Quá chậm trễ chọn sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 - nhà trường lo lắng, phụ huynh sốt ruột

Học sinh, phụ huynh và giáo viên đều lo lắng, sốt ruột vì thiếu thông tin về SGK, đặc biệt là thông tin các bộ sách lớp 4, 8, 11 theo Chương trình giáo dục mới.
Đề xuất quy định giá trần sách giáo khoa, giữ Quỹ bình ổn giá xăng dầu Bộ Giáo dục và Đào tạo “điểm” nhiều vi phạm trong lựa chọn mua sách giáo khoa tại 6 tỉnh

Ngay khi năm học cũ kết thúc, các trường phải bắt tay vào công tác chuẩn bị cho năm học mới, nhất là việc thông tin đến phụ huynh học sinh về sách giáo khoa (SGK). Tuy nhiên, với cả học sinh, phụ huynh và giáo viên lúc này đều đang lo lắng, sốt ruột vì thiếu thông tin về SGK, đặc biệt là thông tin các bộ sách lớp 4, lớp 8, lớp 11 theo Chương trình giáo dục phổ thông mới.

Sách giáo khoa mới sử dụng cho năm học 2023 - 2024 được trưng bày tại buổi giới thiệu sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 của các nhà xuất bản tổ chức tại Hà Nội.
Sách giáo khoa mới sử dụng cho năm học 2023 - 2024 được trưng bày tại buổi giới thiệu sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 của các nhà xuất bản tổ chức tại Hà Nội.

Các nhà xuất bản "ngồi chờ" in SGK

Theo yêu cầu của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cùng với việc đảm bảo tiến độ năm học, các địa phương thực hiện lựa chọn sách giáo khoa SGK lớp 4, 8, 11 và phải hoàn thành 4 tháng trước ngày khai giảng năm học mới. Có nghĩa, trước ngày 5/5, các địa phương phải hoàn tất việc chọn sách và báo cáo danh mục SGK lựa chọn về Bộ Giáo dục và Đào tạo, cũng như gửi số lượng sách được chọn về các đơn vị xuất bản để kịp thời tổ chức in ấn, phát hành SGK cho năm học mới.

Cô Lê Thị Hằng - Giáo viên THCS tại tỉnh Thanh Hoá liên tục nhận được câu hỏi từ phụ huynh, học sinh thông tin về sách giáo khoa cho năm học tới.

Hà Nội là địa phương đã hoàn thành và công bố danh mục sách giáo khoa lớp 4, 8 và 11 sử dụng trong năm học tới. Dù vậy, nhiều phụ huynh tỏ ra sốt ruột khi đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa nhận được thông báo chính thức của nhà trường về các đầu mục sách giáo khoa cho năm học tới.

Liên quan vấn đề này, trong buổi báo cáo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại Trụ sở Chính phủ ngày 10.5 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, đã có 37/63 tỉnh, thành phố chọn xong SGK lớp 4, 8, 11.

Như vậy, quá thời hạn ngày 5.5 vẫn còn 26 địa phương chưa thực hiện xong việc này.

Hiện đã gần hết tháng 5, nhưng các đơn vị xuất bản, phát hành vẫn chưa nhận được danh mục và số lượng sách cần cung ứng do các địa phương gửi về.

Đại diện Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam cho biết, nhà xuất bản đang triển khai in trên cả nước đối với các sách giáo khoa tái bản; chuẩn bị sẵn vật tư để tiến hành in sách giáo khoa lớp 4, 8, 11 ngay khi có kết quả lựa chọn của các địa phương. Nhưng khó khăn hiện nay là vẫn phải chờ các địa phương gửi số lượng sách cần cung ứng về để kịp phát hành sách trước ngày 15.6.2023.

Tính đến ngày 10.5, có 37/63 tỉnh, thành phố chọn xong SGK lớp 4, 8, 11 cho năm học mới.Ảnh: Linh Anh
Tính đến ngày 10.5, có 37/63 tỉnh, thành phố chọn xong SGK lớp 4, 8, 11 cho năm học mới.Ảnh: Vân Trang

Chậm trễ - trách nhiệm của các sở Giáo dục và Đào tạo

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội - Nguyễn Thị Kim Thúy cho rằng, đến thời điểm này mà gần một nửa số tỉnh, thành phố chưa hoàn thành việc lựa chọn SGK mới cho các lớp 4, 8, 11 và hầu hết các tỉnh, thành phố chưa đăng kí số lượng sách với các đơn vị xuất bản, phát hành là quá chậm trễ.

“Trách nhiệm này trước hết thuộc về Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố và cơ quan tham mưu, giúp việc cho Uỷ ban nhân dân là các Sở Giáo dục và Đào tạo. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng có trách nhiệm vì không giám sát và đôn đốc các tỉnh, thành phố hoàn thành công việc đúng tiến độ” - đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý nêu quan điểm.

Bà Thuý cho biết, đã nhận được nhiều phản ánh rằng nhiều tổ chuyên môn, nhiều trường còn phải làm lại biên bản chọn sách cho phù hợp với ý kiến cấp trên. Có một địa phương tổ chức biên soạn bộ sách riêng, do đó chỉ chọn sách của mình, chặn đứng các bộ sách khác.

Tình trạng trên càng phổ biến và trầm trọng hơn khi Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Thông tư số 25/2020/TT-BGDĐT hướng dẫn lựa chọn SGK theo quy định của Luật Giáo dục 2019. “Thông tư 25 tuy có hướng dẫn quy trình chọn sách từ cấp cơ sở trở lên nhưng trao quyền bỏ phiếu quyết định lựa chọn sách của mỗi môn học cho một hội đồng 15 người; không hề có quy định là khi một quyển SGK được các cơ sở giáo dục lựa chọn với tỉ lệ như thế nào thì hội đồng có trách nhiệm lựa chọn quyển sách ấy. Thông tư cũng không hề quy định chế tài xử lí những hành vi tiêu cực hoặc vi phạm quyền dân chủ của cơ sở giáo dục trong việc lựa chọn sách” - bà Thuý phân tích.

Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thuý cho biết, trên thực tế, Bộ Giáo dục và Đào tạo và thanh tra ở các địa phương buông lỏng kiểm tra, thanh tra và xử lí vi phạm trong hoạt động này. Gần đây, do Quốc hội tiến hành giám sát về việc đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, một số địa phương chống đỡ bằng cách phê duyệt những danh mục gồm tất cả các bộ SGK nhưng việc chỉ đạo thực hiện chọn sách trong danh mục ấy như thế nào thì phải kiểm tra, thanh tra, giám sát chặt.

“Nếu chúng ta không kiên quyết phát hiện, xử lí những hiện tượng chạy chọt, đi đêm rồi có ngày hối không kịp. Điều đáng lo ngại nhất là việc lựa chọn sách thiếu minh bạch, khách quan chẳng những không khuyến khích được sự thi đua giữa các tổ chức, cá nhân biên soạn, xuất bản, phát hành SGK mà còn có khả năng khuyến khích cạnh tranh không lành mạnh, dần dần làm sai lệch chủ trương xã hội hoá, thậm chí xoá bỏ việc xã hội hoá trong lĩnh vực này, trở lại tình trạng độc quyền như cũ” - bà Thuý nêu quan điểm.

Theo Lao Động
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Giáo dục và Đào tạo

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Company Day 2025: Bệ phóng cho sinh viên bước vào ngành dầu khí

Ngày hội hướng nghiệp giúp sinh viên ngành dầu khí rèn luyện bản thân, chuẩn bị hành trang hội nhập vào môi trường làm việc chuyên nghiệp, nhiều thách thức.
Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Cải tạo nhà vệ sinh cho trường học vùng sâu Yên Bái

Hơn 600 học sinh tại hai điểm trường vùng sâu huyện Văn Chấn, Yên Bái đã có nhà vệ sinh đạt chuẩn nhờ dự án cải tạo do Quỹ Toyota Việt Nam triển khai.
Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thi tốt nghiệp 2025: Thủ tướng yêu cầu kiểm soát chặt

Thủ tướng Chính phủ vừa ban hành Công điện số 58/CĐ-TTg về việc tổ chức kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông và tuyển sinh đầu cấp giáo dục phổ thông năm 2025.
PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

PGS.TS Tô Văn Hòa làm Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội

Ngày 8/5, Trường Đại học Luật Hà Nội tổ chức hội nghị công bố Quyết định công nhận Quyền Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội nhiệm kỳ 2020 - 2025.
Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Doanh nghiệp và nhà trường hợp tác đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng

Trung tâm Giải pháp HVAC sẽ giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực tiết kiệm năng lượng.

Tin cùng chuyên mục

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

SEA-PLM 2024: Học sinh Việt Nam đứng top đầu khu vực

Học sinh tiểu học Việt Nam tiếp tục nằm trong top đầu ở cả 3 lĩnh vực Toán, Đọc hiểu và Viết so với các nước khu vực Đông Nam Á.
Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Dự án khởi nghiệp: Trợ lực từ vốn mồi

Việc hỗ trợ nguồn vốn sẽ giúp các nhóm sinh viên hoàn thiện và hiện thực hóa các dự án khởi nghiệp hướng đến khởi tạo doanh nghiệp tạo tác động xã hội.
Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định bốn ngành học

Trường Đại học Gia Định đón nhận kiểm định chất lượng cho bốn ngành học, khẳng định cam kết về đào tạo chất lượng cao trong năm 2025.
Trung tâm dạy thêm mọc như

Trung tâm dạy thêm mọc như 'nấm sau mưa': Cảnh báo khoảng trống quản lý

Sau khi Thông tư 29 đi vào thực thi, các trung tâm giáo dục mọc lên như “nấm sau mưa”, cảnh báo công tác quản lý và chất lượng dạy, học.
Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm: 28 năm chắp cánh ước mơ

Với lối đi riêng, thấu hiểu triết lý trong giáo dục, Trường Tiểu học Đoàn Thị Điểm đã xây dựng một môi trường giáo dục "trưởng thành" từ sự khác biệt.
Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Đại học Văn Lang bị ‘tấn công’: Không thể bao biện là “bảo vệ lẽ phải”

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh, nhiều sinh viên của Đại học Văn Lang bị ảnh hưởng nghiêm trọng, thậm chí bị tấn công trên mạng xã hội và ngoài đời.
Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Dạy 2 buổi/ngày, không thu phí và Nhà nước hỗ trợ bữa trưa vùng biên sẽ là những chủ trương nhân văn của Đảng, chạm tới trái tim hàng triệu gia đình Việt.
Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh nhận tài trợ HVAC

Trung tâm giải pháp HVAC giúp Đại học Công nghiệp TP. Hồ Chí Minh tạo bước đột phá đào tạo thực tiễn, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao ngành kỹ thuật.
Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Danh sách thí sinh được miễn thi tốt nghiệp THPT 2025

Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố danh sách các thí sinh được miễn thi tốt nghiệp trung học phổ thông và ưu tiên xét tuyển thẳng vào đại học, cao đẳng năm 2025.
Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Ráo riết chuẩn bị cho kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025

Chỉ còn khoảng hai tháng nữa sẽ diễn ra kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025, học sinh và các thầy cô đang tích cực ôn luyện, công tác chuẩn bị cũng được đẩy nhanh.
Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

Chắp cánh nghề nghiệp cho học sinh vùng khó khăn của ngành Công Thương

Giáo dục nghề nghiệp là “chiếc cầu” thoát nghèo bền vững nhưng ở vùng sâu vùng xa, chiếc cầu ấy vẫn còn dang dở nếu thiếu kết nối từ chính sách ngành.
38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

38 trường dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách Khoa Hà Nội

Tính đến thời điểm hiện tại, có 38 trường đại học dùng điểm thi đánh giá tư duy của Đại học Bách khoa Hà Nội để tuyển sinh năm 2025.
Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương

Thương mại điện tử: Trụ cột cho chuyển đổi số ngành Công Thương

Thương mại điện tử ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chuyển đổi số ngành Công Thương, đòi hỏi nhân lực chất lượng cao và chiến lược đào tạo đồng bộ.
Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Tháng 5/2025: Nhiều chính sách mới hỗ trợ trẻ em, học sinh

Nhiều chính sách hỗ trợ trẻ em và học sinh có hiệu lực từ ngày 1/5/2025, giúp các bậc cha mẹ giảm gánh nặng chi phí, thực hiện định hướng ưu tiên cho giáo dục.
Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng lưu ý gì về kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông?

Phó Thủ tướng Lê Thành Long lưu ý, kỳ thi tốt nghiệp THPT 2025 có một số điểm mới, cần nhận thức, xác định rõ trong các văn bản chỉ đạo để có giải pháp sát hơn.
Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Ngành giáo dục đào tạo bước vào chặng đường mới

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, mở hướng mới cho ngành giáo dục.
Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Môn Lịch sử dẫn đầu lựa chọn của sĩ tử trong kỳ thi THPT năm 2025

Ngoài Toán và Ngữ văn là 2 môn thi bắt buộc, Lịch sử là môn lựa chọn được các thí sinh đăng ký nhiều nhất với gần 500.000 trong hơn 1,16 triệu thí sinh.
Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Hơn 1,1 triệu thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp THPT 2025

Đến 17h ngày 28/4, hệ thống đăng ký dự thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025 ghi nhận tổng số 1.165.289 thí sinh đăng ký dự thi.
Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Hôm nay, ngày cuối đăng ký dự thi tốt nghiệp THPT 2025

Hôm nay, 28/4 là ngày cuối cùng Bộ Giáo dục và Đào tạo mở hệ thống quản lý thi để thí sinh đăng ký thi tốt nghiệp trung học phổ thông năm 2025.
Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Sáp nhập tỉnh, sách giáo khoa cần điều chỉnh linh hoạt

Việc sáp nhập tỉnh đòi hỏi sách giáo khoa phải được hiệu chỉnh linh hoạt, tránh thay mới toàn bộ, giúp tiết kiệm chi phí và duy trì sự ổn định trong giáo dục.
Mobile VerionPhiên bản di động