Quản lý an toàn đập, quy trình vận hành hồ chứa thuỷ điện đã đi vào nền nếp

“Việc thực hiện các quy định pháp luật hiện hành của các chủ đầu tư thủy điện về quản lý an toàn đập, quy trình vận hành đơn hồ, liên hồ chứa nhìn chung đã được thực hiện khá nghiêm túc” – Bộ Công Thương đánh giá trong Báo cáo trình Chính phủ về kết quả triển khai thực hiện Nghị quyết số 62/2013/QH13 của Quốc hội Khóa XIII về tăng cường công tác quản lý quy hoạch, đầu tư xây dựng, vận hành khai thác công trình thủy điện

Nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn đập, hồ chứa thuỷ điện

Theo Bộ Công Thương, thực hiện quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP ngày 04/9/2018 của Chính phủ về quản lý an toàn đập, hồ chứa (Đ-HC) , Bộ Công Thương đã phối hợp với UBND các tỉnh có công trình thủy điện rà soát và trình Thủ tướng ban hành Quyết định số 470/QĐ-TTg ngày 26/4/2019 ban hành Danh mục Đ-HC thuộc loại đập, hồ chứa quan trọng đặc biệt thuộc thẩm quyền quyết định của Thủ tướng Chính phủ và Quyết định số 472/QĐ-BCT ngày 05/3/2019 ban hành Danh mục Đ-HC lớn, vừa, nhỏ xây dựng trên địa bàn từ hai tỉnh trở lên thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng Bộ Công Thương làm cơ sở pháp lý thực hiện công tác quản lý an toàn Đ-HC theo loại Đ-HC.

quan ly an toan dap quy trinh van hanh ho chua thuy dien da di vao nen nep
Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 62/2013/QH13 trong lĩnh vực thủy điện (Ảnh minh hoạ)

Cũng trong năm 2019, Bộ Công Thương đã tổ chức thanh, kiểm tra chuyên ngành theo kế hoạch tại 07 công trình thủy điện, kết quả cho thấy, hầu hết các đơn vị đều có vướng mắc trong việc triển khai xây dựng các phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp, phương án bảo vệ đập; hiệu chỉnh quy trình vận hành hồ chứa... theo quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP. Những vướng mắc này đã được Bộ Công Thương hướng dẫn kịp thời và hiện đã được quy định cụ thể tại Thông tư số 09/2019/TT-BCT ngày 08/7/2019 của Bộ Công Thương quy định về quản lý an toàn Đ-HC.

Báo cáo chi tiết việc thực hiện các quy định về quản lý an toàn Đ-HC của các chủ sở hữu, Bộ Công Thương cho biết, đến nay, cả 401/401 hồ chứa trong cả nước đã thực hiện đăng ký an toàn đập, báo cáo hiện trạng an toàn đập và xây dựng trình cơ quan có thẩm quyền hoặc tự phê duyệt quy trình vận hành hồ chứa. Có 350/401 Đ-HC đã xây dựng phương án ứng phó thiên tai; 135/401 Đ-HC đã xây dựng phương án ứng phó với tình huống khẩn cấp; 180/401 Đ-HC xây dựng phương án bảo vệ đập và 180/401 Đ-HC có phương án bảo vệ được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.

“Kết quả xây dựng các phương án ứng phó thiên tai; ứng phó với tình huống khẩn cấp; bảo vệ Đ-HC hiện còn thấp do các quy định tại Nghị định số 114/2018/NĐ-CP chưa được cụ thể, chi tiết” – Báo cáo của Bộ Công Thương đánh giá và cho biết, để khắc phục những khó khăn này, Bộ Công Thương bàn hành Thông tư số 09/2019/TT-BCT quy định chi tiết các nội dung trên.

Cùng đó, thực hiện chức năng, nhiệm vụ về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện, Bộ Công Thương đã tổ chức 02 hội nghị hướng dẫn thực hiện Nghị định số 114/2018/NĐ-CP và Thông tư số 09/2019/TT-BCT cho các chủ sở hữu Đ-HC và Sổ Công Thương các địa phương.

Siết chặt công tác lập và thực hiện Quy trình vận hành hồ chứa, liên hồ chứa

Thực hiện nghiêm các quy định về xây dựng và thực hiện Quy trình vận hành (QTVH) hồ chứa, hiện nay, cả 401/401 hồ chứa đã có QTVH được thẩm định, phê duyệt.

Các QTVH đều đã quy định cụ thể về công tác chuẩn bị phòng, chống lụt bão cũng, như: quan trắc, bão dưỡng để đảm bảo công trình vận hành chống lũ an toàn. Việc thông báo cho chính quyền và nhân dân địa phương sinh sống tại khu vực hạ lưu công trình trước khi xả lũ cũng được quy định cụ thể trong QTVH với nhiều hình thức như hiệu lệnh còi, văn bản, điện thoại, fax, thư điện tử,... cho từng trường hợp vận hành.

Ngoài ra, QTVH cũng quy định cụ thể trách nhiệm phối hợp giữa chủ đập và chính quyền địa phương, đặc biệt là cơ quan Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT&TKCN) tại địa phương trong quá trình vận hành xả lũ.

Đánh giá việc thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện, Bộ Công Thương cho biết cơ bản đã phù hợp với pháp luật hiện hành, với thực tế và điều kiện khí tượng thủy văn, địa hình hành lang thoát lũ,... Theo đó, các chủ đập thủy điện đã tuân thủ về nguyên tắc xả lũ, thao tác, phương thức vận hành các cửa van đập tràn, công tác chuẩn bị phòng, chống lụt, bão và chế độ thông tin, báo cáo cho địa phương. Các chủ đập cũng đã phối hợp chặt chẽ với địa phương xây dựng các quy định về cách thông báo và ứng xử với từng trường hợp cụ thể, thiết lập hệ thống cảnh báo xả lũ dọc sông tại các vị trí cần thiết, chủ động đề xuất để tham gia vào Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão của địa phương và mời đại diện của địa phương tham gia Ban Chỉ huy phòng, chống lụt, bão của nhà máy (Điển hình, như: các hồ A Vương, Sông Tranh 2 trên lưu vực sông Vu Gia - Thu Bồn; các hồ Buôn Kuốp, Buôn Tua Srah, Srêpôk 3 trên lưu vực sông Srêpôk,..).

Trong khi đó, trên cùng lưu vực sông lớn, các chủ đập đã chủ động phối hợp với chính quyền địa phương cùng xây dựng và thống nhất Quy chế phối hợp, chương trình hành động và quy chế chung trong công tác vận hành xả lũ, tổ chức dự báo và đo đạc các yếu tố khí tượng, thủy văn phục vụ công tác vận hành hồ. Các hồ chứa lớn cơ bản đã lắp đặt và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo hạ du khi điều tiết lũ, phát điện. Phần lớn các đơn vị đã xây dựng quy chế chia sẻ thông tin giữa các công trình trên cùng bậc thang và Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của tỉnh.

Ngoài ra, phần lớn các hồ chứa thủy điện lớn ở khu vực miền Trung và Tây Nguyên đã lắp đặt hệ thống tự động thu thập thông tin vận hành truyền về Ban Chỉ huy PCTT&TKCN của tỉnh, giúp cho địa phương chủ động điều hành việc điều tiết các hồ trên địa bàn giảm lũ có hiệu quả.

Hầu hết các vị quản lý vận hành các hồ chứa thủy điện đã nghiêm túc vận hành theo quy trình đã được phê duyệt, đảm bảo an toàn hồ đập, góp phần nâng cao hiệu quả chống lũ, giảm lũ cho hạ du, cấp nước cho sản suất nông nghiệp và sinh hoạt, góp phần quan trọng trong hiệu quả phát điện.

Tuy nhiên, qua kiểm tra, vẫn còn một số tồn tại, hạn chế trong các QTVH và thực hiện vận hành hồ chứa thủy điện. Cụ thể, số liệu dự báo của các Đài khí tượng thủy văn khu vực và địa phương còn chưa kịp thời hoặc độ chính xác chưa đảm bảo nên việc chỉ đạo,vận hành xả lũ và chủ động chống lũ cho hạ du còn hạn chế.

Hơn nữa, công tác tổ chức tập huấn và tuyên truyền cho nhân dân ở những khu vực bị ảnh hưởng phía hạ lưu về những quy định xả lũ để hiểu và chủ động phòng tránh thiệt hại chưa được chú trọng đúng mức ở nhiều công trình thủy điện. Năng lực của cán bộ vận hành công trình và cơ quan quản lý nhà nước ở địa phương còn hạn chế, tại một số công trình thủy điện còn thiếu cán bộ vận hành có kinh nghiệm hoặc chưa được trang bị đầy đủ kiến thức vận hành…

Đặc biệt, một số nhà máy thuỷ điện còn có thời điểm chưa tuân thủ đúng các quy định vận hành (xả lưu lượng tối thiểu cho hạ du; thực hiện việc thông tin, thông báo; lắp đặt hệ thống thông báo, cảnh báo xả lũ, xả nước phát điện, lắp đặt hệ thống quan trắc mưa, lưu lượng,...), như: thuỷ điện Hố Hô, Vĩnh Sơn 5, Nà Loà, Bắc Khê 1, Đăk Mi 4,... Bộ Công Thương đã phối hợp với địa phương chỉ đạo các nhà máy này thực hiện nghiêm túc, kịp thời theo đúng quy định.

Trong thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan để triển khai thực hiện tốt Nghị quyết số 62/2013/QH13 trong lĩnh vực thủy điện và kiên quyết chỉ đạo, xử lý các trường hợp vi phạm hoặc không thực hiện nghiêm túc các quy định hiện hành về vận hành hồ chứa theo đúng quy định.
Hoàng Châu
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: an toàn hồ đập

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Sửa đổi Luật Hóa chất thúc đẩy phát triển bền vững, hướng tới kinh tế xanh

Góp ý dự án Luật Hóa chất (sửa đổi), ĐBQH kiến nghị bổ sung thêm lĩnh vực đầu tư tổ hợp sản xuất hóa chất từ nguyên liệu tái chế, nhằm hướng đến kinh tế xanh.
Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Hội thảo khoa học "Phục hồi và phát triển ngành đóng tàu TP. Hải Phòng"

Ngành đóng tàu TP. Hải Phòng tiếp tục khẳng định vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ lực của thành phố và đất nước.
Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên

Chính phủ đã ban hành quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.

Tin cùng chuyên mục

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Khuyến công Bình Định hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì, xây dựng điểm giới thiệu sản phẩm

Chương trình khuyến công của tỉnh Bình Định đã hỗ trợ hiệu quả cho doanh nghiệp thiết kế bao bì đóng gói, xây dựng điểm trưng bày, giới thiệu sản phẩm.
Bài 4: Kỳ vọng thổi

Bài 4: Kỳ vọng thổi 'luồng sinh khí' mới vào nền kinh tế

Đại biểu Quốc hội cho rằng, tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam như "con rồng" hiện thân, vươn lên để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới.
Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, sản xuất công nghiệp của Nam Định dự kiến tăng 14,5%

Năm 2024, kinh tế của Nam Định duy trì tốc độ tăng trưởng khá, trong đó chỉ số sản xuất công nghiệp ước tăng 14,5%, kim ngạch xuất khẩu tăng ước 30,8%.
Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Chấp thuận đầu tư gần 3.000 tỷ đồng vào khu công nghiệp Đồng Văn VI

Ngày 19/11 Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà ký Quyết định 1426/QĐ-TTg về chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Đồng VI.
Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Chấp thuận đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II, Hà Nam

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình II - Giai đoạn I có diện tích 226,6ha, với vốn đầu tư 2.610,423 tỷ đồng.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024: Quy mô cực lớn, nhiều bất ngờ chờ đón

Sáng 19/11, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức họp báo công bố thông tin về Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024.
Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Hiệp hội Dệt may Việt Nam thông tin về lễ kỷ niệm 25 năm thành lập và hội nghị tổng kết 2024

Sáng 19/11, Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã tổ chức họp báo thông tin về Lễ kỷ niệm 25 thành lập Vitas và Hội nghị Tổng kết 2024.
Bài 3: Đại biểu Quốc hội

Bài 3: Đại biểu Quốc hội 'hiến kế' để dự án về đích thành công

Để phát huy hiệu quả cao nhất trong triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, theo ĐBQH ngoài cơ chế đặc thù, cần quan tâm vấn đề công nghệ, nhân lực...
Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước

Bài 2: Bệ phóng để ngành công nghiệp chế tạo trong nước 'vươn tầm'

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam sẽ tạo đòn bẩy cho công nghiệp đường sắt, từ đó lan tỏa, tạo động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp cơ khí chế tạo.
Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn mở rộng thị trường tại Brazil

Tập đoàn Hoá chất Việt Nam mong muốn hợp tác với các đối tác Brazil để phát triển sản phẩm mới, mở rộng thị trường.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

Bài 1: Công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược

Tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam là công trình có tính biểu tượng, ý nghĩa chiến lược, đặc biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, xã hội.
AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

AP Saigon Petro ra mắt máy thay nhớt tự động 3R dành cho xe máy

Ngày 14/11, Công ty Cổ phần AP Saigon Petro cho ra mắt máy thay nhớt tự động 3R, một giải pháp công nghệ tiên tiến dành cho dầu nhớt và bảo dưỡng xe máy.
10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

10 tháng năm 2024, nhà máy Z183 (Bộ Quốc phòng) đạt doanh thu gần 1.000 tỷ đồng

Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Thượng tướng Phạm Hoài Nam đã có buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt Nhà máy Z183 thuộc Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Thanh Hóa: Hoạt động sản xuất công nghiệp tiếp tục có nhiều khởi sắc

Hoạt động sản xuất công nghiệp của tỉnh Thanh Hóa có nhiều khởi sắc, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn ngành năm 2024 dự kiến tăng trên 19% so với cùng kỳ.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội cho ngành thép

Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, một dự án trọng điểm của Việt Nam, hứa hẹn tác động lớn đến phát triển kinh tế, trong đó có cơ hội cho ngành thép.
Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Lai Châu: Kiểm tra hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn

Công an tỉnh Lai Châu tổ chức kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật trong hoạt động sử dụng vật liệu nổ công nghiệp trên địa bàn…
Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Mỹ, Nga, Italy sẽ tham gia triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024

Công tác chuẩn bị cho Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024 đang được hoàn thiện nhiều hạng mục dự kiến sẽ chính thức khai mạc vào tháng 12 tới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động