Phát triển thị trường lao động hiện đại, bền vững: Giải pháp nào?

Làm thế nào lấp đầy lỗ hổng thị trường lao động đang là câu hỏi khó với doanh nghiệp, cơ quan quản lý và cả các chuyên gia trong ngành.
Tìm giải pháp phát triển thị trường lao động hiện đại, bền vững

Doanh nghiệp “kêu” thiếu

7 tháng đầu năm, sản xuất công nghiệp và thương mại đều đạt kết quả khả quan. Trong đó, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 8,8% so với cùng kỳ, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt hơn 433,6 tỷ USD, cán cân thương mại tiếp tục duy trì xuất siêu trên 1,0 tỷ USD.

Dù vậy, nhiều ngành hàng xuất khẩu lớn đang có dấu hiệu giảm tốc. Ngoài khó khăn về thị trường, thiếu lao động là nguyên nhân vô cùng quan trọng. Ông Trương Văn Cẩm - Phó Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam, phản ánh: Dệt may là ngành thâm dụng lao động và chịu ảnh hưởng rất lớn do tác động của dịch Covid-19. Nhiều công nhân về quê đã không trở lại làm việc, hiện tình trạng thiếu lao động đang diễn ra cục bộ ở một số địa phương và thành phố lớn. Đặc biệt, những doanh nghiệp ở các thành phố làm việc 3 ca tuyển dụng lao động rất khó khăn, chi phí đào tạo tăng, năng suất của lao động mới tuyển thấp.

Ngành cũng đang thiếu lao động ở một số lĩnh vực then chốt như kéo sợi, dệt nhuộm. Cùng đó là vấn đề cạnh tranh lao động với các ngành sản xuất khác, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Thiếu lao động cho sản xuất không chỉ tồn tại trong ngành dệt may mà đang khá phổ biến và làm đau đầu nhiều doanh nghiệp da giày, thuỷ sản, chế biến gỗ và lâm sản…

TS. Tô Hoài Nam - Phó Chủ tịch thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam, thành viên Hội đồng tiền lương Quốc gia, bày tỏ: Sau đại dịch Covid-19, doanh nghiệp bị suy giảm nguồn lực, cộng hưởng với thiếu hụt lao động đã gây ảnh hưởng đến khả năng phục hồi của doanh nghiệp. Thực tế cho thấy, các ngành đang phục hồi mạnh như du lịch, dịch vụ đang rất khó khăn vì thiếu hụt nhân lực.

Mặt khác, làn sóng dịch chuyển sản xuất của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài toàn cầu sau dịch Covid-19 cũng đòi hỏi Việt Nam phải có nguồn nhân lực để nắm bắt.

Đáng nói, không chỉ thiếu lao động, doanh nghiệp còn phải đối mặt với tình trạng nhiều người lao động rút bảo hiểm xã hội một lần, làm việc thời gian ngắn rồi xin nghỉ hưởng bảo hiểm thất nghiệp đã gây mất ổn định lao động. “Hiện tượng này đã cảnh báo về tính bền vững của thị trường lao động và cần phải có những giải pháp làm “kiên cố” yếu tố bền vững này”, TS. Tô Hoài Nam nhận định.

Phát triển thị trường lao động hiện đại, bền vững: Giải pháp nào?
Doanh nghiệp sản xuất "kêu" thiếu lao động

Báo cáo của Ngân hàng Thế giới vừa công bố hồi đầu tháng 8 đã khái quát một cách chính xác về tình trạng thiếu lao động của doanh nghiệp Việt Nam. Theo đó, có khoảng hơn 70% doanh nghiệp được khảo sát cho biết gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động có kỹ năng lãnh đạo và quản lý; 68% doanh nghiệp khó tuyển dụng lao động có chuyên môn kỹ thuật theo việc làm cụ thể. Nguyên nhân một phần là bởi các chính sách, chi phí đầu tư cho giáo dục ở Việt Nam chưa cao, nguồn vốn Nhà nước đầu tư cho đổi mới sáng tạo tại Việt Nam vẫn ở mức thấp.

Trên thực tế, bài toán thiếu lao động cho các ngành sản xuất đã xuất hiện từ lâu và trở nên khó giải hơn sau dịch Covid-19 khi số lao động dịch chuyển từ nghề này sang nghề khác, từ địa phương này sang địa phương khác biến động nhiều.

Cảnh báo về chất lượng lao động

Bên cạnh tình trạng thiếu lao động cho hoạt động sản xuất, nhiều chuyên gia đã lên tiếng cảnh báo về chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ cho các ngành công nghiệp nền tảng và phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá của đất nước.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS. Đồng Trung Chính - Hiệu trưởng Trường cao đẳng Kinh tế công nghiệp Hà Nội, cho hay: Chất lượng lao động đang có vấn đề, ảnh hưởng đến năng suất lao động. Nhu cầu đi học hiện nay của xã hội tiếp cận với học nghề chưa được nhiều, trên thực tế tâm lý của gia đình của học sinh là đi học đại học để lấy bằng chứ chưa phải là đi học nghề để lấy việc làm.

Một số cơ sở giáo dục nghề nghiệp đào tạo ra lực lượng lao động chưa đạt chất lượng mà doanh nghiệp cần, tiệm cận giữa đào tạo và thực tế hiện nay đang có một khoảng cách. Do đó, khi tuyển dụng lao động các doanh nghiệp vẫn mất công đào tạo lại.

Đồng quan điểm, chuyên gia kinh tế, TS. Trần Toàn Thắng - Trung tâm Thông tin và Dự báo kinh tế - xã hội Quốc gia (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết thêm: Thực trạng giáo dục đào tạo của Việt Nam hiện nay là đào tạo ở bậc đại học hay trên đại học thì nhiều nhưng công nhân lành nghề thì lại ít. Trong khi đó, với những ngành sản xuất mang tính kỹ thuật cao không đòi hỏi lao động mang tính cao hẳn như đại học hay trên đại học mà là công nhân lành nghề hay kỹ thuật viên đào tạo 3 năm ở trường nghề.

Một vấn đề nữa, các trường đào tạo của Việt Nam vẫn chưa theo yêu cầu thị trường. Để khắc phục, giáo dục đào tạo nghề của Việt Nam cần chú trọng đến nhu cầu của doanh nghiệp, của thị trường thay vì đào tạo theo chủ quan của mình.

“Muốn làm được như vậy, chúng ta cần có những nghiên cứu cụ thể. Ví dụ, đến năm 2025 Việt Nam cần bao nhiêu công nhân trong những lĩnh vực nào để có kế hoạch đào tạo phù hợp theo yêu cầu thị trường. Bên cạnh đó, Việt Nam cũng cần có những chính sách nâng cao năng suất lao động, muốn làm được điều này, bên cạnh sự nỗ lực của cộng đồng doanh nghiệp, rất cần sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng, của Nhà nước nhằm tạo “cú huých” cho đào tạo nguồn lao động”, TS. Trần Toàn Thắng bày tỏ.

“Kế” hay từ các chuyên gia

Lao động vốn được nhận định là một lợi thế cạnh tranh của Việt Nam trong phát triển kinh tế, đặc biệt trong thu hút đầu tư nước ngoài. Trong trung hạn, lao động vẫn là lợi điểm của các ngành xuất khẩu, nhất là những ngành thâm dụng lao động, chiếm tỷ trọng xuất khẩu cao.

Trong bối cảnh đó, làm thế nào để giải quyết bài toán thiếu nhân lực trước mắt và về lâu dài để Việt Nam có nguồn nhân lực tốt phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước là câu chuyện cần bàn.

Thị trường lao động Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao
Thị trường lao động Việt Nam đang thiếu nhân lực chất lượng cao

Về phía doanh nghiệp, TS. Tô Hoài Nam cho rằng: Đã có sự thay đổi trong mối quan hệ doanh nghiệp - người lao động, đòi hỏi doanh nghiệp với tư cách là người sử dụng lao động phải chủ động hơn trong trong việc xây dựng phúc lợi trên nền tảng lương. Thay bằng 1-2 lần/tháng như trước đây, nay nhiều doanh nghiệp đã trả lương 2-3 lần/tháng, thậm trí 4 lần/tháng để kịp thời đáp ứng yêu cầu của người lao động.

Sinh kế đi liền chất lượng cuộc sống và ngược lại, khi người lao động ổn định cuộc sống, hài lòng, tin tưởng thì năng suất làm việc sẽ tăng, qua đó tạo lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp trên thị trường lao động. Chăm lo cho người lao động nên được coi là phần trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đó cũng là xu hướng quản trị chung mà các doanh nghiệp Việt Nam cần hướng tới. “Vì thế theo tôi, doanh nghiệp cần xác định, ưu tiên chăm lo cho lợi ích của người lao động chính là tạo điểm tựa để giữ chân và giúp người lao động gắn bó lâu dài”, TS Tô Hoài Nam chia sẻ.

Bên cạnh đó, để giải bài toán nhân lực, sớm phục hồi thị trường lao động, cần có giải pháp lớn của Chính phủ, trong đó về lâu dài phải thực hiện thành công mô hình kết nối Nhà nước - nhà trường- doanh nghiệp trong đào tạo, cung ứng nguồn nhân lực.

Ở góc độ đơn vị đào tạo nghề, TS. Đồng Trung Chính, cho rằng: Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, trong ngắn hạn, các doanh nghiệp phải có chính sách phối hợp với các trường đào tạo nghề để có chương trình đào tạo cụ thể, phù hợp.

Trong dài hạn, Chính phủ cùng các cơ quan quản lý Nhà nước cần có chính sách xuyên suốt làm sao có sự hợp tác thực sự giữa 3 bên: Doanh nghiệp - nhà trường - người học để hỗ trợ cho người học về nhu cầu nghề nghiệp và vấn đề kinh tế. Mặt khác, trong quá trình đào tạo, trang thiết bị thực hành để sát với yêu cầu của doanh nghiệp thì các trường không có đủ nguồn lực để đầu tư, do đó rất cần có chính sách cụ thể để gắn kết với doanh nghiệp.

Ngày 20/8, Hội nghị "Phát triển thị trường lao động linh hoạt, hiện đại, bền vững và hội nhập" sẽ diễn theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính. Hội nghị nhằm tìm ra lời giải cho bài toán thiếu lao động của doanh nghiệp và chuẩn bị nguồn nhân lực tốt cho sự phát triển của đất nước. Sự kiện thu hút sự quan tâm không chỉ của doanh nghiệp mà còn của các chuyên gia, trường đào tạo và cả người lao động.
Nhóm phóng viên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Thị trường lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 150 doanh nghiệp tuyển dụng 6.000 việc làm tại Ngày hội việc làm Trường Đại học Công Thương

Hơn 6.000 vị trí việc làm sẽ được hơn 150 doanh nghiệp trực tiếp phỏng vấn và tuyển dụng trong chuỗi “Ngày hội việc làm - HUIT Talent Day 2024”.
Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Ngành làm đẹp đang "khát" nguồn nhân lực chất lượng cao

Sự nở rộ của thị trường làm đẹp hiện nay đặt ra nhu cầu lớn về nguồn lực nhân lực chất lượng cao, được đào tạo bài bản.
Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp

Nhà báo Nguyễn Linh Anh - Phó Tổng Biên tập phụ trách chính thức được bổ nhiệm giữ chức Tổng Biên tập Tạp chí Diễn đàn Doanh nghiệp.
Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Đà Nẵng: Hơn 70 doanh nghiệp tham gia ký kết tuyển dụng sinh viên

Ngày hội việc làm thu hút hơn 3.000 lượt đăng ký và tham gia phỏng vấn tại 58 gian hàng tuyển dụng trực tiếp với 6.510 vị trí tuyển dụng đến từ 72 doanh nghiệp.
Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương thông báo tuyển dụng lao động

Báo Công Thương tuyển dụng lao động ở các vị trí: Phóng viên, Chuyên viên Truyền thông, Chuyên viên, Kỹ thuật viên Công nghệ và nhân viên Lái xe.

Tin cùng chuyên mục

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

Cách nào để doanh nghiệp hồi sinh làn sóng "Zombie công sở" đang trở lại?

"Zombie công sở" là thuật ngữ mà Anphabe đưa ra nhằm mô tả nhóm người lao động: Đi làm nhưng không nỗ lực làm; không có ý định nghỉ việc.
Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội: Dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ bảo hiểm thất nghiệp trực tiếp

Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội dừng tiếp nhận, trả kết quả hồ sơ trực tiếp về giải quyết hưởng trợ cấp thất nghiệp tại 13 sàn giao dịch việc làm vệ tinh.
Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Tín hiệu tích cực từ thị trường lao động

Thị trường lao động tiếp tục có những tín hiệu tích cực không chỉ ở trong nước mà số lao động đi làm việc ở nước ngoài cũng gia tăng.
100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 suất học bổng cho các lãnh đạo trẻ tương lai

100 ứng viên lãnh đạo trẻ xuất sắc nhất vượt qua 3 vòng tuyển chọn kỹ lưỡng sẽ tham gia khóa đào tạo chính thức kéo dài 3 tháng trị giá 30 triệu đồng.
Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Hạn chế thời gian sinh viên làm thêm không quá 20 giờ/tuần, cần linh hoạt, khả thi

Theo nhiều ý kiến cho rằng, việc quy định thời gian làm thêm đối với học sinh, sinh viên là cần thiết, tiệm cận thế giới, song cần sự linh hoạt, khả thi.
Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Sản xuất phục hồi, nhiều doanh nghiệp vẫn “khát” lao động

Nhiều doanh nghiệp trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai trong thời gian qua vẫn gặp khó khăn trong tuyển dụng lao động để phục vụ sản xuất.
Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Thị trường lao động dần trở lại xu hướng phát triển bình thường

Quý I/2024, số người từ 15 tuổi trở lên có việc làm đạt 51,3 triệu người, tăng 174,1 nghìn người (tương ứng tăng 0,34%) so với cùng kỳ năm trước.
Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động

Quý I/2024, tỉnh Vĩnh Phúc giải quyết việc làm cho 6.148 lao động, trong đó 5.918 lao động trong nước và đưa 230 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.
Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày hội việc làm HaUI 2024: Hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên

Ngày 30/3 tại Hà Nội, Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đã tổ chức ngày hội việc làm với hơn 7.000 cơ hội việc làm cho sinh viên.
Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Ngành điện gió ngoài khơi có thể tạo ra hàng nghìn cơ hội việc làm chất lượng

Theo các chuyên gia, nhà thầu cần chuẩn bị sẵn lực lượng lao động lành nghề, chất lượng cao, đặc biệt trong những dự án điện gió ngoài khơi quy mô lớn.
Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Đảm an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông-châu Phi

Cục Quản lý lao động ngoài nước đề nghị đảm bảo an toàn cho người lao động Việt Nam làm việc trên tàu vận tải qua khu vực Trung Đông - châu Phi (Biển Đỏ).
Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 chính thức vào thứ Năm (18/4)

Theo thông báo lịch nghỉ Giỗ Tổ Hùng Vương (10/3) chính thức người lao động được nghỉ lễ dịp này 1 ngày và hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động.
Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5: Người lao động được nghỉ 2 ngày và không được nghỉ bù

Lịch nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm 2024 sẽ kéo dài 2 ngày, từ thứ Ba (ngày 30/4) đến hết thứ Tư (ngày 1/5). Theo đó, người lao động không được nghỉ bù.
Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Học sinh, sinh viên có thể chỉ được làm thêm không quá 20 giờ/tuần

Theo dự thảo Luật Việc làm, học sinh, sinh viên đủ độ tuổi lao động theo quy định được làm việc bán thời gian nhưng không quá 20 giờ/tuần trong kỳ học.
Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Đề xuất chính sách hỗ trợ giải quyết việc làm cho thanh niên

Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội đề xuất chính sách hỗ trợ việc làm cho thanh niên; tạo điều kiện cho thanh niên phát huy tính chủ động, sáng tạo.
Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Nhà tuyển dụng và ứng viên đang “tìm nhau” ở đâu?

Các nhà tuyển dụng nhận thấy mạng xã hội là những kênh hiệu quả để tiếp cận với một lượng lớn ứng viên tiềm năng, đặc biệt là thế hệ trẻ.
Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Nhật Bản tăng 5-8% lương nhằm hút thêm lao động từ Việt Nam

Để thu hút lao động, các nhà tuyển dụng Nhật Bản đang tăng lương cơ bản hàng tháng cho thực tập sinh kỹ thuật nước ngoài.
Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học

Doanh nghiệp Nhật đến trường đại học 'săn' kỹ sư

Hơn 30 doanh nghiệp lớn và uy tín, trong đó có nhiều doanh nghiệp Nhật Bản đã tham dự ngày hội việc làm của Trường Đại học Điện lực.
4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

4,15 triệu lao động đang làm việc tại các khu công nghiệp, khu kinh tế

Tính đến năm 2023, các khu công nghiệp, khu kinh tế của Việt Nam đã tạo việc làm cho khoảng 4,15 triệu lao động trực tiếp.
Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Bộ Nội vụ đang khẩn trương hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới

Bộ Nội vụ đang khẩn trương phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan hoàn thiện các nội dung cụ thể của chế độ tiền lương mới.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động