Thứ năm 24/04/2025 10:45

Phát triển khu công nghiệp sinh thái: Lợi ích kép

Không chỉ hạn chế ô nhiễm môi trường, chống lãng phí tài nguyên thiên nhiên, việc chuyển đổi các khu công nghiệp (KCN) truyền thống sang KCN sinh thái còn mở ra cơ hội thu hút dòng vốn đầu tư chất lượng cao và tăng tính cạnh tranh cho DN.

Bà Vương Thị Minh Hiếu - Phó Vụ trưởng Vụ Quản lý các khu kinh tế (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) - cho biết: Việt Nam có gần 400 KCN được thành lập, trong đó gần 300 KCN đã đi vào hoạt động với tỷ lệ lấp đầy khoảng 70%. Hệ thống các KCN của Việt Nam thời gian qua đã thu hút trên 10.000 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) và khoảng 10.000 dự án đầu tư trong nước, tổng vốn đăng ký lần lượt là 220 tỷ USD vốn FDI và 2.200 tỷ đồng, chiếm 50% tổng vốn đầu tư toàn xã hội.

Khu công nghiệp sinh thái là hướng phát triển tất yếu

Các KCN truyền thống đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng công nghiệp và xuất khẩu của Việt Nam. Nếu như năm 2015, các KCN đóng góp 38% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước thì đến cuối năm 2020, con số này là 60%. Đặc biệt, với sự tham gia của nhiều tập đoàn lớn trên thế giới, các KCN đã đóng góp tích cực vào tăng trưởng xuất khẩu, tăng trưởng kinh tế và tạo việc làm cho người lao động.

Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự phát triển KCN "quá nóng" thời gian qua đã gây những ảnh hưởng, tác động đến môi trường và đời sống người dân xung quanh KCN. Các chuyên gia kinh tế đánh giá, KCN truyền thống hiện nay thiếu tính liên kết để gia tăng sức cạnh tranh. Bản thân DN hoạt động tại KCN cũng không tận dụng được lợi thế của nhau để phát triển sản xuất, kinh doanh hiệu quả; chưa tiết kiệm chi phí và tận dụng tài nguyên sẵn có.

Nhằm khắc phục những bất cập của KCN truyền thống đang phải đối mặt, hướng đến phát triển ngành công nghiệp theo hướng tăng trưởng xanh, tiết kiệm tài nguyên, giảm chi phí cho DN, từ năm 2015 - 2019, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã phối hợp với Tổ chức Phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (UNIDO) thí điểm chuyển đổi KCN truyền thống sang KCN sinh thái tại 3 KCN, bao gồm: KCN Amata (Đồng Nai); KCN Đình Vũ (Hải Phòng); KCN Hiệp Phước (TP. Hồ Chí Minh). Từ kết quả thí điểm, định hướng và cơ chế, chính sách dành cho KCN sinh thái đã được hình thành và quy định tại Nghị định số 82/2018/NĐ-CP. Đồng thời, Bộ Kế hoạch và Đầu tư tiếp tục phối hợp với UNIDO triển khai giai đoạn 2 của dự án trong 3 năm (2020 - 2023).

Khu công nghiệp sinh thái mở ra cơ hội thu hút vốn đầu tư chất lượng cao

Nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, với xu hướng xanh hóa nền kinh tế, rất nhiều nhà đầu tư nước ngoài đang coi đầu tư vào các KCN sinh thái là một trong những tiêu chí quan trọng để lựa chọn nơi đặt nhà máy. Điều này cũng dễ hiểu bởi tại các KCN sinh thái, sản phẩm đầu ra của DN này cũng có thể trở thành sản phẩm đầu vào của DN kia và ngược lại, do đó tiết kiệm được chi phí hoạt động, nâng cao sức cạnh tranh của DN.

Lấy dẫn chứng cụ thể, ông Disk Van Beers - Chuyên gia của UNIDO - cho biết, tại KCN Kwinana (Australia), đã có 50 cộng sinh dịch vụ hỗ trợ; 33 cộng sinh phụ phẩm; 15 cộng sinh tiện ích. Theo đó, trước đây, bụi lò vôi - phụ phẩm, được coi là rác thải, phải chôn lấp, còn bây giờ lại được một công ty khác trong KCN này dùng để khử lưu huỳnh. Liên quan đến cộng sinh chuỗi cung ứng, các DN sản xuất xi măng sẽ cung cấp cho DN xây dựng trong KCN. Như vậy, KCN sinh thái mang lại lợi ích cho tất cả DN...

Ông DISK VAN BEERS - Chuyên gia của UNIDO:

Mô hình KCN sinh thái tạo ra các KCN hiệu quả hơn về sử dụng tài nguyên thiên nhiên, tiết giảm chi phí, có tính cạnh tranh cao, tạo sức hấp dẫn hơn với nhà đầu tư trong và ngoài nước, nhờ khả năng chống chịu với rủi ro cao hơn.

Nguyễn Hòa

Tin cùng chuyên mục

Hải Phòng: Khởi công xây dựng Khu công nghiệp Tiên Thanh

Động lực tăng trưởng mới từ công nghiệp hỗ trợ Ninh Bình

Tăng trưởng kinh tế lan tỏa từ các ‘trụ cột’ công nghiệp địa phương

Quảng Ngãi tính chuyện lấn biển làm sân bay Lý Sơn

Việt Nam sắp có ray thép cho đường sắt tốc độ cao và công nghiệp quốc phòng

Doanh nghiệp cơ khí trong nước có thể chế tạo được đầu máy, toa xe

Tăng trưởng công nghiệp quý I: Địa phương nào giữ 'ngôi vương'?

Quý I/2025: Công nghiệp bứt phá, xác lập kỷ lục 5 năm

Đà Nẵng: Doanh nghiệp nghìn tỷ vào Cụm công nghiệp Hòa Liên

Thứ trưởng Bộ Công Thương: Giữ bằng được mục tiêu tăng trưởng công nghiệp

PMI tái lập mốc 50 - ngành sản xuất trở lại quỹ đạo tăng trưởng

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?