Thứ sáu 25/04/2025 13:41
Tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi

“Quả ngọt” từ những “vườn ươm"

Tuyên dương học sinh dân tộc thiểu số học giỏi là hoạt động hàng năm của Ủy ban Dân tộc. Ðây là hoạt động nhằm động viên những tấm gương học sinh dân tộc thiểu số vượt khó, vươn lên trong học tập và cuộc sống, giành giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, quốc tế và đỗ thủ khoa, điểm cao tại kỳ thi tuyển sinh đại học và cao đẳng…
Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm UBDT Nông Quốc Tuấn (giữa) trao bằng khen cho các em học sinh DTTS học giỏi

Giáo dục vùng dân tộc thiểu số được quan tâm, đầu tư

Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, trong thời gian vừa qua, giáo dục vùng đồng bào dân tộc đã có bước phát triển vững chắc về mọi mặt, góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng vùng dân tộc thiểu số và miền núi…

Trước hết phải kể đến mạng lưới trường lớp, cơ sở giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi được củng cố và phát triển. Đến nay, phần lớn thôn bản vùng cao, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới đã có trường, lớp mầm non, tiểu học. Hầu hết các xã đã có trường trung học cơ sở, các huyện đã có trường trung học phổ thông. Khu vực miền núi đã có nhiều trường mầm non, trường phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc gia. Hệ thống các trường phổ thông dân tộc nội trú, phổ thông dân tộc bán trú và trường dự bị đại học dân tộc cơ bản đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn cán bộ người dân tộc thiểu số và miền núi.

Về phát triển quy mô, mạng lưới và nâng cao chất lượng đào tạo trong các trường phổ thông dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú có thể nói ngày càng được quan tâm mở rộng và hiệu quả. Hiện nay, trường phổ thông dân tộc nội trú được thành lập ở 50 tỉnh, thành phố với 314 trường gồm: 3 trường trực thuộc Bộ Giáo dục đào tạo, 51 trường cấp tỉnh và 260 trường cấp huyện. Tổng số học sinh dân tộc nội trú toàn quốc là gần 92.000 học sinh. Tất cả các dân tộc thiểu số đều có con em theo học tại trường phổ thông dân tộc nội trú. Chất lượng giáo dục toàn diện của các trường phổ thông dân tộc nội trú đã được nâng lên…

Nhiều tấm gương học sinh dân tộc vượt khó

Sự quan tâm từ nhiều phía trong việc đầu tư, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo vùng miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã tạo môi trường giáo dục ngày một tốt hơn, tạo những “vườn ươm” giúp cho ra những “quả ngọt” là các em học sinh vượt khó với những thành tích học tập ấn tượng. Năm học nào cũng có những em học sinh dân tộc thiểu số vượt khó, vươn lên học giỏi…

Trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia năm 2016 đã có 102 học sinh dân tộc thiểu số đạt giải, trong đó có 1 em đạt giải Nhất (em Lưu Ngọc Hân, dân tộc Hoa, đạt giải Nhất môn tiếng Trung), 16 em đạt giải Nhì, 44 em đạt giải Ba và 41 em đạt giải Khuyến khích. Nhiều em đạt giải cao ở các môn như: Ngữ văn, lịch sử, vật lý, hóa học. Có nhiều em là học sinh dân tộc ít người như: Em Tô Thị Nhung, dân tộc Sán Dìu ở Thái Nguyên; em Đàm Thị Vân Anh, Hoàng Thùy Trang, Lương Thị Phấn dân tộc Cao Lan ở Tuyên Quang; em Lệnh Kim Tuyến dân tộc Giáy ở Hà Giang… đã đạt giải học sinh giỏi quốc gia.

Không chỉ đạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi quốc gia, năm học vừa qua, 39 em đã đỗ điểm cao 27 điểm trở lên (3 môn) khi xét tuyển và đại học kỳ thi Trung học phổ thông quốc gia năm 2016…

Nguyễn Quang

Tin cùng chuyên mục

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố