Thứ bảy 10/05/2025 11:07

QLTT Quảng Trị nói gì về vụ việc buôn lậu vàng qua biên giới

Đường dây buôn lậu vàng từ Lào về Việt Nam qua biên giới tại Quảng Trị cho thấy tính chất ngày càng phức tạp của buôn lậu tại khu vực miền Trung.

Bộ Công an vừa thông tin về chuyên án làm rõ dấu hiệu của đường dây buôn lậu vàng từ Lào về Việt Nam do đối tượng người Quảng Trị cầm đầu. Cụ thể, đường dây buôn lậu trên 03 tấn vàng, có tổng trị giá khoảng 5.000 tỷ đồng từ Lào về Việt Nam qua Cửa khẩu Lao Bảo, tỉnh Quảng Trị để bán cho các cửa hàng vàng tại Việt Nam thu lời bất chính. Ngoài ra, phía Công ty Cổ phần Đầu tư Vàng Phú Quý đã kê khai và báo cáo quyết toán thuế năm 2021 không trung thực, vi phạm quy định tại khoản 2 Điều 143 Luật quản lý thuế số 38/2019/QH14 về các hành vi trốn thuế, gây thiệt hại cho Nhà nước, bước đầu xác định là 6,145 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Viết Thế - Quyền Cục trưởng Cục Quản lý thị trường Quảng Trị cho biết, có nắm thông tin về vụ việc. Đây là vụ do Bộ Công an phá án, việc phá án buôn lậu biên giới lực lượng chính là Biên phòng và Hải quan, đồng thời đây là vụ buôn lậu vàng được tổ chức rất quy mô.

Hình minh hoạ

Nói về chức năng nhiệm vụ, ông Thế cho hay, lực lượng Quản lý thị trường (QLTT) chỉ kiểm soát nội địa, đồng thời không đủ sức để kiểm tra, phát hiện vì đây chủ yếu là buôn lậu mang yếu tố biên giới. Với quy mô này, lực lượng cơ quan điều tra như Bộ Công an mới phát hiện và phá án nổi.

Trước đây, lực lượng QLTT cũng có phối hợp với các đơn vị công an, ngân hàng… kiểm tra lĩnh vực kinh doanh vàng, nhưng chỉ kiểm tra nội địa. Qua công tác kiểm tra, các đơn vị kinh doanh vàng được đảm bảo, niêm yết giá rõ ràng, hoạt động mua bán diễn ra bình thường.

Theo Ông Thế, để kiểm tra mặt hàng này, liên quan đến các thiết bị đo lường, đánh giá chất lượng vàng… trong đó, 2 đơn vị liên quan đến vấn đề này là Ngân hàng nhà nước, Viện khoa học công nghệ… Đây là vụ buôn lậu có yếu tố biên giới là chính, ông Thế cho biết thêm.

Thời gian qua, tình hình buôn lậu tại khu vực miền Trung diễn biến khá phức tạp, tại Hội nghị giao ban công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả 6 tháng đầu năm 2023 của 9 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung. Theo Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia, trong 6 tháng đầu năm 2023, các cơ quan, đơn vị, lực lượng chức năng 9 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung đã phát hiện, bắt giữ 10.850 vụ vi phạm liên quan đến lĩnh vực buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả; qua đó xử lý vi phạm hành chính 9.909 vụ; khởi tố vụ án hình sự 941 vụ/1.139 đối tượng thu nộp ngân sách Nhà nước 362,821 tỷ đồng.

Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tin cùng chuyên mục

Học 2 buổi, ăn miễn phí: Chủ trương chạm đến triệu trái tim

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Nam sinh Văn Lang vô lễ: Nữ sinh Nhân Văn bật khóc nhường chỗ hai cựu chiến binh

Kinh tế tư nhân Việt Nam có giá trị nhân văn cao cả

Bỏ qua vài kẻ vô ơn, đại lễ thổi bùng lẽ sống đẹp ‘tuyệt đối không điện ảnh’ của giới trẻ

Những khu đô thị bỏ hoang và câu hỏi về thuế bất động sản

Từ ánh mắt học trò đến nhịp bước công nhân: Tự hào hai tiếng Việt Nam!

Hãy yêu nước bằng những việc làm nhỏ nhất như đừng xả rác khi dự đại lễ

Ý nghĩa chính trị to lớn của các cuộc duyệt binh, diễu binh lịch sử

Từ tầm nhìn của Tổng Bí thư: Việt Nam - một dân tộc, một tương lai

Người dùng gặp hoạ vì hàng giả 'núp bóng' thương hiệu ngoại

Trục lợi trên sức khỏe cộng đồng: Xử lý nghiêm, không khoan nhượng!

Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?