“Một số đồng minh NATO vẫn chưa tuân thủ các cam kết được tái khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh liên minh ở Washington vào tháng 7. Trong khi nền kinh tế Nga đã có thể sản xuất tên lửa và đạn dược với tốc độ vượt xa khả năng cung cấp vũ khí của các đồng minh Ukraine”, tờ Bloomberg đưa tin.
Ngoài ra, theo Bloomberg, Ukraine hiện đã mất một phần đáng kể công suất năng lượng. Người dân ngày càng phụ thuộc vào máy phát điện diesel để đối phó với tình trạng mất điện kéo dài. Trong khi triển vọng khôi phục nguồn điện trước khi mùa sưởi ấm bắt đầu ngày càng trở nên đáng nghi ngờ.
Một số đồng minh NATO vẫn chưa tuân thủ các cam kết được tái khẳng định tại hội nghị thượng đỉnh liên minh ở Washington vào tháng 7. Ảnh: Global Look Press |
Trước đó, các thành viên thuộc đảng Sahra Wagenknecht Union (BSW) cho rằng, viện trợ cho Ukraine là mối đe dọa đối với NATO. Theo họ, năm nay tổng chi phí hỗ trợ quân sự từ chính phủ Đức cho Ukraine đã lên tới 7,1 tỷ Euro. Đảng này lưu ý, nguy cơ leo thang và mở rộng thêm xung đột “vẫn còn cao”.
Trong khi đó, người đứng đầu cơ quan ngoại giao Liên minh châu Âu (EU), Josep Borrell cho biết, dự trữ quân sự của các nước EU đã cạn kiệt do việc chuyển vũ khí cho Kiev. Theo ông, cuộc xung đột trở thành “lời cảnh tỉnh” cho EU trong lĩnh vực năng lực quân sự.
Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí
Tờ Izvestia dẫn thông tin từ Đại sứ quán Đức tại Nga cho hay, Berlin chuyển giao cho Ukraine mọi quyền đối với vũ khí được cung cấp và không hạn chế việc sử dụng chúng cho bất kỳ mục đích nào, kể cả việc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga.
“Vũ khí do Đức cung cấp cho Ukraine sẽ trở thành vũ khí của Ukraine ngay khi chúng được chuyển giao cho nước này”, phái đoàn ngoại giao Đức tại Nga nhấn mạnh.
Đức làm rõ quy định Ukraine sử dụng vũ khí. Ảnh: Reuters |
Gần đây, Ukraine liên tục yêu cầu Mỹ và các đối tác phương Tây khác dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí tầm xa của phương Tây để tấn công các mục tiêu trên lãnh thổ Nga.
Tổng thống Zelensky đã kêu gọi các đồng minh phương Tây là Mỹ, Anh, Pháp và Đức quan tâm tới nhu cầu cấp thiết được sử dụng các vũ khí tầm xa của Ukraine. Vũ khí tầm xa bao gồm cả các loại đạn pháo và tên lửa tầm xa quan trọng trong cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay.
Ông Zelensky cho biết, phái đoàn Ukraine đang có mặt ở Washington để thuyết phục Nhà Trắng xem xét dỡ bỏ hạn chế sử dụng vũ khí tầm xa tấn công. Việc Ukraine sử dụng vũ khí tấn công tầm xa của phương Tây để tấn công vào lãnh thổ Nga vẫn chưa được đồng ý và được coi là “lằn ranh đỏ” trong đối đầu giữa Nga và Phương Tây.
Tại châu Âu, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng các nước thành viên EU đã không thể thống nhất được việc dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí phương Tây trên lãnh thổ Nga.
Hiện tại, Mỹ không có kế hoạch nới lỏng các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật tầm xa lục quân (ATACMS).
Thư ký báo chí Lầu Năm Góc, Thiếu tướng Pat Ryder mới đây đã nhắc lại chính sách của Mỹ liên quan đến các cuộc tấn công sâu vào lãnh thổ Nga không thay đổi, nghĩa là các hạn chế vẫn được áp dụng.