Thứ hai 12/05/2025 14:09

Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột xứng với tiềm năng

Theo quy hoạch đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, thành phố Buôn Ma Thuột sẽ được xây dựng thành thành phố thông minh, phát triển xứng tầm đô thị trung tâm Tây Nguyên.

Thành phố Buôn Ma Thuột, thủ phủ của tỉnh Đắk Lắk có diện tích hơn 370 km2, dân số hơn 500.000 người, Đây là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên và là đô thị miền núi có dân số lớn nhất Việt Nam với cộng đồng các dân tộc: Kinh, Ê Đê, Cơ Tu, Xơ Đăng, Gia Rai...

Nhằm khai thác, phát huy tối đa các tiềm năng, lợi thế của thành phố Buôn Ma Thuột, Chính phủ và các bộ, ngành cũng như tỉnh Đắk Lắk đã đề ra và triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm.

Trong đó, thực hiện theo phương hướng, nhiệm vụ tại Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 9/7/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Kết luận số 67/KL-TW ngày 16/12/2019 của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Bộ Công Thương đã giao các đơn vị thuộc Bộ khẩn trương triển khai các nhiệm vụ cụ thể.

Thành phố Buôn Ma Thuột phát triển sẽ đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế - xã hội của khu vực Tây Nguyên

Theo đó, các đơn vị thuộc Bộ Công Thương có trách nhiệm phối hợp với UBND thành phố Buôn Ma Thuột và UBND tỉnh Đắk Lắk rà soát và xây dựng quy hoạch vùng Tây Nguyên và quy hoạch tỉnh Đắk Lắk thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050 theo các quy định của pháp luật; xúc tiến thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo, công nghiệp năng lượng tái tạo, thân thiện môi trường, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao và xây dựng các trung tâm thương mại, siêu thị…

Cùng với đó hoàn thiện kết cấu hạ tầng cụm công nghiệp để thu hút các lĩnh vực, ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển của thành phố, đảm bảo về môi trường, phát triển công nghiệp gắn với nghiên cứu sinh học và công nghệ chế biến nông, lâm sản phù hợp với các quy hoạch cấp tỉnh và vùng; triển khai các chương trình phát triển thương mại biên giới, hợp tác trong khuôn khổ tam giác phát triển Campuchia – Lào – Việt Nam.

Đặc biệt, Bộ Công Thương chủ trương tập trung tuyên truyền, quảng bá thương hiệu cà phê Việt Nam chất lượng cao gắn với thương hiệu ngành, chỉ dẫn địa lý. Cùng với những chiến lược toàn diện và lâu dài, việc đầu tư phát triển sản phẩm cà phê góp phần phát triển kinh tế, xã hội thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung.

Nguyễn Mai

Tin cùng chuyên mục

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức