Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Tây Bắc tại thị trường Thái Lan

Nổi bật trong Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2022 diễn ra mới đây đó là lần đầu tiên sản phẩm OCOP vùng Tây Bắc giới thiệu người tiêu dùng xứ sở chùa Vàng.
Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2022: Cầu nối cho doanh nghiệp Việt tham gia mạng lưới phân phối Thái Lan Bộ Công Thương hỗ trợ Tập đoàn Central Retail tổ chức Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan

Lần đầu tiên đại diện cho Lào Cai tham dự Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan năm 2022, Cội Việt mang đến giới thiệu cho người tiêu dùng Thái Lan 12 sản phẩm, trong đó, nổi bật là, tương ớt Mường Khương, trà cam, các sản phẩm gia vị như hạt dổi, hạt mắc kén, thảo quả, gạo séng cù…

Quảng bá đặc sản vùng miền Tây Bắc trên đất Thái
Quảng bá đặc sản vùng miền Tây Bắc trên đất Thái

Bà Nguyễn Thị Hằng Nga - Quản lý bán hàng Công ty Cội Việt - chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, trà cam là một trong ba sản phẩm chủ lực mà lần này chúng tôi muốn giới thiệu cho người tiêu dùng Thái. Trà cam hoàn toàn được làm thủ công bởi các nghệ nhân miền Tây Bắc của Việt Nam, với nguyên liệu chủ đạo là trà San Tuyết. Sau khi thu hái, trà sẽ được vò, để lên men và trong quá trình này sẽ được ủ với cơm của trái cam. Sau những công đoạn nhất định, toàn bộ nguyên liệu này sẽ được các nghệ nhân nhồi chặt vào vỏ quả cam và đem đi sấy khô. Đây là sản phẩm đang được phân phối độc quyền tại Việt Nam.

Cùng với trà cam, sản phẩm tương ớt Mường Khương cũng là một trong 3 sản phẩm chủ lực. 120 chai tương ớt cũng đã được phía doanh nghiệp chuẩn bị để tặng làm quà cho khách hàng tại sự kiện Tuần hàng và sự kiện Business Meeting. “Đồ ăn Thái Lan có độ chua, cay. Sản phẩm tương ớt Mường Khương lên men cũng có độ chua nhất định, chúng tôi đã tặng 120 chai tương ớt làm quà cho các doanh nghiệp Thái. Bên cạnh đó là sản phẩm nấm hương sapa. Vị ngọt và có kích cỡ to hơn các loại khác và được trồng organic”, bà Nga chia sẻ.

Không kỳ vọng có những đơn hàng lớn, bởi việc đưa được hàng vào siêu thị nước ngoài là cả một quá trình, những thỏa thuận với các nhà mua hàng và các điều khoản, hay quy chuẩn để đưa hàng vào kênh phân phối. Do đó, một vài các đơn hàng nhỏ của khách hàng mua về dùng thử và đánh giá chất lượng cũng là tín hiệu tích cực đối với doanh nghiệp.

Bởi theo bà Nga, hiện các nhà sản xuất tại Lào Cai vẫn còn khá nhỏ bé nên việc đáp ứng các tiêu chuẩn đưa hàng vào kênh siêu thị quốc tế cũng như tiêu chuẩn của nhà mua quốc tế sẽ tốn nhiều chi phí và khiến họ e ngại.

Ví dụ, như đối với mặt hàng gạo Séng Cù, họ yêu cầu số lượng lớn vài ngàn tấn chúng tôi cũng khó đáp ứng hay vấn đề về bao bì với yêu cầu hút chân không, đảm bảo phù hợp yêu cầu an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc cũng không dễ thực hiện. Bởi đặc trưng tại vùng Tây Bắc, các hộ vẫn trồng theo mô hình nhỏ lẻ. Đây là những khó khăn ở chính nội tại của doanh nghiệp Việt Nam, nền sản xuất nông nghiệp Việt, chứ không phải vấn đề thị trường. “Như tại Thái Lan, 1 doanh nghiệp sản xuất trên 1 farm lớn, có hệ thống sản xuất bài bản từ đầu vào đến đầu ra. Do đó, sản phẩm đưa ra chất lượng rất đồng đều. Trong khi đó, tại Việt Nam, mỗi hộ sản xuất theo 1 quy trình riêng, khiến sản phẩm doanh nghiệp thu về chất lượng không đồng đều”, bà Nga chia sẻ.

Nói về thị trường Thái Lan, bà Nga chia sẻ, đây là thị trường khá tiềm năng vì gần Việt Nam, chi phí vận chuyển sang thị trường này không quá lớn, rẻ hơn sang EU, Mỹ,…

Tham gia Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan 2022 như là một bước để doanh nghiệp làm quen với thị trường này, nhằm giới thiệu các sản phẩm, thương hiệu đến với người tiêu dùng Thái. Đây cũng là cơ hội để doanh nghiệp lắng nghe các chia sẻ từ chính các nhà mua hàng trong việc cần cải tiến gì về sản phẩm, quy trình, các chứng nhận và từ đó quay lại hoàn thiện sản phẩm của mình.

"Cùng với những ý kiến đóng góp từ khách hàng khi dùng thử tại gian hàng, chúng tôi cũng xin thông tin của doanh nghiệp để có thể kết nối và làm việc sau này với họ. 30 - 40% khách hàng dùng thử đánh giá sản phẩm hiện hơi cay, đây cũng là cơ hội để chúng tôi cải thiện và tạo ra các dòng sản phẩm ít cay", bà Nga chia sẻ.

Mong muốn của Cội Việt cũng như nhiều doanh nghiệp lần đầu tham dự Tuần hàng Việt Nam tại Thái Lan là giới thiệu đến người tiêu dùng, doanh nghiệp Thái Lan biết rằng, Việt Nam có những sản phẩm như vậy. Có thể hiện tại các doanh nghiệp chưa xuất khẩu ngay được, nhưng trong vòng 1 - 2 năm tới, khi các doanh nghiệp đạt được các tiêu chuẩn, cùng với việc đẩy mạnh xây dựng thương hiệu sẽ mở ra cơ hội để doanh nghiệp tiếp cận thị trường nhanh hơn, dễ hơn và bền chắc hơn với người tiêu dùng xứ sở chùa Vàng.

"Với những bước đi như hiện nay, sản phẩm OCOP Lào Cai nói riêng và Tây Bắc nói chung vào thị trường Thái Lan sẽ dễ hơn. Và khi sản phẩm của chúng tôi vào được thị trường này sẽ là cơ hội để chúng tôi tiếp tục vào được các thị trường khác. Đây là con đường dài mà các doanh nghiệp như chúng tôi cần chinh phục", bà Nga chia sẻ.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: thị trường Thái Lan

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vẫn còn hơn 3,3 triệu ha rừng và đất rừng chưa có chủ

Vấn đề rừng chưa có chủ đã tồn tại nhiều năm qua, trong khi hàng nghìn hộ dân sống ở các vùng miền núi, đồng bào dân tộc thiểu số đang rất thiếu đất sản xuất.
Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Đưa sản phẩm OCOP Sơn La đến với người tiêu dùng

Tỉnh Sơn La đã mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm OCOP thông qua hàng loạt các hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm.
Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Đa dạng đầu ra cho nông sản Cao Bằng

Không chỉ tiêu thụ ở các kênh truyền thống, nông sản Cao Bằng còn được tích cực tiêu thụ trên sàn thương mại điện tử để đa dạng đầu ra.
Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nông dân Khmer vượt khó vươn lên, thoát nghèo bền vững

Nhờ các chính sách hỗ trợ, tạo sinh kế cho lao động nông thôn, đời sống bà con dân tộc Khmer ở An Giang đã từng bước phát triển, thoát nghèo bền vững.
Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Cargill khánh thành và bàn giao năm điểm trường mới tại khu vực miền núi phía Bắc

Ngày 16/3, Quỹ Từ thiện Cargill Cares hoàn thành và bàn giao thêm năm điểm trường mới tại các khu vực vùng cao, vùng sâu thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc.

Tin cùng chuyên mục

Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở Nghệ An

Tỉnh Nghệ An đã trao những căn nhà đầu tiên cho người nghèo, người có khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh vào sáng 16/3 tại huyện miền núi Kỳ Sơn.
Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Lâm Đồng có 451 người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số giai đoạn 2023 – 2027.
Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Mù Cang Chải: Đưa du lịch thành ngành mũi nhọn tạo bứt phá phát triển kinh tế

Với những lợi thế, “đặc sản” du lịch riêng có, huyện Mù Cang Chảỉ (Yên Bái) đã, đang đưa du lịch trở thành mũi nhọn, tạo bứt phát phát triển kinh tế địa phương.
Cà Mau tập huấn quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số

Cà Mau tập huấn quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Cà Mau vừa thực hiện tập huấn kiến thức pháp luật về quyền dân sự chính trị cho đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương.
Vĩnh Long phát triển du lịch làng nghề gắn với đồng bào dân tộc thiểu số

Vĩnh Long phát triển du lịch làng nghề gắn với đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Vĩnh Long tập trung phát triển du lịch gắn với làng nghề truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Krông Pắc rực rỡ sắc màu văn hóa chào Lễ hội Cà phê

Huyện Krông Pắc, tỉnh Đắk Lắk tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa hưởng ứng Lễ hội Cà phê Buôn Ma Thuột lần thứ 8 thu hút đông đảo du khách tham gia hưởng ứng.
Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Hiệp hội Thương mại điện tử hiến kế đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử

Việc đưa nông sản miền núi, dân tộc lên sàn thương mại điện tử là hoạt động không dễ, cần sự vào cuộc của cả doanh nghiệp, địa phương và người nông dân.
Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Mãn nhãn hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê

Người dân và du khách tại thành phố Buôn Ma Thuột (Đắk Lắk) cảm thấy mãn nhãn với những tác phẩm nghệ thuật tại hội thi chế tác sản phẩm mỹ nghệ từ cây cà phê.
“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

“Đi cùng nhau” để phát triển ngành hàng sầu riêng

Để phát triển hiệu quả ngành hàng sầu riêng, Bộ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Minh Hoan lưu ý “Muốn đi nhanh thì đi một mình, muốn đi xa thì đi cùng nhau”.
Vì sao hơn 1.500 cô đỡ thôn bản ngừng hoạt động?

Vì sao hơn 1.500 cô đỡ thôn bản ngừng hoạt động?

Ngày 10/3, Bộ Y tế phối hợp với Ủy ban dân tộc, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc tổ chức hội nghị nhằm vận động chính sách hỗ trợ đội ngũ cô đỡ thôn bản.
Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Đắk Lắk sắp có nhà máy chế biến trái cây xuất khẩu hơn 476 tỷ đồng

Nhà máy Chế biến Trái cây xuất khẩu Chánh Thu Đắk Lắk có công suất 70.000 tấn nguyên liệu/năm với tổng số vốn đầu tư hơn 476 tỷ đồng vừa được khởi công xây dựng
Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Đưa nông sản miền núi lên sàn thương mại điện tử: Kinh nghiệm từ trái vải thiều Bắc Giang

Bắc Giang được đánh giá là một trong những địa phương có được thành công lớn trong tiêu thụ nông sản trên sàn thương mại điện tử.
Gắn kết nghĩa tình các dân tộc tại thành phố Buôn Ma Thuột

Gắn kết nghĩa tình các dân tộc tại thành phố Buôn Ma Thuột

Ngày hội Văn hóa Thể thao các dân tộc thiểu số thành phố Buôn Ma Thuột góp phần xây dựng tình đoàn kết gắn bó cộng đồng giữa các dân tộc.
Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học

Đưa không gian văn hóa dân tộc Ba Na vào lớp học

Từ các dụng cụ sinh hoạt hằng ngày, những bộ trang phục truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số, các thầy cô đã tạo không gian văn hóa Ba Na ngay tại lớp học
Về nơi nuôi ong lấy mật

Về nơi nuôi ong lấy mật

Đầu tháng 3, là đợt lấy mật đầu tiên của vụ mùa mật ong. Nghề 'một vốn bốn lời' này đã kéo dài hàng chục năm nay, mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Chung tay san sẻ khó khăn cùng phụ nữ dân tộc thiểu số

Dự án Home for Life của Home Credit được triển khai tại tỉnh Yên Bái nhằm hỗ trợ phụ nữ, nhất là phụ nữ dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn.
Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Lịch sử hơn 100 năm cây cà phê đến với thủ phủ Đắk Lắk

Vào năm 1922, hơn một thập kỷ trôi qua thì từng đó năm cây cà phê được người phương Tây di thực đến vùng đất Đắk Lắk.
Bộ tư lệnh Quân khu 7 gặp mặt đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn

Bộ tư lệnh Quân khu 7 gặp mặt đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn

Ngày 2/3, tại TP. Hồ Chí Minh Bộ tư lệnh Quân khu 7 tổ chức gặp mặt đại biểu chức sắc tôn giáo trên địa bàn đầu Xuân Quý Mão năm 2023.
Bạc Liêu: Thúc đẩy bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số

Bạc Liêu: Thúc đẩy bình đẳng giới cho đồng bào dân tộc thiểu số

Các học viên tham gia lớp tập huấn cần tăng cường công tác tuyên truyền giúp người dân tộc thiểu số nâng cao ý thức, hướng tới bình đẳng giới.
Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Bài 2: Xóa nghèo từ cây dược liệu

Nhờ dự án bảo tồn, phát huy giá trị cây dược liệu đã mở ra hy vọng giúp bà con dân tộc Thái ở Quỳ Hợp (Nghệ An) có cuộc sống ấm no, phát triển bền vững hơn.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động