Phó Thủ tướng Lê Minh Khái làm việc với 8 địa phương về giải ngân vốn đầu tư công

Chiều 16/5, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đã làm việc với 8 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long về việc giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.
Giải ngân vốn đầu tư công: 8 giải pháp cần triển khai Chính phủ thành lập 6 tổ công tác kiểm tra giải ngân vốn đầu tư công

Theo đó, đồng chí Lê Minh Khái, Bí thư Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Tổ trưởng Tổ công tác số 2 của Thủ tướng Chính phủ đã làm việc với 8 tỉnh, thành phố khu vực Đồng bằng sông Cửu Long để kiểm tra, tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công năm 2022.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu phải sát sao hơn nữa với công việc, phải nắm rõ từng dự án, từng khó khăn, vướng mắc cụ thể để kịp thời tháo gỡ
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, nhất là người đứng đầu phải sát sao hơn nữa với công việc, phải nắm rõ từng dự án, từng khó khăn, vướng mắc cụ thể để kịp thời tháo gỡ

Cùng dự buổi làm việc có đại diện các bộ ngành trung ương, lãnh đạo các tỉnh: Cần Thơ, Long An, Vĩnh Long, Hậu Giang, Sóc Trăng, An Giang, Kiên Giang, Bạc Liêu.

Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về tình hình, kết quả ước giải ngân 5 tháng đầu năm 2022 cho biết, tại Quyết định số 2048/QĐ-TTg, ngày 6/12/2021, Thủ tướng Chính phủ đã giao kế hoạch vốn ngân sách Nhà nước năm 2022 cho 8 tỉnh, thành phố với tổng số vốn 39.760,930 tỷ đồng (đến nay đã phân bổ chi tiết 85,67%), trong đó tổng số vốn ngân sách trung ương trong nước là 9.942,905 tỷ đồng (đã phân bổ chi tiết 100%); tổng số vốn ODA là 3.195 tỷ đồng (đã phân bổ chi tiết 78,44%); tổng số vốn ngân sách địa phương là 26.622,840 tỷ đồng (đã phân bổ chi tiết 100,97%).

Về kết quả giải ngân vốn đầu tư công năm 2022, tính đến ngày 30/4, cả 8 tỉnh đã giải ngân được 5.768 tỷ đồng vốn ngân sách trung ương đạt 14,2%, tuy cao hơn cùng kỳ năm trước nhưng thấp hơn bình quân chung của cả nước 15,08%.

Cụ thể, nguồn vốn ngân sách trung ương trong nước giải ngân đạt 11,8% thấp hơn bình quân chung của cả nước là 16,13%, thấp hơn 4,7% cùng kỳ năm trước. Nguồn vốn ODA nước ngoài giải ngân đạt 0,9% thấp hơn bình quân chung của cả nước là 4,1%. Nguồn vốn ngân sách địa phương giải ngân dật 16,7% cao hơn bình quân chung cả nước là 15,68%, cao hơn 4,7% so với cùng kỳ năm trước.

Ước giải ngân 5 tháng của 8 địa phương (tính đến 30/5) khoảng 7.657,790 tỷ đồng, đạt 18,9% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao, thấp hơn mức bình quân chung của cả nước là 20,61%.

Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nguyên nhân của việc giải ngân chậm là do giá nguyên vật liệu tăng cao; vướng mắc trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng; thủ tục thực hiện một số công việc mất nhiều thời gian; công tác chuẩn bị đầu tư, lựa chọn nhà thầu, điều chỉnh dự án, điều chỉnh thiết kế bản vẽ thi công, dự toán của nhiều dự án thực hiện chậm, việc kiểm tra, giám sát thực hiện đối với một số chủ đầu tư chưa thường xuyên, chưa đôn đốc kịp thời, chưa xử lý đối với những trường hợp chậm tiến độ…

Bộ KH&ĐT đề nghị Ban Quản lý, chủ đầu tư xây dựng kế hoạch cụ thể đối với từng công trình, tổ chức giao ban hằng tháng để đẩy nhanh tiến độ đầu tư các dự án. Chịu trách nhiệm trước UBND về việc giải ngân không bảo đảm tiến độ đề ra. Khẩn trương nghiệm thu các hạng mục đã hoàn thành,…

UBND các tỉnh, thành phố thực hiện nghiêm các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, tập trung thực hiện tốt công tác giải phóng mặt bằng; kiên quyết cắt giảm, điều chuyển vốn từ các dự án chậm giải ngân sang các dự án có tiến độ giải ngân tốt; coi kết quả giải ngân vốn đầu tư công là tiêu chí để đánh giá cán bộ; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc không để chậm những việc thuộc thẩm quyền; thành lập các tổ kiểm tra, đôn đốc tiến độ đầu tư công trên từng địa bàn cụ thể.

Kiên quyết xử lý nghiêm và kịp thời đối với các nhà thầu vi phạm tiến độ xây dựng, chất lượng công trình, chậm giao nộp thủ tục thanh toán khối lượng hoàn thành và vi phạm các điều khoản hợp đồng đã ký kết. Xử lý nghiêm các cá nhân trong đơn vị cố tình cản trở, gây khó khăn làm chậm tiến độ thực hiện và giải ngân dự án.

Tại hội nghị, sau khi nghe báo cáo, đề xuất của các địa phương, lãnh đạo các bộ, ngành đã phát biểu ý kiến về những khó khăn, vướng mắc liên quan đến áp dụng các quy định của pháp luật về đầu tư công; giải ngân vốn ODA; quản lý giá vật liệu xây dựng; phân cấp cho UBND tỉnh thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công; sửa đổi, bổ sung quy định của pháp luật liên quan đến giải phóng mặt bằng, thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, rừng đặc dụng;…

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, dù có nhiều khó khăn vướng mắc nhưng các địa phương đã phối hợp với các bộ ngành triển khai các giải pháp và đã đạt kết quả bước đầu trong giải ngân đầu tư công

Kết luận, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nêu rõ, dù có nhiều khó khăn vướng mắc nhưng các địa phương đã phối hợp với các bộ, ngành triển khai các giải pháp và đã đạt kết quả bước đầu trong giải ngân đầu tư công.

Về giải ngân, 8 địa phương đã bố trí 100% vốn ngân sách trung ương giao; về phân bổ vốn ODA, thành phố Cần Thơ còn hơn 600 tỷ đồng, tỉnh Vĩnh Long còn hơn 10 tỷ đồng chưa giao kế hoạch vốn. Cơ bản các tỉnh đã phân bổ chi tiết, còn một số dự án, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương rà soát, để phân bổ kịp tiến độ.

Tuy 8 tỉnh không đạt mức bình quân chung cả nước, nhưng kết quả giải ngân cũng có tăng lên so với cùng kỳ năm trước, đây cũng là dấu hiệu thể hiện sự chuyển biến theo hướng tích cực hơn, Phó Thủ tướng mong muốn thời gian tới các địa phương sẽ tiếp tục cố gắng, tháo gỡ khó khăn, triển khai các giải pháp đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để bảo đảm tiến độ chung của cả nước.

Phó Thủ tướng lưu ý các địa phương phải hết sức quan tâm đến công tác chuẩn bị đầu tư, nhất là đảm bảo đầy đủ trình tự, thủ tục, phê duyệt dự án… linh hoạt, sáng tạo, theo đúng quy định của pháp luật; đồng thời, cần chủ động hơn nữa trong việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quản lý giá cả vật liệu xây dựng; giải ngân vốn ODA;...

Phó Thủ tướng đánh giá thời gian qua, các tỉnh đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong giải ngân vốn đầu tư công, tuy nhiên việc tổ chức thực hiện cần sát sao hơn nữa, phân công rõ người, rõ việc, rõ mục tiêu, tiến độ, gắn với kiểm tra, giám sát, đánh giá… để tổ chức triển khai công việc hiệu quả.

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái yêu cầu Cần Thơ tập trung giải ngân nguồn vốn đầu tư công, nhất là các công trình trọng điểm mang tính đột phá để phát triển thành phố cũng như tạo sức lan tỏa để phát triển kinh tế, xã hội của toàn vùng

Phó Thủ tướng đề nghị cấp ủy, chính quyền địa phương, các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, nhất là người đứng đầu phải sát sao hơn nữa với công việc, phải nắm rõ từng dự án, từng khó khăn, vướng mắc cụ thể để kịp thời tháo gỡ; cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc việc triển khai các dự án để bảo đảm tiến độ theo đúng tinh thần "người thật, việc thật, hiệu quả thật", khen thưởng phân minh.

Phó Thủ tướng cũng cho ý kiến về đề xuất của các địa phương liên quan đến điều chỉnh vốn; sửa đổi bổ sung một số quy định của pháp luật;…

Đối với các đề xuất liên quan đến từng dự án cụ thể, Phó Thủ tướng đề nghị các địa phương phối hợp chặt chẽ với các bộ, ngành liên quan để chủ động có giải pháp hiệu quả để khắc phục các vướng mắc, tồn tại; kịp thời báo cáo nếu vấn đề vượt quá thẩm quyền.

Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Trong quá trình tổ chức thực hiện, giải ngân phải đảm bảo công khai, minh bạch, vô tư, khách quan, thường xuyên kiểm tra, kiểm soát để thực hiện theo đúng quy định, nhất là trong những lĩnh vực nhạy cảm.

Theo Chinhphu.vn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Đường dây 500kV mạch 3:

Đường dây 500kV mạch 3: 'Chiến dịch' thần tốc, tiết kiệm và hiệu quả

Dự án đường dây 500kV mạch 3 Quảng Trạch - Phố Nối được xem là công trình quốc gia hiếm hoi được làm thần tốc, đúng tiến độ, góp phần tiết kiệm, chống lãng phí.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với đại diện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP)

Sáng 23/12, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công thương - Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại điện Chương trình Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP).
Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Đại tá Nguyễn Hữu Sơn chỉ ra 4 giải pháp để phòng, chống lãng phí nguồn lực

Theo Đại tá Nguyễn Hữu Sơn, cần nâng cao trách nhiệm từng cá nhân; xóa bỏ cơ chế “xin - cho” trong phân bổ và sử dụng vốn ngân sách nhà nước.
PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS. Lê Hải Bình: Chống lãng phí - Điều kiện tiên quyết để đột phá phát triển

PGS.TS Lê Hải Bình, Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản nêu rõ, chống lãng phí gắn với phòng chống tham nhũng, tinh gọn bộ máy là nhằm quy tụ, tăng cường nguồn lực.
Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân: Làm tốt công tác chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế

Thứ trưởng Nguyễn Sinh Nhật Tân nhấn mạnh, tiết kiệm, chống lãng phí trong ngành Công Thương sẽ tạo nguồn lực phát triển kinh tế.

Tin cùng chuyên mục

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Đang diễn ra Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển.
Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân

Về thông tin nhân sự Trung ương tuần qua (16-20/12), bàn giao chức trách, nhiệm vụ Cục trưởng, Chủ nhiệm Hậu cần - Kỹ thuật Quân chủng Hải quân.
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội

Thủ tướng yêu cầu phải thay đổi quan niệm về chất lượng và môi trường sống của nhà ở xã hội.
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng

Theo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, cần nghiên cứu đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai -Hà Nội -Hải Phòng.
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai

Chiều 22/12, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tới thăm, chúc mừng các linh mục, tu sĩ, đồng bào Công giáo tại Giáo xứ Lào Cai.
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng

Sự lãng phí không chỉ là con số về mặt tài chính mà còn là những hệ lụy xoay quanh nó như lãng phí về nguồn lực đất đai, cơ hội phát triển của đất nước...
Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng: Mong 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc”

Thủ tướng mong đưa 3 thôn Làng Nủ, Nậm Tông và Kho Vàng (Lào Cai) sớm trở thành “thôn kiểu mẫu”, “làng hạnh phúc” với tinh thần “sự sống nảy sinh từ cái chết”.
Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Nửa giờ với vị tướng cao tuổi nhất Quân đội nhân dân Việt Nam

Ở thời điểm thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, ông đang là chàng trai ngoài đôi mươi trào dâng nhiệt huyết với những khát khao cống hiến cho dân, cho nước.
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân

Đại diện Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản đã giải đáp nhiều nội dung Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam quan tâm về việc phát triển điện hạt nhân.
Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.
Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Phó Thủ tướng Nguyễn Hòa Bình: Việc tinh gọn bộ máy ảnh hưởng tới khoảng 100.000 người

Thông tin trên được Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nêu tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 của Bộ Nội vụ.
Thủ tướng: Đà Nẵng

Thủ tướng: Đà Nẵng 'đi trước mở đường' trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do

Trong định hướng xây dựng quốc gia thương mại tự do, Đà Nẵng có vai trò quan trọng, "đi trước mở đường", cần tiến hành thí điểm với tinh thần mạnh dạn làm.
Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Thủ tướng chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng

Sáng 21/12, Thủ tướng Chính phủ chủ trì phiên họp về thực hiện cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Đà Nẵng.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025

Đây là một trong số các nhiệm vụ được Thủ tướng Chính phủ đặt ra cho Bộ Công Thương về việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế năm 2025.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Thủ tướng: Cần tạo đột phá về ngoại giao kinh tế

Cần quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm, tạo đột phá về ngoại giao kinh tế.
Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Tổng kiểm kê tài sản công, không để xảy ra tình trạng chậm, muộn

Các bộ, ngành, địa phương không để xảy ra tình trạng chậm, muộn làm ảnh hưởng tới kết quả, tiến độ tổng kiểm kê tài sản công của cả nước.
Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Việt Nam - Singapore: Hướng tới nâng cấp khuôn khổ quan hệ song phương

Tổng Bí thư Tô Lâm đã điện đàm với Tổng Thư ký Đảng Hành động Nhân dân (PAP), Thủ tướng Singapore Lawrence Wong.
Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt: Xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam

Trung tướng Nguyễn Văn Phiệt nhấn mạnh, ông luôn tâm niệm cần sống xứng đáng với truyền thống quyết chiến, quyết thắng của Quân đội nhân dân Việt Nam.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động