Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Sau hơn 20 năm thực hiện dự án phát triển nghề thủ công truyền thống, đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng tại thôn Phà Xắc đã thay đổi đáng kể.
Thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số trên sàn thương mại điện tử Gia Lai: Phiên chợ giới thiệu sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Đổi thay từ một dự án

Cách thị trấn Mường Xén khoảng 40km về phía Bắc, nằm trên đỉnh núi có độ cao 1.300m so với mực nước biển, thôn Phà Xắc, xã Huồi Tụ, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An có cảnh đẹp như vẽ. Những ngày đông lạnh giá, sương mù dày đặc, mây trắng bồng bềnh bao phủ bản làng, Phà Xắc khoác lên mình một khung cảnh huyền ảo.

Cảnh đẹp nao lòng của Phà Xắc trái ngược hoàn toàn với cuộc sống của người dân nơi đây. Trong ký ức của chị Vương Y Ma - Trưởng nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc cuộc sống quá khó khăn, cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc.

VƯơng Y Ma
Chị Vương Y Ma - Trưởng nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc

Để cải thiện cuộc sống cho bà con, tháng 4/1999, Công ty cổ phần doanh nghiệp xã hội (Craft Link) đã phối hợp với UNDCP (Chương trình phòng chống ma tuý của Liên Hiệp Quốc) và chính quyền xã Huồi Tụ triển khai Dự án phát triển nghề thủ công truyền thống thôn Phà Xắc.

Bà Trần Tuyết Lan- Giám đốc Craft Link cho hay: Dự án nhằm mục tiêu khôi phục nghề thêu truyền thống, đặc biệt là kỹ thuật thêu trổ thủng của bà con dân tộc thiểu số Mông trắng nơi đây. Cùng đó, hỗ trợ bà con phát triển kinh tế, tăng thu nhập từ nghề thủ công truyền thống và cuối cùng là thay thế nguồn thu nhập từ trồng cây thuốc phiện của bà con và xoá bỏ loại cây trồng này theo định hướng của Chính phủ.

Các hoạt động chính của dự án gồm thành lập nhóm sản xuất; hướng dẫn phát triển sản phẩm; tập huấn sổ sách để bà con tự vận hành, quản lý nhóm; hỗ trợ marketing giới thiệu và bán sản phẩm.

Bà Trần Tuyết Lan cho biết: Dự án diễn ra trong vòng 2 năm và kết thúc vào tháng 12/2000, đến năm 2003, doanh nghiệp tiếp tục quay lại trợ giúp cho nhóm trong 2 năm. Từ đó đến nay, Craft Link vẫn duy trì hỗ trợ nhóm thiết kế và marketing sản phẩm.

Sau hơn 20 năm thực hiện dự án, từ chỗ còn bỡ ngỡ, thậm chí không tin tưởng, nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc không những được giữ vững, mở rộng về nhân lực mà thu nhập của bà con nơi đây được cải thiện đáng kể.

Trong suốt chặng đường dài đồng hành cùng bà con dân tộc thiểu số và miền núi khu vực phía Tây Nghệ An, ký ức của bà Trần Tuyết Lan vẫn nhớ như in câu trả lời của một thành viên nhóm sản xuất khi được phỏng vấn đánh giá sau triển khai dự án - “Chúng tôi có thể cười thoải mái”.

Ban đầu chúng tôi nghĩ rằng tham gia dự án, các chị em đồng bào dân tộc Mông trắng ở Phà Xắc có thêm thu nhập, được học hỏi thêm nhiều kiến thức mới nên các chị vui. Nhưng không phải vậy, trước kia ở Phà Xắc cuộc sống rất khó khăn, ăn uống kham khổ, phụ nữ ngoài 20 tuổi lấy chồng, sinh con bị thiếu dinh dưỡng trầm trọng và bị rụng răng. Do vậy, khi cười chị em không dám cười thoải mái mà phải lấy tay che miệng. Sau khi kết thúc dự án, có thu nhập, chị em sửa lại hàm răng và cười rất tự tin, thoải mái”, đại diện Craft Link kể.

Bà cũng chia sẻ: “Câu chuyện này làm chúng tôi rất cảm động, là động lực cho Craft Link tiếp tục đồng hành cùng nhóm và tiến hành các dự án khác để hỗ trợ cho các nhóm dân tộc thiểu số và miền núi ở vùng sâu vùng xa cải thiện sinh kế, tăng thu nhập”.

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng
Thêu trổ thủng, thêu đắp vải truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trắng ở Phà Xắc là kỹ thuật khó

Là người đồng hành cùng Craft Link cũng là một trong những thành viên đầu tiên của nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc, chị Vương Y Ma, chia sẻ: Từ khi Craft Link triển khai dự án, cuộc sống của bà con dân tộc Mông trắng thay đổi ngày một tốt. Từ chỗ cuộc sống thiếu thốn, quanh năm chỉ biết làm nương rẫy, chị em trong thôn đã có thêm việc làm từ nghề thêu truyền thống với thu nhập khoảng 2-3 triệu đồng mỗi người mỗi tháng. “Tuy không nhiều nhưng có thêm tiền để trang trải cuộc sống, cho con đi học”, chị Vương Y Ma nói.

Phà Xắc ở quá sâu trong núi nên ít có khách du lịch, tiêu thụ hàng hoá không nhiều, mong muốn Craft Link tiếp tục hỗ trợ thu mua sản phẩm và mở rộng tiêu thụ cho chị em trong nhóm sản xuất”, chị Vương Y Ma bày tỏ.

Đưa sản phẩm ra thị trường thế giới

Tâm tư của chị Vương Y Ma cũng là tâm tư của chị Lầu Y Mề - thành viên nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc. Chị Y Mề cũng mong muốn được chính quyền huyện, tỉnh quan tâm hơn hỗ trợ chị em có cửa hàng trưng bày và bán sản phẩm ở địa điểm phù hợp, giúp tăng khả năng tiêu thụ sản phẩm, thêm thu nhập cho chị em.

Lầu Y Mề
Chị Lầu Y Mề- Thành viên nhóm thêu truyền thống thôn Phà Xắc

Chị Y Mề cũng cho hay: Thêu trổ thủng, thêu đắp vải truyền thống của đồng bào dân tộc Mông trắng ở Phà Xắc là kỹ thuật khó, đòi hỏi nhiều thời gian thực hiện. Để hoàn thành 1 bộ trang phục có hoạ tiết thêu truyền thống chị em thường mất vài tháng đến hàng năm mới làm xong.

Hiểu được mong muốn của bà con đồng bào dân tộc Mông trắng tại Phà Xắc, đại diện Craft Link cho hay: Hiện nay doanh nghiệp vẫn hỗ trợ cho nhóm tiêu thụ sản phẩm thông qua cửa hàng bán lẻ của doanh nghiệp tại Hà Nội, bán sỉ đi khắp các cửa hàng bán đồ lưu niệm tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, các thành phố lớn và đại lý ở những sân bay quốc tế. Đặc biệt, doanh nghiệp đã đưa sản phẩm của nhóm sang tiêu thụ tại thị trường EU, Mỹ.

Riêng về việc đưa sản phẩm của nhóm ra thị trường thế giới, bà Trần Tuyết Lan thông tin, chủ yếu thông qua việc đưa sản phẩm tham gia các hội chợ quốc tế. Theo đó, trước mỗi hội chợ, cán bộ thiết kế sẽ lên phương án thiết kế bộ sản phẩm làm sao thể hiện được vẻ đẹp, sự độc đáo nhưng phải hài hoà trong một tổng thể và bắt “trend” thị trường.

Sau đó tiến hành tập huấn cho các nhóm để hoàn thiện sản phẩm và đưa ra sản phẩm mẫu đi trưng bày, quảng bá, tìm kiếm thị trường. Ngoài tham gia các hội chợ quốc tế, Craft Link cũng tiến hành nhiều hoạt động marketing thông qua kênh online của doanh nghiêp, trên các nền tảng thương mại điện tử như Shopee, Alibaba… và qua hệ thống bán hàng online của các đối tác.

Chúng tôi rất vui vì hỗ trợ cho chị em tăng thêm thu nhập qua thông hoạt động hỗ trợ marketing, bởi lẽ càng tiêu thụ được nhiều sản phẩm càng giúp chị em dân tộc Mông trắng ở Xà Phắc cải thiện cuộc sống, có động lực lưu truyền nghề truyền thống cho thế hệ mai sau”, bà Trần Tuyết Lan nói.

Một số hình ảnh quảng bá, giới thiệu nghề thêu truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng ở Phà Xắc do Craft Link tổ chức:

Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng
Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng
Phát triển nghề truyền thống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc thiểu số Mông trắng

Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Từ những gốc chè Shan tuyết cổ thụ trên Tây Côn Lĩnh, đồng bào Dao đang mở ra lối đi mới là phát triển sinh kế bền vững gắn với thương mại và du lịch cộng
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Muốn sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số và miền núi có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu là con đường buộc phải đi.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Cùng với trái nhãn đã làm nên thương hiệu, sản phẩm long nhãn Sơn La cũng là một sản phẩm được người tiêu dùng ưa chuộng, làm đa dạng sản phẩm địa phương.
Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Để phát triển bền vững, việc xây dựng thương hiệu và tìm kiếm đầu ra ổn định cho sản phẩm mật ong được tỉnh Cao Bằng xác định là việc vô cùng cấp thiết.
Mobile VerionPhiên bản di động