Phát triển hạ tầng logistics vướng ở đâu?

Phát triển hạ tầng logistics là giải pháp quan trọng để thúc đẩy xuất khẩu, tuy nhiên, hiện vẫn đang còn nhiều khó khăn trong việc triển khai thực hiện.
Lào Cai ưu tiên phát triển hạ tầng logistics Tăng đầu tư hạ tầng logistics, thúc đẩy lưu thông hàng hóa

Phát triển chưa xứng với tiềm năng

Theo thông tin từ Hiệp hội Doanh nghiệp dịch vụ logistics Việt Nam, hiện nay, thị trường logistics Việt Nam đang có sự tham gia của khoảng hơn 5.000 doanh nghiệp. Trong đó, 89% doanh nghiệp Việt Nam có quy mô vừa và nhỏ; 10% là doanh nghiệp liên doanh và 1% doanh nghiệp 100% có vốn nước ngoài cung cấp dịch vụ logistics xuyên quốc gia,…

ICD Long Biên đáp ứng đầy đủ các chức năng của một cảng cạn
ICD Long Biên đáp ứng đầy đủ các chức năng của một cảng cạn

Các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và doanh nghiệp logistics Hà Nội nói riêng cũng từng bước chuyển mình, đẩy mạnh đầu tư các cơ sở hạ tầng, kho bãi hiện đại, ứng dụng khoa học công nghệ mới, thương mại điện tử để gia tăng thị phần và tham gia chủ động vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Bên cạnh những kết quả đạt được, theo Sở Công Thương Hà Nội, hiện khả năng đáp ứng các yếu tố logistics của Hà Nội đối với các doanh nghiệp trên địa bàn còn chưa cao, chỉ trên mức trung bình.

Về tiến độ đầu tư xây dựng Trung tâm logistics, mặc dù các sở, ngành, chính quyền địa phương, chủ đầu tư đã có nhiều cố gắng, đẩy nhanh tiến độ trong công tác lập, thẩm tra, phê duyệt thiết kế kỹ thuật,… Tuy nhiên, các khu đất hạ tầng logistics được quy hoạch phần lớn đều gắn với các công trình đầu mối giao thông vận tải chính như ga đường sắt quốc gia, cảng đường thủy nội địa… Do đó, khi triển khai lập quy hoạch và dự án đầu tư xây dựng phải phụ thuộc vào quy hoạch các công trình đầu mối giao thông có liên quan. Các kho, bãi, địa điểm hoạt động logistics chủ yếu nằm trong nội đô, hình thành tự phát, phân tán, diện tích nhỏ, năng lực khai thác hạn chế… dẫn đến chưa đáp ứng nhu cầu phát triển của thành phố, làm phát sinh nhiều chi phí không đáng có như: Lưu xe, lưu container, nâng hạ, bốc xếp…

Ứng dụng logistics trong chuỗi sản xuất, sơ chế, chế biến nông lâm thủy sản còn nhiều hạn chế, do các doanh nghiệp, hợp tác xã có quy mô nhỏ và vừa, nguồn nhân lực chưa đủ mạnh để trang bị hạ tầng kỹ thuật đáp ứng yêu cầu logistics.

Về khung pháp lý, kinh doanh dịch vụ logistics là hoạt động kinh doanh có điều kiện; tuy nhiên cơ sở pháp lý hiện chỉ có Luật Thương mại năm 2005 và Nghị định số 140/2007/NĐ-CP ngày 5/9/2007 của Chính phủ quy định chi tiết Luật Thương mại về điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics và giới hạn trách nhiệm đối với thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics. Có thể nói quy định quản lý nêu tại Nghị định số 140/2007/NĐ-CP đến nay không còn phù hợp, quy định về điều kiện kinh doanh còn sơ sài, chưa rõ thẩm quyền quản lý nhà nước đối với hoạt động logistics ở cấp chính quyền địa phương;…

Hiện, trên địa bàn Hà Nội có khoảng 25.000 doanh nghiệp đăng ký hoạt động logistics, nhưng thực chất, chỉ có hơn 5.400 doanh nghiệp đang hoạt động chính thức. Trong đó, doanh nghiệp tư nhân chiếm 80%, phần lớn đều có quy mô nhỏ, hạn chế về vốn, công nghệ và nhân lực, thường chỉ có từ 10 - 20 nhân viên. Vì vậy, các doanh nghiệp logistics trong nước chỉ đáp ứng được khoảng 25% nhu cầu thị trường; 18% tổng lượng hàng hóa xuất, nhập khẩu, còn lại do doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực hiện.

Triển khai nhiều giải pháp phát triển hạ tầng logistics

Hà Nội giữ vị trí trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc, có hệ thống giao thông kết nối đồng bộ, gồm cả đường bộ, đường biển, đường sông, hàng không và đường sắt. Hiện nay, có khoảng 40% lưu lượng hàng hóa của các địa phương khác đang luân chuyển qua địa bàn thành phố Hà Nội. Ngoài ra, Hà Nội còn có 10 khu công nghiệp đang hoạt động và hơn 100 cụm công nghiệp đã và đang hình thành, cùng với hàng nghìn siêu thị, trung tâm thương mại, chợ, cửa hàng…

Kế hoạch Phát triển dịch vụ logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội năm 2024 đặt mục tiêu phát triển hoạt động logistics nhằm thúc đẩy tăng trưởng, tỷ trọng đóng góp dịch vụ logistics vào GRDP, gia tăng tỷ lệ thuê ngoài, giảm chi phí logistics để cạnh tranh giá cả sản phẩm của doanh nghiệp, thúc đẩy phát triển sản xuất, thương mại truyền thống, thương mại quốc tế và thương mại điện tử.

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm là phát triển hạ tầng dịch vụ logistics. Theo đó, cụ thể hóa quy hoạch các trung tâm logistics và cơ sở hạ tầng phục vụ dịch vụ logistics trên địa bàn thành phố. Rà soát, bổ sung quy hoạch xây dựng điểm kiểm tra hàng hóa xuất nhập khẩu tập trung của thành phố. Đôn đốc tiến độ, tăng cường phối hợp giữa các ngành nhằm tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đẩy nhanh triển khai thực hiện các dự án đầu tư xây dựng hạ tầng dịch vụ logistics, phấn đấu khởi công xây dựng 2 cảng cạn ICD (tại xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm và xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức) trong năm 2024; xác định vị trí, ranh giới, diện tích cụ thể 2 trung tâm logistics (tại các huyện Phú Xuyên, Sóc Sơn), hoàn thành thủ tục đầu tư 1 cảng container quốc tế (tại xã Cổ Bi, xã Đặng Xá, huyện Gia Lâm)…

Để đạt được mục tiêu đặt ra, trong chức năng quản lý nhà nước của ngành Công Thương địa phương, Sở Công Thương Hà Nội cho biết, sẽ phối hợp với các sở, ngành, UBND các quận, huyện, thị xã rà soát xin ý kiến các cơ quan bộ, ngành quản lý chuyên ngành có liên quan đến phương án quy hoạch phát triển hạ tầng và dịch vụ logistics, tích hợp sâu dịch vụ logistics trong chiến lược phát triển ngành đảm bảo đồng bộ về cơ sở hạ tầng, cơ cấu sản xuất phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.

Bên cạnh đó, đẩy mạnh tập huấn, nâng cao kiến thức cho doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistics trong bối cảnh hội nhập quốc tế và một số điều ước quốc tế mới có hiệu lực. Tổ chức kết nối hoạt động logistics với hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo nên chuỗi giá trị khép kín, hoàn chỉnh. Ứng dụng mạnh mẽ hình thức logistics điện tử, logistics xanh trong kinh doanh dịch vụ logistics. Định kỳ tổ chức khảo sát tình hình hoạt động logistics để kịp thời nắm bắt xu hướng vận động, những điểm bất hợp lý để kịp thời khắc phục.

Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ đầu tư xây dựng 2 dự án trung tâm logistics đã được phê duyệt chủ trương đầu tư. Đẩy nhanh tiến độ thẩm định, chấp thuận chủ trương đầu tư 8 dự án đầu tư xây dựng trung tâm logistics theo Đề án Quản lý và phát triển hoạt động logistics trên địa bàn Thành phố Hà Nội đến năm 2025 đã được UBND Thành phố phê duyệt tại Quyết định số 814/QĐ-UBND ngày 13/02/2018.

Với việc triển khai tổng thể nhiều giải pháp trong lĩnh vực quản lý của ngành Công Thương Hà Nội đã, đang và sẽ luôn quan tâm phát triển dịch vụ logistics, phát huy tối đa điều kiện sẵn có và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này, từ đó, thúc đẩy hoạt động lưu thông hàng hóa, tăng trưởng xuất khẩu và đóng góp vào sự phát triển kinh tế của địa phương.

Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất khẩu hàng hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

5 tháng, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 67,8%

5 tháng, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm 67,8%

Trái ngược với đà tăng cao ở các thị trường ASEAN, xuất khẩu gạo sang Trung Quốc giảm mạnh khi chỉ đạt 203 nghìn tấn, giảm 67,8% so với cùng kỳ năm trước.
Giá xuất khẩu clinker và xi măng đang sụt giảm

Giá xuất khẩu clinker và xi măng đang sụt giảm

Xuất khẩu xi măng và clinker đang sụt giảm cả về giá xuất khẩu cũng như sản lượng.
Các chủ vựa bị số lạ dọa khi đưa cua xuất khẩu qua sân bay Tân Sơn Nhất kêu cứu

Các chủ vựa bị số lạ dọa khi đưa cua xuất khẩu qua sân bay Tân Sơn Nhất kêu cứu

Các chủ vựa và thương lái cua tại một số tỉnh như Cà Mau, Bạc Liêu nhận được cuộc gọi điện thoại lạ ''dọa" hàng sẽ không được xuất khẩu đi Trung Quốc qua TSN.
Dự báo nào cho xuất khẩu tôm tại 5 thị trường lớn?

Dự báo nào cho xuất khẩu tôm tại 5 thị trường lớn?

Trong khi thị trường Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản được nhận định sẽ phục hồi nhẹ thì riêng với Trung Quốc, xuất khẩu tôm sang thị trường này được dự báo sẽ khó khăn.
Xuất khẩu tuần từ 10/6-16/6: Xuất khẩu tôm Việt Nam kỳ vọng đà tăng trưởng

Xuất khẩu tuần từ 10/6-16/6: Xuất khẩu tôm Việt Nam kỳ vọng đà tăng trưởng

Kim ngạch xuất khẩu tăng 20,23 tỷ USD; doanh nghiệp FDI chiếm 67,6% tổng kim ngạch XNK... là những tin nổi bật trong điểm tin xuất khẩu tuần từ 10-16/6/2024.

Tin cùng chuyên mục

Dự báo xuất khẩu sẽ tăng trưởng 10-12% trong năm 2024

Dự báo xuất khẩu sẽ tăng trưởng 10-12% trong năm 2024

Dự báo xuất khẩu sẽ tăng trưởng 10-12% trong năm 2024, thặng dư cán cân thương mại ở mức 21 đến 24 tỷ USD.
Lào Cai: 6 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 950,5 triệu USD

Lào Cai: 6 tháng, kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 950,5 triệu USD

Theo Cục Hải quan Lào Cai, 6 tháng đầu năm 2024 có 489 doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu qua địa bàn, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu đạt 950,5 triệu USD.
Yến sào Khánh Hòa đã xuất khẩu tới gần 30 quốc gia

Yến sào Khánh Hòa đã xuất khẩu tới gần 30 quốc gia

Đến nay, sản phẩm của Công ty Yến sào Khánh Hòa đã xuất khẩu tới gần 30 quốc gia và vùng lãnh thổ, lũy kế giá trị xuất khẩu đạt hàng triệu USD.
Chất lượng, minh bạch thông tin “chìa khóa” để nông sản Việt vào thị trường EU

Chất lượng, minh bạch thông tin “chìa khóa” để nông sản Việt vào thị trường EU

Thị trường EU đặc biệt quan tâm đến nhóm ruồi đục quả trên sản phẩm rau quả. Với sản phẩm hạt điều, cà phê... yêu cầu hàng phải đạt tiêu chuẩn tương đương EU.
Sản lượng cà phê Robusta dự báo đạt khoảng 27,85 triệu bao

Sản lượng cà phê Robusta dự báo đạt khoảng 27,85 triệu bao

Sản lượng Robusta niên vụ 2024-2025 đạt 27,85 triệu bao, dự báo thấp hơn so với mức 28 triệu bao niên vụ trước, sản lượng Arabica sẽ tăng lên 1,15 triệu bao.
5 tháng: Điểm tên 6 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

5 tháng: Điểm tên 6 tỉnh, thành phố có kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD

TP. Hồ Chí Minh, Bắc Ninh, Bình Dương và Thái Nguyên, Hải Phòng, Bắc Giang là 6 tỉnh/thành thu về kim ngạch xuất khẩu trên 10 tỷ USD trong 5 tháng.
Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đón nhận những tín hiệu tích cực

Xuất khẩu mây, tre, cói, thảm đón nhận những tín hiệu tích cực

5 tháng đầu năm 2024, xuất khẩu sản phẩm mây, tre, cói, thảm đạt 334,5 triệu USD, tăng 15,4% so với cùng kỳ năm 2023.
Khối doanh nghiệp FDI đang chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước

Khối doanh nghiệp FDI đang chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước

Khối doanh nghiệp FDI chiếm 67,6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước trong 5 tháng qua.
Xuất khẩu cá ngừ khó ngoài, vướng trong

Xuất khẩu cá ngừ khó ngoài, vướng trong

Dự báo, xuất khẩu cá ngừ thu về 1 tỷ USD trong năm nay. Tuy nhiên, những bất cập về vấn đề nguyên liệu đang khiến doanh nghiệp khó ngoài và vướng trong.
5 tháng, giá gạo xuất khẩu tăng 20,5%

5 tháng, giá gạo xuất khẩu tăng 20,5%

Bình quân trong 5 tháng đầu năm nay, giá gạo xuất khẩu đạt 638 USD/tấn, tăng 20,5% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mì ăn liền được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Mì ăn liền được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại EU

Mì ăn liền Việt Nam đã chính thức được đưa ra khỏi diện kiểm soát an toàn thực phẩm tại Liên minh châu Âu (EU).
Chi tiết Dự thảo Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Chi tiết Dự thảo Danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến đối với dự thảo Thông tư quy định về danh mục phế liệu tạm ngừng kinh doanh tạm nhập, tái xuất, chuyển khẩu.
Xuất khẩu cà phê, hồ tiêu nghi bị

Xuất khẩu cà phê, hồ tiêu nghi bị 'rút ruột': Hai bên sẽ cùng ngồi lại để trao đổi

Liên quan doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu, cà phê phản ánh có hiện tượng bị 'rút ruột', dự kiến sáng 13/6/2024, hai bên sẽ có buổi gặp mặt trực tiếp để trao đổi.
‘Bắt bệnh’ lý do giá cước tàu biển tăng cao từng ngày

‘Bắt bệnh’ lý do giá cước tàu biển tăng cao từng ngày

Chi phí vận chuyển container tăng gần như thẳng đứng, khiến các doanh nghiệp xuất khẩu lo ngại tiến độ giao hàng cũng như thu hẹp biên lợi nhuận.
Nhập khẩu than của Việt Nam tăng 60% về lượng

Nhập khẩu than của Việt Nam tăng 60% về lượng

5 tháng đầu năm, nhập khẩu than các loại đạt hơn 27 triệu tấn, trị giá hơn 3,46 tỷ USD, tăng mạnh 60% về lượng, tăng 29,2% về kim ngạch so với cùng kỳ năm 2023
Tân Cảng Sài Gòn nói gì về nghi vấn hàng xuất khẩu bị

Tân Cảng Sài Gòn nói gì về nghi vấn hàng xuất khẩu bị 'rút ruột'?

Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn vừa có phản hồi Hiệp hội Hồ tiêu và Cây gia vị Việt Nam về nghi vấn thiếu hụt hàng hóa (cà phê, hồ tiêu) xuất khẩu từ cảng này.
Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ

Việt Nam đang là nguồn cung cá ngừ đóng hộp lớn thứ 2 cho thị trường Hoa Kỳ, chiếm 16% tổng khối lượng nhập khẩu của nước này, sau Thái Lan.
Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng 4,3% về lượng so cùng kỳ

Xuất khẩu phân bón của Việt Nam tăng 4,3% về lượng so cùng kỳ

5 tháng đầu năm, Việt Nam xuất khẩu 721.920 tấn phân bón với trị giá hơn 293 triệu USD, tăng 4,3% về lượng và tăng 1,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2023.
Xuất khẩu ớt thu về hơn 16 triệu USD, tăng 36,5 %

Xuất khẩu ớt thu về hơn 16 triệu USD, tăng 36,5 %

5 tháng đầu năm 2024, Việt Nam xuất khẩu 6.511 tấn ớt và thu về hơn 16 triệu USD, tăng 10,1% về lượng và tăng mạnh 36,5% về kim ngạch so với cùng kỳ năm trước.
Thiếu hụt hàng hóa khi xuất khẩu, VPSA gửi kiến nghị lên Cục Hàng hải Việt Nam

Thiếu hụt hàng hóa khi xuất khẩu, VPSA gửi kiến nghị lên Cục Hàng hải Việt Nam

VPSA vừa gửi kiến nghị Cục Hàng hải Việt Nam và Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn về việc thiếu hụt hàng hóa khi xuất khẩu tại cảng Cát Lái.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động