Phát triển giao thông, điện lực TP. Hồ Chí Minh: Thách thức từ giảm phát thải khí nhà kính
Địa phương 27/09/2023 17:46 Theo dõi Congthuong.vn trên
Doanh nghiệp ngành giấy và bột giấy: Giảm phát thải khí nhà kính là thách thức lớn Doanh nghiệp sản xuất thép trước thách thức CBAM của châu Âu Ngành thép chủ động giảm phát thải khí nhà kính |
Phóng viên Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với chuyên gia Lê Ngọc Ánh Minh - Chủ tịch Câu lạc bộ Hydrogen Việt Nam - ASEAN.
Thực hiện giảm phát thải khí nhà kính từ hoạt động giao thông và điện lực, TP. Hồ Chí Minh gặp những thách thức gì, thưa ông?
![]() |
Ông Lê Ngọc Ánh Minh |
Chính phủ Việt Nam đã cam kết đến năm 2050 sẽ đạt phát thải ròng bằng 0. Như vậy, chỉ còn 27 năm, chưa đầy 3 thập kỷ để Việt Nam nói chung và TP. Hồ Chí Minh nói riêng chuyển đổi từ “phát thải cao” sang “không phát thải”, đây là thách thức rất lớn.
Tại Diễn đàn Kinh tế lần 4 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới phát thải ròng bằng 0”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hồ Chí Minh Võ Văn Hoan cho rằng, lãnh đạo thành phố nên ưu tiên dùng ôtô điện. Đây có lẽ là phát biểu đáng hoan nghênh nhất, chúng ta có thể hình dung rằng, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 6 - 7 triệu lít xăng/ngày, tương đương phát thải hơn 14 nghìn tấn CO2/ngày, phát thải hơn 5 triệu tấn CO2/năm (1 lít xăng thải ra hơn 2kg CO2).
Hiện, TP. Hồ Chí Minh có đến 8,7 triệu phương tiện xe máy, trong đó, gần 1 triệu ôtô và số còn lại là xe gắn máy. Mỗi ngày, lượng xe đăng ký mới lên đến cả nghìn chiếc. Như vậy, thành phố có mức phát thải năm sau cao hơn năm trước. Điều đó đi ngược hướng với mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050.
Về ngành điện, thống kê cho thấy, một ngày cao điểm, TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ khoảng 90 triệu kWh điện, tức thải ra hơn 35 nghìn tấn CO2, thải ra gần 13 triệu tấn CO2/năm (1 kWh điện thải ra 0,393kg CO2) vì hầu hết nguồn điện cung cấp cho thành phố đến từ nguồn phát điện nhiên liệu hóa thạch. Để chuyển đổi lượng lớn phương tiện giao thông và lượng điện sản xuất “phát thải cao” sang “không phát thải” là thách thức rất lớn, đòi hỏi phải có nhiều giải pháp đồng bộ và sự vào cuộc của các cấp chính quyền, doanh nghiệp, người dân.
Ngành điện lực và giao thông vận tải tăng trưởng xanh như thế nào khi thành phố ô nhiễm khí thải nhiều hơn, thưa ông?
Thành phố cần xây dựng chính sách cho giao thông vận tải không phát thải. Có thể cụ thể hóa thành quy định theo chu kỳ 5 năm, 10 năm, 20 năm, 25 năm tới, quy định tỷ lệ phần trăm của lượng xe máy và ôtô điện, ôtô động cơ điện hydro sẽ tăng dần lên. Điều đó không có nghĩa là nhà vận tải và người tiêu dùng phải hoàn toàn loại bỏ xe máy, ôtô động cơ nhiên liệu hóa thạch mà thành phố có thể tạo cơ chế ưu đãi; khuyến khích các trường đại học, viện nghiên cứu phát triển và chuyên gia công nghệ nghiên cứu để tích hợp công nghệ điện mặt trời sử dụng chạy xe buýt, ứng dụng phối trộn hydrogen vào động cơ xăng để tiến tới loại bỏ hẳn xăng dầu và chỉ đốt hydrogen.
Việc khuyến khích khai thác sử dụng xe điện và xe pin nhiên liệu hydrogen (FCEV), cần thực hiện song song với nghiên cứu nâng cấp xe nhiên liệu hóa thạch truyền thống để trở thành không phát thải. Cách làm này sẽ làm giảm áp lực chi ngân sách lớn để trợ cấp, ưu đãi cho xe thuần điện hoặc thuần pin nhiên liệu hydro mà nguồn lực rất lớn các nhà sản xuất, nhà vận tải và người dân đã đầu tư vào xe động cơ đốt trong thông thường vẫn được phát huy theo hướng tiến đến không phát thải.
Chúng ta có thể tham khảo cách làm của các thành phố lớn trên thế giới như Tokyo, Kawasaki (Nhật Bản). Các thành phố này đã có lộ trình chính sách buộc lắp đặt hệ thống điện mặt trời áp mái đối với tòa nhà xây mới. TP. Hồ Chí Minh có thể bắt tay xây dựng chính sách tương tự thật sớm để giảm phát thải cho ngành điện. Ngoài ra, các tập đoàn lớn quốc tế như: Google, Facebook, Amazon... cam kết đạt net-zero sớm hơn năm 2050 đã chủ động mua nguồn điện sạch hoặc tự đầu tư nguồn điện sạch để sử dụng.
TP. Hồ Chí Minh cần khuyến khích và đặt ra lộ trình tương tự đối với các doanh nghiệp lớn; có chính sách ưu đãi cho doanh nghiệp nhỏ mua điện sạch. Về cơ bản, ngành điện của thành phố cần có lộ trình cụ thể để giảm phát thải, tiến đến phát thải ròng vào năm 2050 khi đang phát thải quy đổi đến 13 triệu tấn CO2/năm và lượng điện tiêu thụ của thành phố vẫn tăng đều hàng năm theo tăng trưởng kinh tế, điều này đồng nghĩa với việc phát thải tăng thêm mỗi năm. Cùng với đó, thành phố có thể thiết lập các trung tâm điện lực tái tạo quy mô lớn, đàm phán nguồn điện cung ứng là các điện sạch từ nguồn tái tạo cũng như các nhà máy điện đã có lắp đặt hệ thống thu hồi carbon làm giảm phát thải.
Xin cảm ơn ông!
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Sơn La: Người dân vùng biên Mường Lèo vươn lên thoát nghèo

Yên Bái: Đẩy mạnh cài đặt ứng dụng VssID cho người tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Bình Định: Sản xuất công nghiệp vẫn duy trì đà tăng trưởng

Tối nay khai mạc Festival tôm Cà Mau 2023

Thống nhất phương án làm cao tốc nối Khánh Hoà và Lâm Đồng
Tin cùng chuyên mục

Thanh Hóa: Chương trình OCOP “ghi điểm” với số lượng sản phẩm đứng thứ 2 cả nước

Đầu tư gần 11.200 tỷ đồng cho Dự án cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng

PC Hà Giang hưởng ứng Tuần lễ hồng EVN năm 2023

Ninh Bình: Nhiều điểm mới trong tuyển sinh lớp 10 THPT năm học 2024-2025

Nghệ An: Thu hút dự án FDI sản xuất linh kiện ô tô thông minh 115 triệu USD

Hà Nội: Thanh tra 45 doanh nghiệp chậm đóng bảo hiểm xã hội năm 2023

Kết nối tiêu thụ sản phẩm cam Hàm Yên tại Hà Nội

Quảng Bình: Tăng cường thanh tra đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế

Quảng Ninh: Khách dùng hộ chiếu và sổ thông hành du lịch biên giới được thông quan Cửa khẩu Bắc Luân II

Đồng Tháp: Tập trung phát triển ngành công nghiệp để tạo động lực tăng trưởng

Hội chợ Xuân Hòa Bình năm 2024: Đa dạng sản phẩm, hàng hoá chất lượng

Lâm Đồng: Chốt thời điểm khởi công cao tốc Tân Phú - Bảo Lộc trong quý I/2024

Lâm Đồng: Bế mạc kỳ họp thứ 12, Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026

Nhiều gói thầu thuộc dự án Phát triển TP. Cần Thơ chậm tiến độ do vướng mặt bằng

Trưng bày các sản phẩm tiêu biểu Italia và tỉnh Thanh Hóa

Tán thành đồ án xây dựng 3 thành phố trực thuộc Thủ đô

TP. Cần Thơ dự kiến phát hành trái phiếu địa phương từ tháng 7/2024

Đồng Nai: Công bố kết quả lấy phiếu tín nhiệm 23 lãnh đạo

TP. Hồ Chí Minh: Kêu gọi đầu tư 41 dự án theo phương thức đối tác công tư
