Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chuẩn bị các điều kiện để Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh việc chuẩn bị các điều kiện để Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống.
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Bộ Công Thương cần phát huy vai trò “nhạc trưởng” trong lĩnh vực Công và Thương Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà trao quà Tết cho người lao động tỉnh Kon Tum

Quản lý đất đai là lĩnh vực lớn

Sáng 22/1, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp với lãnh đạo một số bộ, ngành hữu quan về kế hoạch triển khai thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi) vừa được Quốc hội thông qua tại kỳ họp bất thường lần thứ 5.

Theo Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà, đất đai, quản lý đất đai là lĩnh vực lớn, quan trọng, phức tạp, liên quan đến mọi mặt đời sống kinh tế, chính trị, văn hóa, an ninh-quốc phòng và là mối quan tâm của từng người dân...

Do đó, việc Luật Đất đai (sửa đổi) được thông qua sẽ góp phần giải quyết nhiều tồn tại, vướng mắc hiện nay về quản lý đất đai; góp phần kiến tạo cho sự phát triển sắp tới với tư duy, quan điểm mới và đột phá.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chuẩn bị các điều kiện để Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống
Luật Đất đai (sửa đổi) thông qua sẽ góp phần giải quyết nhiều tồn tại, vướng mắc hiện nay. Ảnh minh họa

Theo Phó Thủ tướng, hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng và Nhà nước; trong đó, cơ sở chính trị quan trọng là Nghị quyết 18-NQ/TƯ về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện thể chế, chính sách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý và sử dụng đất, tạo động lực đưa nước ta trở thành nước phát triển có thu nhập cao.

“Làm sao sớm đưa luật vào cuộc sống để đất đai thực sự là nguồn lực quan trọng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, bảo đảm an ninh - quốc phòng” - Phó Thủ tướng nhấn mạnh.

Nhấn mạnh việc xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành là nhiệm vụ hàng đầu của kế hoạch thực hiện Luật Đất đai (sửa đổi), Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với Bộ Tư pháp rà soát, trình Thủ tướng kế hoạch ban hành văn bản hướng dẫn thi hành Luật Đất đai (sửa đổi): Nghị định chung hướng dẫn các điều, khoản chung; các lĩnh vực chuyên sâu (quản lý đất lúa; thu tiền sử dụng đất; định giá đất; thu hồi, bồi thường, tái định cư; điều tra cơ bản thông tin dữ liệu đất đai…); đất đai cho hạ tầng giao thông, đô thị, năng lượng, công nghiệp…

Cùng với đó là đề án truyền thông chính sách, tuyên truyền phổ biến về Luật, đưa các điều khoản, quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) được thực thi, áp dụng hiệu quả trong thực tiễn.

Phó Thủ tướng cũng yêu cầu chú trọng tập huấn, quán triệt đến những người làm công tác lãnh đạo, quản lý đất đai từ Trung ương tới các địa phương; kiện toàn, sắp xếp bộ máy, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin về đất đai phục vụ công tác định giá vào năm 2025…

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chuẩn bị các điều kiện để Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà tại cuộc họp

Các bộ, ngành cần hoàn thiện sớm văn bản hướng dẫn Luật Đất đai (sửa đổi)

Phó Thủ tướng yêu cầu phân công trách nhiệm cụ thể cho các bộ, ngành, địa phương trong xây dựng, hoàn thiện và ban hành theo thẩm quyền các văn bản hướng dẫn Luật Đất đai (sửa đổi), bảo đảm hiệu lực đồng thời, đồng bộ, thống nhất.

Các bộ, ngành cần rà soát kỹ lưỡng những điều, khoản của Luật Đất đai (sửa đổi) giao thẩm quyền cho Chính phủ, Thủ tướng, Bộ trưởng các bộ quy định, hướng dẫn thực hiện, để phối hợp triển khai xây dựng 1 nghị định hướng dẫn chung và một số nghị định riêng có tính chuyên môn đặc thù. Tinh thần chung là số lượng nghị định phải là ít nhất; triển khai, áp dụng Luật khoa học, chặt chẽ.

Phó Thủ tướng lưu ý: "Các bộ, ngành rà soát kỹ, chủ động đề xuất số nghị định được phân công xây dựng, các thông tư hướng dẫn chi tiết và phải được ban hành trước thời điểm có hiệu lực của các điều khoản trong Luật là ngày 1/4/2024 và ngày 1/1/2025 để có thời gian tập huấn, tuyên truyền, kiện toàn bộ máy tổ chức thực hiện".

Đáng chú ý, để đồng bộ, thống nhất với một số điều, khoản của Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/4/2024, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Tài nguyên và Môi trường khẩn trương xây dựng, trình Chính phủ Nghị định quy định về lấn biển.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Chuẩn bị các điều kiện để Luật Đất đai (sửa đổi) đi vào cuộc sống
Các bộ, ngành rà soát kỹ, chủ động đề xuất số nghị định được phân công xây dựng

Để thực hiện những điều, khoản của Luật Đất đai (sửa đổi) có hiệu lực từ ngày 1/1/2025, Bộ Tài chính chủ trì xây dựng các dự thảo nghị định liên quan đến vấn đề thu tiền và vấn đề liên quan đến thuế đất.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì xây dựng các dự thảo nghị định về hướng dẫn sử dụng đất lúa.

Bộ Tài nguyên và Môi trường chủ trì xây dựng dự thảo các nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật; về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, về điều tra cơ bản và cơ sở dữ liệu đất đai, xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai…

Các bộ, ngành hữu quan tập trung xây dựng các văn bản dưới nghị định, đó là các thông tư hướng dẫn để thi hành các quy định của Luật Đất đai (sửa đổi) lần này.

Phó Thủ tướng cũng đề nghị Bộ Tài nguyên và Môi trường có văn bản gửi các địa phương để khẩn trương rà soát, ban hành các văn bản quy định chi tiết theo thẩm quyền để tạo hành lang pháp lý đồng bộ khi Luật có hiệu lực thi hành.

Phó Thủ tướng giao 2 Bộ Tài nguyên và Môi trường, Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp xây dựng 2 đề án thí điểm theo Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về tách công tác thu hồi, giải phóng mặt bằng, tái định cư ra khỏi dự án đầu tư công; thực hiện dự án nhà ở thương mại thông qua thỏa thuận về nhận quyền sử dụng đất không phải là đất ở tại một số địa phương có năng lực thực hiện hoặc điều kiện đặc thù theo tiêu chí cụ thể.

Tại cuộc họp, Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cho biết, Bộ đã xây dựng dự thảo kế hoạch thực hiện Luật trình Thủ tướng Chính phủ ban hành, phân công cụ thể cho từng bộ, ngành xây dựng các văn bản thi hành dưới luật, có tiến độ cụ thể; triển khai tập huấn, tuyên truyền, phổ biến nội dung Luật, các văn bản thi hành, công tác kiểm tra giám sát…

Lãnh đạo các bộ: Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư… đã báo cáo, trao đổi về lộ trình, định hướng xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành Luật thuộc phạm vi quản lý chuyên ngành, theo kế hoạch của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Ngọc Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Đến 30/5, phải nộp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013

Theo Bộ Tư pháp, chậm nhất đến 30/5/2025, các cơ quan, bộ, ngành, địa phương phải gửi báo cáo tổng hợp kết quả lấy ý kiến về Hiến pháp năm 2013 về Bộ Tư pháp.
Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số: 7 nội dung thi đua

Kế hoạch triển khai phong trào “Cả nước thi đua đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số” gồm 7 nội dung và 2 giai đoạn triển khai, thực hiện.
Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh

Lễ ra mắt Tủ sách điện tử Chủ tịch Hồ Chí Minh nhân dịp kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025) diễn ra chiều ngày 14/5.
Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Đại tá Lương Đình Chung giữ chức Chính ủy Quân khu 5

Sáng 14/5, Bộ tư lệnh Quân khu 5 tổ chức hội nghị bàn giao chức trách, nhiệm vụ Chính ủy Quân khu 5 cho Đại tá Lương Đình Chung.
Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Chính quyền địa phương hai cấp: Dấu mốc cải cách thể chế lịch sử

Cải cách mô hình chính quyền từ ba cấp xuống hai cấp là dấu mốc lịch sử, chuyển đổi từ hành chính sang quản trị phục vụ, nâng cao hiệu quả vì dân.

Tin cùng chuyên mục

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Nghiên cứu sắp xếp lại tổ dân phố trước ngày 31/5

Chính phủ giao Bộ Nội vụ nghiên cứu lộ trình sắp xếp, tổ chức lại thôn, tổ dân phố theo hướng tinh gọn, phục vụ trực tiếp người dân.
Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng: Mở đợt đấu tranh cao điểm chống hàng giả, gian lận thương mại

Thủ tướng chỉ đạo thành lập tổ công tác đặc biệt và mở đợt tấn công cao điểm đấu tranh chống hàng giả, gian lận thương mại,… trong thời gian từ ngày 15/5-15/6.
Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Sửa Hiến pháp năm 2013: Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên cơ chế chất vấn

Đại biểu Quốc hội đề nghị giữ nguyên quyền chất vấn của Hội đồng nhân dân với Viện trưởng, Chánh án, coi đây là công cụ giám sát thiết yếu, minh bạch.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Hoàn thiện chính sách chống buôn lậu, gian lận thương mại

Tại cuộc họp của Thủ tướng Chính phủ với các bộ, ngành... về chống buôn lậu, gian lận thương mại, Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân đã đề xuất nhiều giải pháp.
Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Sửa Hiến pháp cần thể chế rõ mô hình chính quyền hai cấp

Đại biểu Quốc hội góp ý sửa Hiến pháp năm 2013, kiến nghị thể chế rõ chính quyền hai cấp, phân cấp phải gắn với nguồn lực, không làm giảm hiệu quả quản lý.
Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Thủ tướng yêu cầu ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt buôn lậu hàng giả

Buôn lậu, hàng giả là vấn đề lớn, Thủ tướng yêu cầu phải ngăn chặn, đẩy lùi, chấm dứt, kiểm điểm nghiêm khắc, làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm tổ chức, cá nhân.
Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Thảo luận về sửa Hiến pháp: Bảo đảm tính thống nhất, không bỏ sót quyền hạn địa phương

Đại biểu Quốc hội kiến nghị sửa Hiến pháp cần bảo đảm thống nhất pháp luật, giữ nguyên quyền chất vấn, khắc phục bất cập khi tổ chức chính quyền mô hình mới.
Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng: Xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam

Thủ tướng lưu ý tiếp tục xây dựng, phát huy bản sắc ngoại giao Việt Nam; quốc tế hóa bản sắc, giá trị văn hóa Việt Nam và dân tộc hóa tinh hoa văn hóa thế giới.
Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật vô giá về Chủ tịch Hồ Chí Minh

Những hiện vật quý giá gắn liền với cuộc đời cách mạng của Chủ tịch Hồ Chí Minh đang được trưng bày tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (quận Ba Đình, Hà Nội).
Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Hoàn thiện hành lang pháp lý bảo vệ doanh nghiệp đổi mới sáng tạo

Đại biểu Quốc hội kiến nghị hoàn thiện hành lang pháp lý để bảo vệ nhà nghiên cứu, doanh nghiệp đổi mới sáng tạo trước rủi ro pháp lý.
Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Thủ tướng làm việc với doanh nghiệp Hoa Kỳ tại Việt Nam

Sáng 13/5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính làm việc với đại diện cộng đồng doanh nghiệp Hoa Kỳ đang đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam.
Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Mở rộng không gian phát triển dược liệu từ rừng

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cho rằng người dân phải có sinh kế, cuộc sống ổn định từ chính sách nuôi, trồng, phát triển, thu hoạch cây dược liệu.
Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính: Mỗi đồng vốn Nhà nước đầu tư phải có mục tiêu sinh lời rõ ràng

Bộ trưởng Bộ Tài chính khẳng định, luật mới chuyển từ quản lý doanh nghiệp sang quản lý vốn nhà nước, tăng quyền tự chủ nhưng gắn với chế tài hậu kiểm.
Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Từ Nghị quyết 68 đến luật quản lý vốn: Nhận thức rõ hơn về vai trò doanh nghiệp nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ tỷ lệ vốn, trách nhiệm doanh nghiệp nhà nước, thù lao người đại diện và khái niệm liên quan trong quản lý vốn nhà nước.
Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Luật về vốn nhà nước tại doanh nghiệp: Cần có cơ chế bảo vệ tài sản Nhà nước

Đại biểu Quốc hội đề nghị làm rõ trách nhiệm các chủ thể quản lý vốn nhà nước, bảo đảm minh bạch và hiệu quả trong đầu tư, sử dụng tại doanh nghiệp.
Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Miễn thuế đất nông nghiệp đến năm 2030: Cánh tay tài khóa hỗ trợ tam nông

Dự thảo nghị quyết kéo dài miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030 được trình Quốc hội sáng 13/5 nhằm tiếp tục hỗ trợ tam nông, tái cơ cấu nông nghiệp.
Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm: Mở ra chương mới hợp tác với các nước bạn bè truyền thống

Chuyến công tác của Tổng Bí thư Tô Lâm không chỉ củng cố mà còn làm mới, định vị lại quan hệ với các nước trên nền tảng tình hữu nghị lâu đời, qua các thế hệ.
Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, cải thiện môi trường kinh doanh

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu chấn chỉnh kỷ cương, tăng cường trách nhiệm, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho doanh nghiệp.
Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Bố trí kinh phí kịp thời cho người lao động khi sắp xếp bộ máy

Thủ tướng yêu cầu kịp thời bố trí kinh phí để đảm bảo việc chi trả chính sách, chế độ cho cán bộ, công chức, viên chức, người lao động... theo đúng quy định.
Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Chính phủ yêu cầu xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA năm 2025

Bộ Công Thương xây dựng kế hoạch đàm phán, ký kết FTA trong năm 2025 với một số quốc gia tiềm năng, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong tháng 5.
Mobile VerionPhiên bản di động