Phát triển hạ tầng cho thương mại điện tử

Hội thảo “Phát triển hạ tầng SMS và dịch vụ viễn thông dành cho thương mại điện tử và giới thiệu giải pháp SMS Order” do Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) tổ chức ngày 23/5 nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và hình ảnh của hoạt động thương mại điện tử (TMĐT) tại Việt Nam.
Phát triển hạ tầng cho thương mại điện tử

Thương mại điện tử phát triển nhanh

Theo Báo cáo thường niên của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, doanh thu bán lẻ TMĐT Việt Nam năm 2017 khoảng 6,2 tỷ USD và có tốc độ tăng trưởng 24% so với năm 2016. Số liệu này sẽ tương ứng với xấp xỉ gần 500.000 đơn hàng một ngày. Dự kiến doanh thu của TMĐT sẽ vượt mốc 10 tỷ đôla Mỹ vào năm 2020.

Khảo sát gián tiếp qua một số doanh nghiệp chuyển phát hàng đầu cho thấy tốc độ tăng trưởng doanh thu từ dịch vụ chuyển phát từ 62% đến 200%. Còn đối với lĩnh vực thanh toán, theo thông tin từ Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS), năm 2017 tăng trưởng số lượng giao dịch trực tuyến thẻ nội địa tăng khoảng 50% so với năm 2016 trong khi giá trị giao dịch tăng trưởng tới 75%.

Hiện nay, cách thức mua sắm trực tuyến của người tiêu dùng cũng khá đa dạng, người tiêu dùng có thể mua sắm qua các sàn giao dịch TMĐT hoặc qua mạng xã hội. Sàn giao dịch TMĐT phổ biến hiện nay có thể kể đến như: Lazada.vn, Shopee.vn, Sendo.vn, Hotdeal.vn, Zalora.vn, Tiki.vn, Adayroi.com, Lotte.vn... hoặc mua sắm trực tuyến trên mạng xã hội như Facebook, Instagram, Zalo... Bên cạnh đó, trong những năm gần đây, người tiêu dùng Việt Nam cũng có xu hướng mua hàng qua chương trình quảng cáo trên tivi hoặc tiến hành giao dịch qua điện thoại.

Theo ông Đặng Hoàng Hải - Cục trưởng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số, bên cạnh tiềm năng của thị trường, dịch vụ chăm sóc khách hàng bằng tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu còn đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với hoạt động TMĐT. Với các ưu điểm về độ phủ sóng, không hạn chế thiết bị, khả năng đảm bảo liên lạc, tính chính thống, hiện nay giải pháp thông báo, xác nhận thông tin bằng SMS vẫn đang được sử dụng rộng rãi trên thế giới, đặc biệt với các thị trường TMĐT đang phát triển như tại Việt Nam.

Đồng tình với quan điểm trên, bà Lê Thị Bích Thủy - Giám đốc điều hành Công ty Cổ phần truyền thông VMG cho rằng, tiềm năng của thị trường TMĐT của Việt Nam là rất lớn. Nổi bật là nhu cầu về Internet của Việt Nam như 3G rất thuận tiện, kết hợp với tỷ lệ sử dụng điện thoại thông minh (Smart phone) hiện nay cũng từ 50-60% đã tạo ra nhiều cơ hội đối với phát triển TMĐT.

Hướng tới giải pháp tối ưu

Tuy nhiên, do bị ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố như chi phí cao, giải pháp chưa tối ưu nên hiện nay tỷ lệ các đơn hàng cung cấp đầy đủ thông tin xác thực trong suốt quá trình xử lý đơn hàng còn thấp. Do đó, cần có giải pháp cụ thể trong việc hoàn thiện hạ tầng SMS, dịch vụ viễn thông dành cho TMĐT.

Đối với hoạt động quản lý nhà nước, hiện nay chưa có một công cụ hiệu quả nào giúp Bộ Công Thương quản lý, thống kê được giao dịch trên thị trường một cách hiệu quả. Dịch vụ tin nhắn SMS hiển thị thương hiệu nếu được sử dụng phổ biến, có thể trở thành một giải pháp thống kê hiệu quả giúp cơ quan chủ quản nắm bắt được tình hình phát triển của thị trường TMĐT. “Việc sử dụng tin nhắn để giải quyết các đơn hàng TMĐT vẫn là lựa chọn tối ưu, điều này cũng nhằm thể hiện sự tin cậy và đảm bảo sự tương tác giữa khách hàng và doanh nghiệp”, ông Đặng Hoàng Hải chia sẻ.

Tại hội thảo, các nhà quản lý, doanh nghiệp kinh doanh viễn thông đã chia sẻ về các giải pháp phát triển hạ tầng SMS như kế hoạch phát triển các giải pháp SMS tối ưu dành cho TMĐT của nhà mạng đơn vị Viettel Telecom; Quy trình hợp tác dịch vụ SMS Order của Công ty Truyền thông VMG…

Phát triển hạ tầng cho thương mại điện tử
Dịch vụ SMS Order cũng giúp đơn vị quản lý nhà nước có căn cứ hỗ trợ người mua hàng và doanh nghiệp TMĐT tốt hơn

Theo ông Phạm Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Viettel Telecom, vai trò của Bộ Công Thương là định hướng, nên cần có những hành động cụ thể để TMĐT phát triển. “Công ty hoàn toàn ủng hộ và cam kết phối hợp cùng Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số đưa ra các giải pháp, biện pháp hỗ trợ thích hợp nhất. Tuy nhiên, sự khác biệt, thiếu thông tin khi mua bán hàng SMS sẽ giải quyết được khâu thông tin minh bạch, tạo niềm tin giữa người mua và bán. Đây là điểm mấu chốt để phát triển TMĐT Việt Nam”, ông Phạm Trung Kiên nhấn mạnh.

Thống kê trong năm 2017 cho thấy, Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý gần 9.670 hồ sơ thông báo website TMĐT và 625 hồ sơ đăng ký website cung cấp dịch vụ TMĐT. Thông qua Cổng thông tin Quản lý hoạt động TMĐT, năm 2017, Bộ Công Thương đã tiếp nhận và xử lý 1.800 lượt phản ánh của người dân đối với các hành vi vi phạm trong hoạt động TMĐT.

Hiện các nhà mạng và doanh nghiệp viễn thông bao gồm Viettel Telecom, Vinaphone, Mobifone, Công ty CP Truyền thông VMG là các đối tác triển khai chương trình EcomSMS đặt mục tiêu triển khai ngay trong năm 2018 đến tất cả các tỉnh thành và doanh nghiệp có nhu cầu trên toàn quốc với cam kết đảm bảo về chất lượng hạ tầng và dịch vụ thông suốt.

Lan Anh - Nguyễn Thành
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin mới nhất

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Tăng tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử

Các chương trình hợp tác giữa TikTok và các cơ quan Chính phủ sẽ góp phần thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm địa phương qua thương mại điện tử.
Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam nổi bật tại Hội nghị AI quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam khẳng định vai trò tại Hội nghị AI quốc tế Nam Ninh 2025, góp phần định hình hệ sinh thái đổi mới sáng tạo khu vực ASEAN - Trung Quốc.
Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều sàn thương mại điện tử lớn đã triển khai hàng loạt chiến dịch, giải pháp nhằm thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số trong mùa hè 2025.
Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Ngày 10/5 tới đây, tại phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm Hà Nội, Vinachem sẽ ra mắt Sàn thương mại điện tử Vinachemmart và bộ sản phẩm hàng tiêu dùng Vinachem.
Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

Dù thương mại điện tử đang phát triển rất nhanh ở Việt Nam, nhưng nguồn nhân lực phục vụ cho ngành này lại đang thiếu trầm trọng.

Tin cùng chuyên mục

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang Hầu A Lềnh khẳng định: “Dòng chảy số” sẽ là động lực nâng giá trị nông sản, giúp người dân vượt “điểm nghẽn”.
Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Hồ sơ xây dựng Luật Thương mại điện tử của Bộ Công Thương được Bộ Tư pháp cùng đại diện nhiều bộ, ngành, cơ quan đánh giá cao.
Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần làm gì để không bị “lép vế”?

Thương mại điện tử nội địa cần phải có những thay đổi gì để tiếp tục phát triển và tránh 'lép vế' so với thương mại điện tử xuyên biên giới?
Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Thêm cơ hội ‘thực chiến’ thương mại điện tử cho sinh viên

Việc được cấp quyền sử dụng tên miền .id.vn miễn phí đã giúp các sinh viên có thêm cơ hội thực hành trên các sàn thương mại điện tử thử nghiệm.
AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

AI giúp doanh nghiệp thương mại điện tử bứt phá

Các doanh nghiệp thương mại điện tử có thể khai thác trí tuệ nhân tạo (AI) để nâng cao năng lực cạnh tranh, bứt phá trong kỷ nguyên số.
Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Quản chặt chất lượng hàng hóa trên sàn thương mại điện tử

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã phối hợp với các bên liên quan có giải pháp quản lý chặt việc phân phối, đảm bảo chất lượng hàng hóa trên thương mại điện tử.
Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Vì sao AI là trợ thủ đắc lực của doanh nghiệp thương mại điện tử?

Trí tuệ nhân tạo (AI) đang trở thành trợ thủ đắc lực giúp doanh nghiệp tiếp cận người dùng nhanh hơn trong thương mại điện tử.
Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên bứt phá trên hành trình số hóa thương mại điện tử

Thái Nguyên đang tăng tốc chuyển đổi số với chương trình Go Online 2025, thúc đẩy thương mại điện tử trở thành động lực phát triển mới cho doanh nghiệp.
Vá

Vá 'lỗ hổng' thương mại điện tử để nâng cao hiệu quả bảo vệ người tiêu dùng

Việc sửa đổi Luật Thương mại điện tử nhằm khắc phục các lỗ hổng trong quản lý, tăng cường bảo vệ người tiêu dùng, thúc đẩy sự phát triển bền vững của thị trường
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Trách nhiệm đơn vị dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề cập cụ thể trách nhiệm của các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ thương mại điện tử.
Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Quản lý chặt các chủ thể tham gia thương mại điện tử

Dự thảo Luật Thương mại điện tử đề xuất những quy định nhằm quản lý chặt chủ thể tham gia giao dịch trong thương mại điện tử.
Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Tận dụng ưu đãi thuế De minimis từ Mỹ tăng xuất khẩu

Với chính sách miễn thuế đối với hàng giá trị thấp (De minimis) qua đường bưu điện của Mỹ, doanh nghiệp cần tận dụng cơ hội để tăng giá trị xuất khẩu.
Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử

Các ý kiến góp ý từ các bộ, ngành, địa phương cơ bản nhất trí với đề xuất xây dựng, ban hành Luật Thương mại điện tử.
Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Shopee - người bán: Cuộc đối thoại chính thức quanh phí PiShip

Cuộc tranh luận giữa Shopee và người bán đang nóng chưa từng có. Phí PiShip có thực sự “bảo vệ” hay đang làm “ngạt thở” các shop nhỏ?
Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Cách thế giới thay đổi logistics trong thương mại điện tử

Logistics trở thành yếu tố quyết định thành công trong thương mại điện tử, doanh nghiệp Việt Nam học hỏi được gì qua chiến lược từ các 'ông lớn' trên thế giới?
Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Không có nhân sự giỏi, thương mại điện tử khó vươn xa

Thương mại điện tử đang phát triển mạnh, nhưng nhân sự chất lượng cao vẫn là "bài toán" khó. Giải pháp nào giúp doanh nghiệp giải quyết vấn đề này?
Mobile VerionPhiên bản di động