Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Sẽ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho biết sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp.
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội: Kinh tế Việt Nam tiếp tục tăng trưởng ổn định Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Tăng trưởng tín dụng thấp, nợ xấu có xu hướng tăng

Chiều 7/11, sau khi hoàn thành chất vấn đối với các lĩnh vực tư pháp, nội vụ, an ninh trật tự, an toàn xã hội, thanh tra, tòa án, kiểm sát và kiểm toán, Quốc hội sẽ chuyển sang chất vấn với các nhóm lĩnh vực khoa học và công nghệ; giáo dục và đào tạo; văn hóa, thể thao và du lịch; y tế; lao động; thương binh và xã hội; thông tin và truyền thông.

Theo đó, Phó Thủ tướng đã chỉ ra những khó khăn trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụ của các bộ.

Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu

Trước hết, về ban hành văn bản quy phạm pháp luật, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang đồng tình với trả lời của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về các nhận định được các đại biểu đưa ra và nhận khuyết điểm trong việc có đến 60% văn bản hướng dẫn được ban hành sau ngày Luật có hiệu lực và cho biết thời gian tới sẽ cố gắng từng bước khắc phục.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Sẽ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang (Ảnh: Quochoi.vn)

Bên cạnh việc chậm về thời gian và số lượng văn bản hướng dẫn thi hành, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang làm rõ việc ban hành nghị định, thông tư cần có tính chuẩn mực, kiểm soát được tình hình và tạo điều kiện thông thoáng để vận hành. Hiện nay, việc đánh giá tác động chính sách tốn kém nhiều thời gian, mất nhiều công sức và có ưu tiên hơn trong việc sửa các thông tư, nghị định đang có hiệu lực có bất cập. Tuy nhiên, theo đánh giá chủ quan, thời gian qua Chính phủ có tiến bộ trong việc hoàn thiện hoàn hệ thống pháp luật, hàng tháng tổ chức hội nghị chuyên đề về pháp luật.

Về giải pháp thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ cho biết, sẽ tập trung nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, nâng cao hiệu quả công tác phối hợp; làm tốt công tác đánh giá tác động, tham vấn chính sách; tăng cường năng lực cán bộ làm công tác pháp chế. Đồng thời, trong bối cảnh xây dựng hệ thống pháp luật trên cơ sở Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật thì hiện cũng có những quy định cần tiếp tục sửa đổi.

Ngoài ra, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng, hiện nay cần đẩy mạnh phân cấp. Chính ở địa phương mới biết thế nào là tốt nhất cho mình. Phân cấp cũng giúp cải cách thủ tục hành chính rất lớn. Nhưng khi phân cấp thì năng lực của chính quyền địa phương có đủ sức thực hiện được hay không cũng là vấn đề được cân nhắc. Do đó, trong thời gian tới, đẩy mạnh phân cấp nhưng sẽ chọn thứ tự ưu tiên, kết hợp kiểm tra giám sát tăng cường kỉ luật kỉ cương hành chính và chuyển đổi số.

Xây dựng chính sách bảo vệ người dám nghĩ, dám làm

Về hành lang pháp lý khuyến khích, bảo vệ người dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm, Phó Thủ tướng Chính phủ biểu dương Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan tới nhiệm vụ này. Tháng 9 vừa qua, Chính phủ đã ban hành được Nghị định 73/2023/NĐ-CP về vấn đề này.

Tuy nhiên, Phó Thủ tướng cho biết còn khó khăn trong bảo vệ cán bộ, do xung đột với các quy định hiện hành. Vì vậy cần sửa luật nhưng khó. Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đánh giá cao vai trò của người đứng đầu trong đánh giá, xem xét hành vi của cán bộ để có biện pháp phù hợp, gắn với sửa đổi quy định.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Sẽ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang cho biết, sẽ nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu (Ảnh:Quochoi.vn)

Về nhận định “tổ chức, thực hiện vẫn là khâu yếu”, Phó Thủ tướng Chính phủ cho rằng để khắc phục điều này đòi hỏi cấp trên phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện, kịp thời tháo gỡ khó khăn và chấn chỉnh, xử lý nghiêm vi phạm.

"Chúng ta không có cơ chế chính sách giám sát việc này. Ở văn phòng Chính phủ có bộ phận theo dõi chỉ đạo của Thủ tướng, Phó Thủ tướng nhưng chắc cơ chế vẫn còn có vấn đề. Nhiều việc hôm nay đại biểu nói chúng tôi mới biết", ông Quang thẳng thắn chia sẻ.

Phó thủ tướng thông tin thêm là các thành viên Chính phủ đã đi đến địa phương nắm bắt các khó khăn, vướng mắc và tổng hợp được 513 điểm vướng của địa phương, đang cố gắng xử lý. Tuy nhiên, đến nay chưa thấy ai bị kiểm điểm, kỷ luật về việc chậm. Phó thủ tướng mong muốn các đại biểu chia sẻ và chung tay góp sức.

Giải trình thêm, Phó thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang cho hay, việc ban hành văn bản quy phạm pháp luật được các đại biểu đánh giá là "chậm" và "chưa". "Trách nhiệm là của Chính phủ và các bộ trưởng được giao. Chúng tôi nhận khuyết điểm lớn và từng bước khắc phục", ông Quang nói và cho rằng việc xây dựng nghị định, thông tư phải có tính chuẩn mực, vừa tạo thuận tiện, thông thoáng.

Thêm nữa là đánh giá tác động của chính sách cũng tốn thời gian. Các bộ, ngành cũng dồn nhiều công sức sửa các nghị định, thông tư đang có hiệu lực mà bất cập, nên đâu đó, lúc này lúc khác lơ là, chưa đáp ứng yêu cầu hoàn thiện pháp luật chung.

"Công tâm mà nói Chính phủ ứng xử việc này có tiến bộ hơn trước. Hàng tháng, Chính phủ tổ chức hội nghị Chính phủ chuyên đề pháp luật, so với nhiệm kỳ vừa rồi số lượng phiên này gấp đôi", ông Quang nhấn mạnh giải pháp nâng cao trách nhiệm người đứng đầu, công tác phối hợp tốt hơn, tránh chuyện bộ, ngành này hỏi ý kiến bộ, ngành kia; đánh giá tác động tốt hơn và tăng năng lực cho cán bộ pháp chế.

Ông Quang cũng nhấn mạnh phân cấp, phân quyền là vấn đề quan trọng, bởi địa phương biết những gì tốt nhất cho mình, giúp cải cách thủ tục hành chính rất lớn.

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang: Sẽ nâng cao trách nhiệm người đứng đầu
Quốc hội thực hiện phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại hội trường ngày 7/11 (Ảnh:Quochoi.vn)

Ví dụ, chính sách dự kiến trình Quốc hội là cho phép chính quyền địa phương cấp huyện được trộn vốn của ba chương trình mục tiêu quốc gia, thực hiện thí điểm. Tuy nhiên, địa phương lo lắng vì không biết có kham nổi hay không vì nếu không khéo mai kia sẽ mất cán bộ. Giải pháp, Phó thủ tướng nói sẽ kết hợp kiểm tra giám sát.

Kết luận nội dung đối với lĩnh vực nội chính, tư pháp, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, phiên chất vấn và trả lời chất vấn đã dành đúng 180 phút theo dự kiến, có 70 đại biểu đăng ký chất vấn, đã có 37 đại biểu thực hiện quyền chất vấn và tranh luận, trong đó có 28 đại biểu chất vấn và 9 ý kiến tranh luận.

Đối với các ý kiến đại biểu chất vấn và tranh luận, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị các đại biểu gửi đến các thành viên Chính phủ và các trưởng ngành có liên quan để được trả lời bằng văn bản theo quy định.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình Mùa xuân thống nhất

Lãnh đạo Đảng, Nhà nước dự chương trình Mùa xuân thống nhất

Tổng Bí thư và lãnh đạo Đảng, Nhà nước cùng lãnh đạo các nước dự Chương trình Mùa xuân thống nhất kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam và Cuba sẽ tiếp tục mở ra hướng đi mới trong hợp tác kinh tế, thương mại

Chủ tịch nước Lương Cường: Việt Nam và Cuba sẽ tiếp tục mở ra hướng đi mới trong hợp tác kinh tế, thương mại

Chủ tịch nước Lương Cường tin tưởng Cuba sẽ tiếp tục giành được những kết quả tích cực hơn nữa trong quá trình “cập nhật hóa mô hình kinh tế - xã hội”.
TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẵn sàng thức trắng, chờ đón duyệt binh

TP. Hồ Chí Minh: Người dân sẵn sàng thức trắng, chờ đón duyệt binh

Từ cụ già tóc bạc đến những em nhỏ lon ton trong vòng tay cha mẹ, tất cả đều chung tâm trạng hồi hộp, háo hức, tự hào, chào đón ánh bình minh 30/4.
Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các đồng chí Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt

Thủ tướng dâng hương tưởng nhớ các đồng chí Phạm Hùng, Võ Văn Kiệt

Chiều 29/4, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tới dâng hương tưởng nhớ cố Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Phạm Hùng, cố Thủ tướng Chính phủ Võ Văn Kiệt.
Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã trở thành xu thế tất yếu và là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.

Tin cùng chuyên mục

Dòng người chen chân xếp hàng lên xe về quê nghỉ lễ 30/4

Dòng người chen chân xếp hàng lên xe về quê nghỉ lễ 30/4

Chiều 29/4, không khí tại các bến xe Hà Nội trở nên sôi động khi hàng nghìn người dân bắt đầu đổ về quê hoặc đi du lịch nhân dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5.
Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 8000 phạm nhân

Chủ tịch nước quyết định đặc xá cho hơn 8000 phạm nhân

Trong tổng số hơn 8.000 phạm nhân được hưởng đặc xá năm 2025, có 741 phạm nhân liên quan đến kinh tế.
Thủ tướng chủ trì họp rà soát chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ

Thủ tướng chủ trì họp rà soát chuẩn bị đàm phán thương mại với phía Hoa Kỳ

Thủ tướng nêu rõ, đàm phán thương mại với Hoa Kỳ trên tinh thần bình tĩnh, kiên định nhưng rất linh hoạt, không cầu toàn, không nóng vội.
Hướng dẫn thực hiện chế độ khi tinh gọn bộ máy

Hướng dẫn thực hiện chế độ khi tinh gọn bộ máy

Bộ Nội vụ ban hành công văn hướng dẫn việc thực hiện Nghị định 178, Nghị định 67 về chế độ đối với cán bộ trong thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy.
Báo chí nước ngoài nhận định gì về kinh tế Việt Nam?

Báo chí nước ngoài nhận định gì về kinh tế Việt Nam?

Tháng 4/2025, có 285 tin, bài của các hãng thông tấn, báo đài nước ngoài thông tin về tình hình kinh tế Việt Nam.
Người lao động ngành Công Thương tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Người lao động ngành Công Thương tiên phong bước vào kỷ nguyên mới

Sáng nay 29/4, tại Phú Thọ đã diễn ra Lễ phát động Tháng Công nhân và Tháng hành động về an toàn, vệ sinh lao động năm 2025.
Bộ Nội vụ thông tin về đề án sắp xếp 63 tỉnh, thành

Bộ Nội vụ thông tin về đề án sắp xếp 63 tỉnh, thành

Trong tháng 5, Bộ Nội vụ phải xử lý 63 đề án sắp xếp tỉnh, thành, hoàn thành đề án chung để trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Kỳ họp thứ 9 sẽ là một kỳ họp đặc biệt, mang ý nghĩa rất lớn

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Kỳ họp thứ 9 sẽ là một kỳ họp đặc biệt, mang ý nghĩa rất lớn

Theo Chủ tịch Quốc hội, Kỳ họp thứ 9 tới đây là một kỳ họp đặc biệt, đánh dấu một giai đoạn chuyển đổi mạnh mẽ trong tổ chức bộ máy, thể chế.
Thủ tướng: Việt Nam cam kết

Thủ tướng: Việt Nam cam kết '3 đảm bảo', '3 cùng' với doanh nghiệp Nhật Bản

Thủ tướng cho biết, Chính phủ Việt Nam cam kết "3 bảo đảm" và "3 cùng" với cộng đồng doanh nghiệp và nhà đầu tư Nhật Bản.
Quốc hội sẵn sàng làm ngoài giờ để hoàn thiện nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9

Quốc hội sẵn sàng làm ngoài giờ để hoàn thiện nội dung trình tại Kỳ họp thứ 9

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh, Quốc hội sẵn sàng làm việc ngoài giờ để tháo gỡ vướng mắc đối với các nội dung trình Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Tiêu chuẩn chức vụ nhân sự lãnh đạo cấp xã ra sao sau khi sáp nhập tỉnh?

Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ đã thông tin về việc điều động các nhân sự thuộc cấp tỉnh sau khi sắp xếp đơn vị hành chính.
Vụ thuốc giả, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng trước 5/5

Vụ thuốc giả, Bộ Y tế báo cáo Thủ tướng trước 5/5

Liên quan đến vụ thuốc chữa bệnh giả, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long chỉ đạo Bộ Y tế báo cáo kết quả lên Thủ tướng Chính phủ trước ngày 5/5/2025.
Sửa quy định đánh giá công chức, khắc phục tình trạng

Sửa quy định đánh giá công chức, khắc phục tình trạng 'biên chế suốt đời'

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp tán thành việc sửa đổi các quy định về đánh giá công chức để có cơ chế sàng lọc, khắc phục chế độ “biên chế suốt đời”.
Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Chủ tịch nước Lương Cường: Hợp tác kinh tế giữa Việt Nam - Nhật Bản còn nhiều dư địa thúc đẩy

Chủ tịch nước Lương Cường, đề nghị Việt Nam - Nhật Bản hợp tác chặt chẽ trong triển khai các dự án chuyển đổi số, chuyển đổi xanh.
Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Nhật Bản muốn triển khai 15 dự án chuyển đổi năng lượng

Nhật Bản mong muốn triển khai 15 dự án lĩnh vực chuyển đổi năng lượng trong khuôn khổ Sáng kiến AETI, Cộng đồng phát thải ròng bằng 0 châu Á.
Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động?

Tại buổi họp báo của Bộ Nội vụ, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương đã giải thích lý do tại sao các thành phố trực thuộc tỉnh kết thúc hoạt động sau sắp xếp.
Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Tạo hành lang pháp lý cho trung tâm tài chính quốc tế

Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam dự kiến sẽ được Quốc hội xem xét tại kỳ họp thứ 9, khai mạc vào đầu tháng 5 tới đây.
Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, tinh gọn bộ máy

Điện Biên chốt phương án sắp xếp xã, phường, thành lập 45 đơn vị hành chính mới, tinh gọn, nâng cao hiệu quả quản lý, tạo động lực phát triển kinh tế -xã hội.
Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Đề xuất tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh

Đối với chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ bản giữ như quy định hiện hành, chỉ tăng số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cho phù hợp với việc sáp nhập.
Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Quy định nhập quốc tịch Việt Nam có gì mới?

Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Quốc tịch Việt Nam đã sửa đổi, bổ sung quy định về nhập quốc tịch Việt Nam.
Mobile VerionPhiên bản di động