốn khuyến công trung ương, địa phương, nhiều doanh nghiệp, cơ sở công nghiệp nông thôn ở Quảng Bình được hỗ trợ đầu tư trang thiết bị máy móc, công nghệ hiện đại phục vụ sản xuất kinh doanh

Giai đoạn 2015-2020 với hơn 35 tỷ đồng từ nguồn vốn khuyến công, tỉnh Quảng Bình đã hỗ trợ 7 tổ chức, cá nhân và doanh nghiệp phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn (CNNT) đầu tư xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến vào sản xuất sản phẩm các lĩnh vực chế biến nông, lâm, thuỷ sản, sản xuất vật liệu không nung, kính cường lực. Thu hút và giải quyết việc làm cho 1.023 lao động tại địa phương, với mức thu nhập bình quân 4 - 5 triệu đồng/người/tháng. Hỗ trợ 188 cơ sở CNNT đầu tư mới, đầu tư mở rộng sản xuất các lĩnh vực chế biến nông, lâm thủy sản, sản xuất vật liệu xây dựng; sản xuất sản phẩm cơ khí và sản xuất tiểu thủ công nghiệp (TTCN)… thu hút và giải quyết việc làm cho trên 1.500 lao động nông thôn với mức thu nhập bình quân từ 3 - 6 triệu đồng/người/tháng.

Ngoài ra, trong giai đoạn này các huyện, thị xã, thành phố đã xây dựng kế hoach và bố trí hơn 10 tỷ đồng để thực hiện các hoạt động khuyến công tại địa phương.

Đã tổ chức 3 kỳ bình chọn sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp tỉnh với 84 sản phẩm được bình chọn. Có 18 sản phẩm được bình chọn là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực, cấp quốc gia; trong đó, 14 sản phẩm được bình chọn là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp khu vực và 4 sản phẩm được bình chọn là sản phẩm CNNT tiêu biểu cấp quốc gia.

Tổ chức hàng chục hội chợ, hỗ trợ hàng ngàn cơ sở CNNT tham gia triển lãm hàng hóa trong cả nước, xây dựng, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm; hỗ trợ liên doanh, liên kết hợp tác kinh tế và phát triển các cụm công nghiệp; đào tạo nghề, phát triển nguồn nhân lực có chất lượng, nâng cao năng lực quản lý, tư vấn, trợ giúp các cơ sở CNNT…

Năm 2019, thông qua nguồn vốn khuyến công quốc gia, Trung tâm Khuyến công và xúc tiến thương mại Quảng Bình đã hỗ trợ Công ty Đức Đạt xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất kính an toàn và tiết kiệm năng lượng, đồng thời hỗ trợ 1 tỷ đồng để Công ty Đức Đạt lắp đặt máy móc thiết bị, vận hành chạy thử, quảng bá sản phẩm, tiếp cận thị trường. Đây là công ty chuyên sản xuất kính cường lực, doanh nghiệp đầu tiên ở Quảng Bình ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất với 100% dây chuyền, thiết bị được điều khiển hoàn toàn tự động.

Mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất kính an toàn và tiết kiệm năng lượng Công ty Đức Đạt

Ông Hoàng Đình Sang - Giám đốc Công ty TNHH Đức Đạt - cho biết, nguồn vốn khuyến công quốc gia giúp ích rất lớn cho doanh nghiệp trong việc giải quyết vốn ban đầu, tạo động lực, sự yên tâm để doanh nghiệp mở rộng đầu tư, nâng cấp thiết bị, máy móc. “Hiện nay, các sản phẩm kính của công ty có đầu ra ổn định, được thị trường chấp nhận, bảo đảm cung ứng kính xây dựng cho thị trường tỉnh Quảng Bình và các tỉnh Bắc Trung bộ”, ông Sang cho biết thêm.

Ông Lê Mậu Khánh - Giám đốc Trung tâm Khuyến công và Xúc tiến thương mại tỉnh Quảng Bình - cho biết, hoạt động khuyến công đã góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, nâng cao giá trị sản xuất công nghiệp và chuyển dịch dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; tạo việc làm, tăng thu nhập, thực hiện an sinh xã hội và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh.

Giao đoạn 2021 - 2025, khuyến công Quảng Bình tiếp tục huy động và sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực; phát triển CNNT theo hướng đầu tư có trọng điểm, chú trọng phát triển các ngành có lợi thế của tỉnh. Đồng thời, tăng tỷ trọng chế biến sâu, chế biến tinh trong các sản phẩm công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản; thúc đẩy hoạt động kết nối giao thương các sản phẩm công nghiệp nông thôn; hình thành các sản phẩm, nhóm sản phẩm có sức cạnh tranh cao đáp ứng nhu cầu thị trường, đặc biệt là thị trường xuất khẩu…

Phấn đấu giá trị sản xuất CNNT (theo giá so sánh năm 2010) đến năm 2025 đạt 8.500 tỷ đồng, tăng trưởng bình quân mỗi năm từ 8 - 8,5%; xây dựng từ 9 - 10 mô hình trình diễn kỹ thuật phổ biến công nghệ mới, sản xuất sản phẩm mới. Hỗ trợ 140-150 cơ sở CNNT đầu tư chuyển giao, ứng dụng máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào các khâu sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

Tổ chức 2 kỳ bình chọn sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu cấp tỉnh. Hỗ trợ tổ chức 14-15 hội chợ có cơ sở CNNT trên địa bàn tham gia; hỗ trợ 1.200 - 1.300 lượt cơ sở CNNT tham gia hội chợ, triển lãm trong và ngoài nước. Hỗ trợ lập quy hoạch chi tiết, xây dựng kết cấu hạ tầng và sửa chữa, nâng cấp hệ thống xử lý ô nhiễm môi trường cho 11 cụm công nghiệp, di dời 5 cơ sở CNNT gây ô nhiễm môi trường vào các khu, cụm công nghiệp; hỗ trợ mở 30 lớp đào tạo nghề cho 900 lao động theo nhu cầu của các cơ sở CNNT….

Nguyễn Tuấn
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp nông thôn

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai hỗ trợ 7 cơ sở công nghiệp nông thôn

Trà Vinh tiếp sức cho công tác khuyến công địa phương

Bình Thuận đẩy nhanh đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp

Khánh Hòa tiếp tục trợ sức công nghiệp nông thôn phát triển

Sóc Trăng gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Làng nghề Phùng Xá: Tìm hướng đi cho lụa tơ sen

Thực hiện hiệu quả công tác khuyến công quốc gia năm 2025

Khuyến công Đà Nẵng hỗ trợ gần 1,74 tỷ đồng cho doanh nghiệp đổi mới máy móc, sản xuất sạch hơn

Bộ Công Thương lấy ý kiến danh sách xét tặng nghệ nhân trong lĩnh vực nghề thủ công mỹ nghệ

Gia Lai kiến nghị gỡ vướng cho phát triển cụm công nghiệp

Hà Giang: Nghiệm thu 2 đề án khuyến công địa phương tại Xín Mần và Bắc Quang

Gia Lai hoá giải khó khăn, tăng thu hút đầu tư phát triển cụm công nghiệp

Nam Định triển khai phương án phát triển cụm công nghiệp

Quảng Bình: Tỷ lệ lấp đầy cụm công nghiệp đạt 73%

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Sở Công Thương Bình Định trao đổi kinh nghiệm với ngành công thương Vĩnh Long, Long An, Cần Thơ

Khuyến công Quảng Ngãi dự kiến hỗ trợ cao nhất đến 1 tỷ đồng/doanh nghiệp

Cải tiến mẫu mã để tăng cạnh tranh cho sản phẩm thủ công mỹ nghệ

Bình Dương: Nhiều giải pháp phát triển sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bộ Công Thương lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo nghị định về khuyến công