Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

Trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”, vì vậy, cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát...
Hoa Kỳ đánh giá cao công tác điều hành chính sách tiền tệ của Việt Nam “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” trong điều hành chính sách tiền tệ năm 2023 Linh hoạt điều hành chính sách tiền tệ giữa nhiều biến số toàn cầu bất định

Đó là những chia sẻ của Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà về điều hành chính sách tiền tệ trong 5 tháng đầu năm 2023.

Giảm lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt

Từ đầu năm đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm 3 lần lãi suất điều hành với mức giảm từ 0,5-1,5%/năm, trong khi ngân hàng trung ương các nước trên thế giới chưa thông báo về lộ trình chấm dứt tăng lãi suất.

Lý giải về điều này, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho hay, trong các tháng đầu năm 2023, ngân hàng trung ương trên thế giới tiếp tục tăng lãi suất và neo ở mức cao, diễn biến lạm phát vẫn khó lường. Trong nước, lạm phát mặc dù tăng nhưng có xu hướng chậm lại, tăng trưởng kinh tế còn nhiều khó khăn; thanh khoản của các tổ chức tín dụng dư thừa, đáp ứng nhu cầu thanh toán của nền kinh tế; tỷ giá diễn biến ổn định, Ngân hàng Nhà nước mua được ngoại tệ bổ sung dự trữ ngoại hối Nhà nước. Đồng thời, các tổ chức tín dụng cũng đã nỗ lực tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất huy động.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”
Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà khẳng định trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”

Theo Phó Thống đốc, để tiếp tục thực hiện chủ trương của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân, Ngân hàng Nhà nước đã điều chỉnh giảm liên tục 3 lần các mức lãi suất với mức giảm 0,5-1,5%/năm trong tháng 3, tháng 4 và 5/2023.

Cụ thể: Giảm 1,0%/năm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất chiết khấu, giảm 1,5%/năm lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt vốn trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước đối với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; Giảm 0,5-1,0%/năm lãi suất tối đa tiền gửi bằng VND kỳ hạn dưới 6 tháng; giảm 1,0%/năm mức lãi suất cho vay ngắn hạn tối đa bằng VND của tổ chức tín dụng đối với khách hàng vay để đáp ứng nhu cầu vốn phục vụ một số lĩnh vực, ngành kinh tế.

Việc liên tục điều chỉnh giảm các mức lãi suất điều hành là giải pháp linh hoạt, phù hợp với điều kiện thị trường hiện nay để hỗ trợ quá trình phục hồi tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Quốc hội và Chính phủ, qua đó tiếp tục định hướng giảm mặt bằng lãi suất cho vay của thị trường, tăng khả năng tiếp cận vốn của doanh nghiệp và người dân, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Đồng thời, Ngân hàng Nhà nước cũng là một trong những ngân hàng trung ương đầu tiên trên thế giới điều chỉnh giảm lãi suất điều hành trong các tháng đầu năm 2023 nhằm hỗ trợ phục hồi và phát triển kinh tế.

Bên cạnh đó, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện đồng bộ nhiều biện pháp để phấn đấu giảm lãi suất cho vay nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và người dân theo tinh thần chỉ đạo của Quốc hội và của Chính phủ tại Nghị quyết 43 và Nghị quyết 11 như khuyến khích tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để ổn định mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngân hàng Nhà nước đã làm việc với các ngân hàng thương mại đề nghị tiếp tục giảm lãi suất nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh trong tháng 2 và tháng 5. Theo đó, các tổ chức tín dụng đã và đang có các biện pháp giảm lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, người dân và nền kinh tế phục hồi sản xuất kinh doanh.

Trên cơ sở điều hành và chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước, đến nay, về cơ bản mặt bằng lãi suất đã ổn định, lãi suất phát sinh mới có xu hướng giảm dần trong tháng đầu năm 2023. Lãi suất tiền gửi bình quân phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 6,1%/năm (giảm 0,37%/năm so với cuối năm 2022); lãi suất cho vay bình quân VND phát sinh mới của các ngân hàng thương mại ở mức khoảng 9,07%/năm (giảm 0,9%/năm so với cuối năm 2022).

Thời gian tới, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến tiền tệ trong nước, quốc tế, dự báo lạm phát và lãi suất thị trường để điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ. Ngân hàng Nhà nước sẽ tiếp tục có các giải pháp khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí để giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Chia sẻ về những khó khăn, thách thức từ bên ngoài cũng như trong nước đã tác động ra sao đến điều hành chính sách tiền tệ trong 5 tháng đầu năm và Ngân hàng Nhà nước đã hoá giải áp lực đó bằng công cụ, giải pháp như thế nào, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà cho biết, những tháng đầu năm 2023, nhiều quốc gia tiếp tục đối mặt với rủi ro suy thoái kinh tế kèm lạm phát cao. Lạm phát tăng cao nên xu hướng thắt chặt tiền tệ là tất yếu, không tránh khỏi. Cụ thể, Fed tăng lãi suất với tần suất và tốc độ nhanh nhất trong lịch sử, 10 lần liên tiếp, tăng 5% trong vòng 14 tháng; thương mại toàn cầu giảm, khủng hoảng tại một số ngân hàng ở Mỹ, châu Âu tiếp tục đặt ra thách thức cho điều hành chính sách tiền tệ trên toàn thế giới.

Ở trong nước kinh tế cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Các doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường ngày càng tăng. Theo số liệu 4 tháng đầu năm 2023 số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường là 77.000 doanh nghiệp, tăng 25,1% so với cùng kỳ năm trước. Các điều kiện kinh doanh tiếp tục bị thu hẹp khi chỉ số quản trị nhà mua hàng (PMI) ngành sản xuất của Việt Nam đã quay đầu giảm trở lại từ mức 47,7 trong tháng 3 xuống 46,7 trong tháng 4 vừa qua, đánh dấu tháng thứ 5 dưới mốc 50 trong sáu tháng gần đây.

Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà: Điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”
Ngân hàng nào chia cổ tức tiền mặt cao nhất?

Trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ có độ mở rất lớn như Việt Nam, nội tại lại còn nhiều khó khăn, đặt ra nhiều thách thức trong công tác điều hành chính sách tiền tệ. Nhưng được sự chỉ đạo sát sao của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành Ngân hàng đã chủ động, linh hoạt, thích ứng nhanh với tình hình trong điều hành chính sách tiền tệ và hoạt động ngân hàng.

Cụ thể, Ngân hàng Nhà nước điều hành linh hoạt nghiệp vụ thị trường mở nhằm ổn định thị trường tiền tệ. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước duy trì các phiên chào mua giấy tờ có giá với khối lượng, kỳ hạn phù hợp với mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ, đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, ổn định thị trường tiền tệ. Song song với đó, Ngân hàng Nhà nước đã 3 lần điều chỉnh giảm lãi suất điều hành nhằm tháo gỡ khó khăn cho nền kinh tế, doanh nghiệp và người dân.

Trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2023 khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm 2023 khoảng 14-15%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước điều hành tăng trưởng khối lượng và cơ cấu tín dụng hợp lý, đáp ứng nhu cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế; chỉ đạo tổ chức tín dụng tăng trưởng tín dụng trong cả năm với tốc độ hợp lý, hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng nền kinh tế theo chủ trương của Chính phủ; đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Bốn định hướng quan trọng

Cũng theo Phó Thống đốc, trong bối cảnh môi trường quốc tế biến động phức tạp, khó lường, là một nền kinh tế nhỏ có độ mở rất lớn như Việt Nam, nội tại còn nhiều khó khăn, thách thức, công tác điều hành chính sách tiền tệ. Đặc biệt là các công cụ điều hành lãi suất, tỷ giá, tín dụng đứng trước nhiều thách thức, xử lý sao cho hài hòa nhiều mục tiêu mâu thuẫn nhau như vừa hỗ trợ kinh tế phục hồi sau đại dịch, vừa đảm bảo kiểm soát lạm phát trong bối cảnh giá cả, lạm phát toàn cầu tăng cao và dai dẳng bất chấp việc các nước đã thực hiện cuộc chiến chống lạm phát rất quyết liệt; vừa đảm bảo giá trị của đồng Việt Nam trong bối cảnh nhiều đồng tiền trên thế giới biến động phức tạp mà vẫn phải giảm mặt bằng lãi suất; vừa đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng trong khi vẫn phải đảm bảo nhu cầu tín dụng cho nền kinh tế, tiếp tục các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn cho khách hàng vay vốn...

"Khó khăn của nền kinh tế là khó khăn tổng thể, trong đó có thể phân ra khó khăn của doanh nghiệp và khó khăn của các ngân hàng. Nếu các ngân hàng hỗ trợ doanh nghiệp ở mức chấp nhận được thì nền kinh tế sẽ tốt lên. Nếu ngân hàng hoãn, giãn nợ, ngân hàng nới lỏng điều kiện tín dụng thì khó khăn sẽ chuyển về phía ngân hàng, gây nguy cơ rủi ro mất an toàn hệ thống. Bài toán khó đặt ra ở đây là Ngân hàng Nhà nước phải tìm được điểm hài hoà vẫn hỗ trợ cho nền kinh tế nhưng vẫn đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng", ông Hà cho biết.

"Đặc biệt, trong điều hành chính sách tiền tệ không cho phép “thử sai”. Vì vậy, trong điều hành chính sách tiền tệ cần hướng đến cân bằng các mục tiêu ổn định nền kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, ổn định thị trường tiền tệ, hướng đến mục tiêu chung dài hạn ổn định hệ thống ngân hàng", Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà khẳng định.

Về định hướng điều hành chính sách từ nay đến cuối năm, Phó Thống đốc cho hay: Những tháng còn lại của năm 2023 được dự báo tiếp tục còn nhiều thách thức với điều hành chính sách tiền tệ tới từ diễn biến phức tạp của cả kinh tế thế giới lẫn trong nước. Kinh tế thế giới dự kiến tăng trưởng chậm lại với nhiều bất trắc, lạm phát dù đã có dấu hiệu qua đỉnh nhưng vẫn tiếp tục duy trì ở mức cao tại nhiều nước, nhiều ngân hàng trung ương vẫn duy trì chính sách lãi suất cao, giá hàng hóa thế giới tiềm ẩn nhiều nguy cơ biến động mạnh.

Trong khi đó, tăng trưởng kinh tế trong nước cũng đứng trước những rủi ro ngày càng tăng khi cầu thế giới suy giảm tác động tiêu cực lên các ngành sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo, áp lực lạm phát vẫn còn, các hoạt động đầu tư, tiêu dùng cũng gặp nhiều khó khăn. Theo đó, Ngân hàng Nhà nước tiếp tục theo dõi sát diễn biến kinh tế, tiền tệ trong và ngoài nước, điều hành chắc chắn, chủ động, linh hoạt các công cụ chính sách tiền tệ nhằm góp phần kiểm soát lạm phát, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế, ổn định thị trường tiền tệ và ngoại hối.

Cụ thể: Thứ nhất, điều hành nghiệp vụ thị trường mở linh hoạt, chủ động, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản cho hệ thống tổ chức tín dụng. Tái cấp vốn đối với tổ chức tín dụng để hỗ trợ thanh khoản, cho vay các chương trình đã được Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, hỗ trợ quá trình cơ cấu lại tổ chức tín dụng và xử lý nợ xấu; Điều hành công cụ dự trữ bắt buộc phù hợp với diễn biến kinh tế, tiền tệ, các biện pháp điều hành chính sách tiền tệ khác để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ.

Thứ hai, điều hành lãi suất phù hợp với cân đối vĩ mô, lạm phát và mục tiêu chính sách tiền tệ; tiếp tục khuyến khích các tổ chức tín dụng tiết giảm chi phí, giảm mặt bằng lãi suất cho vay nhằm hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi và phát triển sản xuất, kinh doanh.

Thứ ba, điều hành tỷ giá phù hợp với điều kiện thị trường, can thiệp thị trường khi cần thiết, phối hợp đồng bộ các biện pháp và công cụ chính sách tiền tệ để bình ổn thị trường ngoại tệ, góp phần kiểm soát lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô.

Thứ tư, tiếp tục điều hành tăng trưởng tín dụng theo chỉ tiêu định hướng 14-15% cả năm 2023; chỉ đạo tổ chức tín dụng hướng tín dụng vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh, lĩnh vực ưu tiên và các động lực tăng trưởng kinh tế theo chủ trương của Chính phủ, kiểm soát chặt chẽ tín dụng vào các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Chính sách tiền tệ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ngân hàng “đau đầu” với áp lực tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Ngân hàng “đau đầu” với áp lực tăng trưởng tín dụng, lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Tính đến 21/9, tăng trưởng tín dụng toàn hệ thống ngân hàng đạt 5,91%. Hiện nhiều ngân hàng đang rất “đau đầu” với áp lực tăng trưởng tín dụng.
Phát hiện nhiều doanh nghiệp khai báo thuế nhưng trốn đóng bảo hiểm xã hội qua chia sẻ dữ liệu

Phát hiện nhiều doanh nghiệp khai báo thuế nhưng trốn đóng bảo hiểm xã hội qua chia sẻ dữ liệu

Qua công tác chia sẻ dữ liệu sau thanh tra, kiểm tra đã phát hiện nhiều doanh nghiệp có khai báo thuế nhưng trốn đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
Thu hút vốn FDI tăng trưởng cao, Tổng Cục Thống kê nhận định gì?

Thu hút vốn FDI tăng trưởng cao, Tổng Cục Thống kê nhận định gì?

Trong bối cảnh thị trường khó khăn, riêng trong quý 3/2023, thu hút vốn FDI của cả nước tăng 12% cho thấy môi trường đầu tư tại Việt Nam hấp dẫn.
9 tháng, thực hiện đầu tư công đạt gần 415,5 nghìn tỷ đồng

9 tháng, thực hiện đầu tư công đạt gần 415,5 nghìn tỷ đồng

9 tháng năm 2023 thực hiện đầu tư công của cả nước đạt gần 415,5 nghìn tỷ đồng là con số rất lớn, đóng góp quan trọng vào sức tăng trưởng của nền kinh tế.
Sau nhiều lùm xùm, doanh thu bảo hiểm tiếp tục lao dốc

Sau nhiều lùm xùm, doanh thu bảo hiểm tiếp tục lao dốc

Nhiều năm liên tục tăng trưởng dương ở mức 2 con số, tuy nhiên sau nhiều lùm xùm, doanh thu lĩnh vực bảo hiểm giảm mạnh, tăng trưởng âm 2 quý liên tiếp.

Tin cùng chuyên mục

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong giải ngân vốn đầu tư công

Từ đầu năm 2023 đến nay, bên cạnh các địa phương có tốc độ giải ngân vốn đầu tư cao, còn nhiều địa phương tỷ lệ giải ngân rất thấp.
Thanh khoản phục hồi, VN-Index tăng nhẹ 1,72 điểm

Thanh khoản phục hồi, VN-Index tăng nhẹ 1,72 điểm

Kết phiên giao dịch hôm nay (29/9), VN-Index tăng nhẹ 1,72 điểm lên 1.154,15 điểm. Toàn sàn HoSE có 277 mã tăng, 61 mã đứng giá và 212 mã giảm.
VietinBank giành giải thưởng Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư yêu thích nhất 2023

VietinBank giành giải thưởng Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư yêu thích nhất 2023

VietinBank vinh dự được xướng tên tại hạng mục “Top 3 DNNY vốn hóa lớn có hoạt động IR được nhà đầu tư yêu thích nhất.
Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Luật Bảo hiểm xã hội cần đánh giá và điều chỉnh phù hợp

Chuyên gia Ngân hàng Thế giới: Luật Bảo hiểm xã hội cần đánh giá và điều chỉnh phù hợp

Để hướng tới những tác động tích cực, các chuyên gia Ngân hàng Thế giới (WB) khuyến nghị Luật Bảo hiểm xã hội cần đánh giá và điều chỉnh phù hợp.
Tiền tệ châu Á chạm mức thấp nhất trong năm nay so với đồng USD

Tiền tệ châu Á chạm mức thấp nhất trong năm nay so với đồng USD

Đồng tiền nhiều nước châu Á tiếp tục mất giá trước USD, giữa dự báo khoảng cách lãi suất giữa Mỹ và các nền kinh tế châu Á tiếp tục nới rộng.
BANKING TRENDSETTER – Dẫn đầu số hóa, TPBank kiến tạo phong cách tài chính cá nhân

BANKING TRENDSETTER – Dẫn đầu số hóa, TPBank kiến tạo phong cách tài chính cá nhân

Với TPBank, ngân hàng số không chỉ lắng nghe, thấu hiểu, phân tích thói quen mà sẽ có khả năng cá tính hóa, tạo bản sắc riêng cho từng nhóm khách hàng.
Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 29/9/2023: Lãi suất chạm đáy, không ngân hàng nào giảm thêm

Lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 29/9/2023: Lãi suất chạm đáy, không ngân hàng nào giảm thêm

Tổng hợp lãi suất ngân hàng hôm nay ngày 29/9/2023, lãi suất tiết kiệm 29/9, giảm lãi suất huy động, lãi suất chạm đáy, lãi suất ngân hàng Vietcombank 29/9.
VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

VPBank ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên nền tảng VPBank NEO

Ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh Vượng (VPBank) vừa tiên phong ra mắt giải pháp quản trị doanh số ShopQR trên chính nền tảng ngân hàng số VPBank NEO.
Thu hút đầu tư nước ngoài: Việt Nam tiếp tục là lựa chọn ưu tiên

Thu hút đầu tư nước ngoài: Việt Nam tiếp tục là lựa chọn ưu tiên

Thu hút đầu tư nước ngoài ngày càng tích cực hơn, với tổng vốn đăng ký trong 9 tháng qua vượt ngưỡng 20 tỷ USD. Quan trọng hơn, vẫn còn nhiều cơ hội ở phía trước.
Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng dẫn đầu ASEAN trong năm nay

Kinh tế Việt Nam có thể tăng trưởng dẫn đầu ASEAN trong năm nay

Các tổ chức uy tín trên thế giới dự báo mức tăng trưởng GDP năm 2023 của Việt Nam có thể đứng đầu so với các nước trong khu vực Đông Nam Á (ASEAN).
Tôn vinh Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tốt nhất 2023

Tôn vinh Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư (IR) tốt nhất 2023

IR Awards 2023 là sự kiện nhằm ghi nhận những nỗ lực, thành tích và tôn vinh danh hiệu Top 3 Doanh nghiệp niêm yết có hoạt động quan hệ nhà đầu tư - IR tốt nhất
Phát huy vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Phát huy vai trò của Kiểm toán Nhà nước trong đẩy mạnh giải ngân đầu tư công

Ở giai đoạn nước rút, các Bộ, ngành, địa phương làm gì để giải ngân 95% kế hoạch vốn đầu tư công. Những kiến nghị của Kiểm toán nhà nước có vai trò như thế nào?
Trạm sẻ chia - đưa tấm lòng chạm tới những khó khăn

Trạm sẻ chia - đưa tấm lòng chạm tới những khó khăn

Không khoa trương ồn ào, chẳng truyền thông rầm rộ trong hai tháng qua F88 - Trạm sẻ chia đã âm thầm tặng 8.800 phần quà cho những người có hoàn cảnh khó khăn.
MB tiếp tục vào Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất

MB tiếp tục vào Top 3 doanh nghiệp được nhà đầu tư yêu thích nhất

Tiếp nối năm 2022, năm nay, MB tiếp tục ghi danh trong Top 3 doanh nghiệp niêm yết có vốn hoá lớn (Large Cap) được nhà đầu tư yêu thích nhất.
Phiên giao dịch 28/9: Nhà đầu tư thận trọng, VN-Index giảm 1,42 điểm

Phiên giao dịch 28/9: Nhà đầu tư thận trọng, VN-Index giảm 1,42 điểm

Đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/9, sàn HOSE có 211 mã tăng và 282 mã giảm, VN-Index giảm 1,42 điểm (-0,12%), xuống 1.152,43 điểm.
Bắc Ninh: Đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Bắc Ninh: Đẩy mạnh kết nối ngân hàng - doanh nghiệp

Ngày 28/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tổ chức Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
Quan hệ nhà đầu tư (IR) và câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Quan hệ nhà đầu tư (IR) và câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam

Hội thảo về quan hệ nhà đầu tư "IR và câu chuyện nâng hạng thị trường chứng khoán" đã diễn ra tại Thành phố Hồ Chí Minh sáng nay, 28/09/2023.
Hút ròng gần 70.000 tỷ đồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Hút ròng gần 70.000 tỷ đồng, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước nói gì?

Trong 5 phiên giao dịch liên tiếp, Ngân hàng Nhà nước hút ròng gần 70.000 tỷ đồng. Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà lý giải, để giảm bớt thanh khoản dư thừa.
40 ngân hàng đầu tư hơn 205 nghìn tỷ trái phiếu doanh nghiệp

40 ngân hàng đầu tư hơn 205 nghìn tỷ trái phiếu doanh nghiệp

Tính đến cuối tháng 5/2023, có 40 tổ chức tín dụng đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp với tổng số dư 205,4 nghìn tỷ đồng, giảm 14,7% so với cuối năm 2022.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động