Tăng tính hấp dẫn, để lao động tự do ''mặn mà'' với bảo hiểm xã hội tự nguyện Từ ngày 1/7/2025: Người lao động có được rút bảo hiểm xã hội một lần? |
Văn phòng Chính phủ có văn bản số 4899/VPCP-TH ngày 11/7/2024 truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái về phản ánh doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Phó Thủ tướng yêu cầu xử lý việc doanh nghiệp chậm, trốn đóng bảo hiểm xã hội |
Văn bản nêu rõ, Văn phòng Chính phủ có Báo cáo số 2541/BC-VPCP ngày 30/6/2024 trong đó tóm tắt bài viết Người lao động khốn đốn vì doanh nghiệp trốn đóng bảo hiểm xã hội, đăng trên Báo VTV ngày 21/6/2024.
Bài báo viết: Theo thống kê của Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, tình trạng nợ đóng bảo hiểm xã hội diễn ra ở mọi loại hình doanh nghiệp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quyền lợi của người lao động. Đặc biệt, số tiền nợ khó thu hồi tại các doanh nghiệp phá sản, giải thể, ngừng hoạt động hoặc chủ bỏ trốn đã lên đến 4.000 tỷ đồng, khiến hơn 213.400 người bị "treo" quyền lợi...
Về vấn đề trên, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã giao các Bộ: Công an, Lao động - Thương binh và Xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam theo chức năng, nhiệm vụ được giao, khẩn trương rà soát nắm tình hình báo chí phản ánh về việc doanh nghiệp chậm đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội; có các phương án bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động theo đúng thẩm quyền và quy định pháp luật; trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, chỉ đạo.