Trong đó, kiểm tra, xử lý 85 vụ vi phạm về kinh doanh rượu không rõ nguồn gốc, phạt tiền 56.617.000 đồng, tịch thu 51 chai và 2.902 lít rượu.
Phát hiện 11 vụ thực phẩm nhập lậu, phạt tiền 9.000.000 đồng, trị giá hàng hóa 13.507.000 đồng; Thực phẩm không rõ nguồn gốc, xuất xứ: 100 vụ, phạt tiền 88.017.000 đồng, trị giá hàng hóa 113.463.000 đồng; Kinh doanh hàng quá hạn sử dụng 4 vụ, phạt tiền 2.400.000 đồng, trị giá hàng hóa 1.835.000 đồng; Vi phạm quy định an toàn thực phẩm: 13 vụ, phạt tiền 9.400.000 đồng.
Hàng hóa tịch thu, tiêu huỷ gồm: 300 kg tôm đông lạnh, 350 kg cá trê giống, 150 kg vịt đông lạnh, 250 kg hến hoa, 168 lon bia, 400 kg kẹo mút, 70 gói ô mai, 26 gói bột nêm, 49 gói bánh cay, 42 kg tương ớt, 56 gói bim bim, 118 chiếc bánh mỳ các loại, 96 lọ mù tạt, 10 kg mứt xoài, 6 gói thịt bò khô, 31 hộp ruốc tép, 16 hộp mắm tép, 16 hộp ngô ....
Tịch thu & tiêu hủy toàn bộ số tóp mỡ hôi thối (Ảnh QLTTQN cung cấp) |
Một số vụ điển hình như: ngày 21/5, Đội QLTT số 14 tiến hành kiểm tra 3 xe ô tô (BKS: 34C- 09622; BKS: 89C- 07444; BKS: 34C- 06013) đã phát hiện trên 3 xe chở 45.000 kg tóp mỡ động vật đã chuyển màu đen, bốc mùi ôi khét, có dòi, bọ. Qua xác minh, toàn bộ số tóp mỡ hư thối này mua của ông Hà Hữu Nam ở tổ 3, khu 6- Hải Tân- Hải Dương với giá 1.000 đồng/kg. Chi cục QLTT đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính 12.500.000 đồng, tịch thu và đưa đi tiêu hủy toàn bộ số hàng trên theo quy định.
Trong tháng 5, Chi cục QLTT Quảng Ninh còn cử cán bộ tham gia 3 đoàn kiểm tra liên ngành, tiến hành kiểm tra 326 lượt cơ sở sản xuất, kinh doanh, Lấy 209 mẫu thử nhanh. Kết quả 199 mẫu âm tính; 10 mẫu cho kết quả dương tính (gồm 1 mẫu đậu cove, 6 mẫu thuốc bảo vệ thực vật, 3 mẫu tinh bột trên mỡ). Đồng thời, Chi cục cũng lấy mẫu gửi Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh kiểm định 8 mẫu (4 mẫu hoa quả, 2 mẫu bún, 2 mẫu rượu).
Phó Chi trưởng Chi cục QLTT Quảng Ninh- Nguyễn Văn Thoại- cho biết, công tác kiểm tra ATTP của lực lượng QLTT Quảng Ninh còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc, nhất là công tác tuyên truyền phổ biến pháp luật về ATTP. Đáng chú ý, thiếu những cán bộ, kiểm soát viên được đào tạo chuyên sâu về ATTP, cũng như kinh phí phục vụ cho hoạt động thanh, kiểm tra ATTP và kinh phí lấy mẫu, tạm giữ, bảo quản hàng hóa, tiêu hủy còn hạn hẹp.
Để giải quyết những khó khăn trên, Chi cục QLTT Quảng Ninh đề nghị, các địa phương trên địa bàn thường xuyên thực hiện công tác tuyên truyền, phổ biến hướng dẫn pháp luật về ATTP, tăng cường các biện pháp phòng chống ngộ độc thực phẩm trên địa bàn; đồng thời chủ động phối hợp với các sở, ngành có liên quan tổ chức các lớp tập huấn cho cán bộ trực tiếp quản lý về ATTP cấp huyện, xã, phường, đặc biệt là cán bộ ngành nông nghiệp và công thương.
Chi cục QLTT Quảng Ninh cũng đề nghị Trung ương, tỉnh bố trí kinh phí hợp lý phục vụ công tác quản lý Nhà nước về an toàn thực phẩm cho tuyến huyện và tuyến xã như: bổ sung trang thiết bị kiểm tra nhanh, lấy mẫu kiểm nghiệm, tiêu hủy, in ấn tài liệu tuyên truyền, đào tạo, tập huấn…