Thực hư tin phương Tây lộ kế hoạch phát động chiến tranh ở châu Âu? Phương Tây khó ‘giữ lời hứa’ với Ukraine; Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí |
Phương Tây mệt mỏi khi ủng hộ Ukraine
“Có vẻ như những người ở tiền tuyến sẽ cảm thấy mệt mỏi với những người ở xa tiền tuyến và cả những người ở rất xa đường dây liên lạc”, ông Karis nói.
Theo ông, một số đồng minh của Ukraine đã quen với sự hiện diện của cuộc xung đột này trong chương trình nghị sự quốc tế và sự chú ý đã bắt đầu giảm dần.
Tuy nhiên, Tổng thống Estonia cho rằng, những thành công của Kiev trên chiến trường sẽ giúp chống lại sự mệt mỏi, do đó cần tăng cường hỗ trợ cho lực lượng vũ trang Ukraine.
Theo Tổng thống Estonia Alar Karis, các nước phương Tây ủng hộ Ukraine đã mệt mỏi. Ảnh: RIA |
Ông Karis cũng nhận định, bây giờ không phải là lúc để đàm phán hòa bình giữa Moscow và Kiev, vì phương Tây không hỗ trợ đầy đủ cho Ukraine.
Trước đó, Phó C+hủ tịch thứ nhất Ủy ban Duma Quốc gia (Hạ viện) Nga Viktor Vodolatsky đã thu hút sự chú ý đến thực tế là Mỹ đã mệt mỏi với sự hỗ trợ tài chính cho các nước khác, bao gồm cả Ukraine. Nhà lập pháp cho biết, vì sự hỗ trợ ra nước ngoài này, dân số Mỹ ngày càng trở nên nghèo hơn.
Theo ông Andrei Koshkin, Trưởng khoa Phân tích Chính trị và Tâm lý Xã hội tại Đại học Kinh tế Plekhanov của Nga, sự hỗ trợ của phương Tây dành cho Ukraine rất không ổn định, trong đó có việc Mỹ và châu Âu rất mệt mỏi với chủ đề Ukraine. Đặc biệt, các quốc gia này nhìn thấy những quá trình tàn phá trong nền kinh tế, tài chính, xã hội và các lĩnh vực khác của đời sống ở Ukraine. Do đó họ xử lý cuộc khủng hoảng một cách khá thiếu lạc quan và không muốn đầu tư số tiền lớn vào Ukraine.
Bộ trưởng phụ trách các vấn đề châu Âu của Cộng hòa Czech, ông Martin Dvorak cho biết, người dân nước này đã mệt mỏi vì xung đột Ukraine, mặc dù họ vẫn tiếp tục chọn phe Kiev và ủng hộ lập trường của chính phủ.
Phi công Ukraine không đáp ứng được các nhiệm vụ phức tạp trên F-16
Tướng James Hecker, Chỉ huy Lực lượng Không quân Mỹ tại châu Âu - châu Phi (USAFE-AFAFRICA) nhận xét, phi công Ukraine không đủ kinh nghiệm để đảm nhận các nhiệm vụ phức tạp trên tiêm kích F-16 do phương Tây cung cấp.
“Đối với các phi công Ukraine, F-16 là loại mới, vì vậy không nên điều đi thực hiện những nhiệm vụ mang tính rủi ro cao”, ông Hecker cho biết.
Ngoài ra, ông cũng thừa nhận, các đồng minh của Kiev không thể huấn luyện phi công Ukraine điều khiển được F-16 trong thời gian ngắn như yêu cầu.
“Cuối cùng, đó là quyết định của Ukraine. Nhưng tôi nghĩ đây là cách tiếp cận mà họ đang thực hiện”, Tướng Hecker nhấn mạnh.
Theo ông, Mỹ không chỉ đào tạo các phi công và nhân viên bảo trì Ukraine mà còn đang cố gắng nâng cao vị thế của không quân nước này.
“Ở nhiều quốc gia thuộc Liên Xô cũ, quân đội được coi là lực lượng chủ chốt và những lực lượng khác thường không có tiếng nói. Vì vậy, tôi đã yêu cầu không quân có các vị trí trong Tổng tham mưu”, ông Hecker đánh giá.
Mục tiêu của ông Hecker là để không quân Ukraine có thể thực hiện nhiều hoạt động chung hơn với các lực lượng mặt đất.
Ông cho rằng, các nhân viên bảo trì F-16 của Ukraine đang có những thành công nhất định. “Chúng tôi đã đào tạo nhiều nhân viên bảo trì Ukraine và theo tất cả thông tin từ các giảng viên, họ học rất nhanh”, ông Hecker nói thêm.
Trước đó, vào cuối tháng 8, Bộ Tổng tham mưu lực lượng vũ trang Ukraine thừa nhận đã để mất chiếc tiêm kích F-16 đầu tiên được chuyển giao cho nước này. Nguyên nhân vụ việc đang được một ủy ban đặc biệt điều tra.
Tư lệnh Không quân Ukraine đã bị sa thải ngay sau đó. Tướng Hecker tiết lộ, Mỹ đã đề nghị hỗ trợ, nhưng chưa rõ Ukraine có chấp nhận lời đề nghị đó hay không.
Theo tạp chí Wall Street Journal, F-16 bị rơi do lỗi phi công. Tuy nhiên, nghị sĩ Quốc hội Ukraine, bà Maryana Bezuglaya cho biết, F-16 bị hệ thống phòng không Patriot của lực lượng nước này bắn nhầm do công tác điều phối giữa các đơn vị không thống nhất.