Thứ bảy 10/05/2025 03:38

Phát triển doanh nghiệp nông nghiệp theo định hướng xuất khẩu

Phát triển các doanh nghiệp (DN) nông nghiệp, công nghiệp chế biến thực phẩm theo định hướng xuất khẩu với hàm lượng giá trị gia tăng cao sẽ giúp khai mở toàn diện tiềm năng của cả ngành kinh tế nông nghiệp.

Năm 2019 được đánh giá là năm chuyển động mạnh hơn của các dòng vốn vào lĩnh vực chế biến nông sản, thực phẩm bởi đến nay, tổng số vốn đăng ký đầu tư lũy kế của các DN trong và ngoài nước đang tăng mạnh. Cụ thể, DN có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) trong lĩnh vực chế biến thực phẩm đạt khoảng 11,2 tỷ USD cho 717 dự án (không kể các dự án mua cổ phần và M&A). Còn DN nội đầu tư vào lĩnh vực này cũng đạt gần 11.000 tỷ đồng đầu tư vào 17 nhà máy chế biến rau quả, gia súc, gia cầm hiện đại.

Đặc biệt, tại vùng Đồng bằng sông Cửu Long đã có hàng loạt DN mạnh dạn bỏ vốn đầu tư vào nông nghiệp chế biến như: Công ty Lavifood đầu tư nhà máy có vốn lên đến 1.780 tỷ đồng, công suất chế biến đạt 60.000 tấn thành phẩm mỗi năm, chế biến các sản phẩm trái cây đông lạnh, nước ép, trái cây sấy khô… để xuất khẩu; Công ty TNHH TM- DV - XNK Vina T&T đầu tư hơn 50 tỷ đồng (giai đoạn 1) xây dựng nhà máy chế biến dừa xuất khẩu vào thị trường Mỹ, công suất 25 triệu trái dừa tươi/năm, dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2019… Mới đây nhất, Công ty tài chính quốc tế IFC đã hỗ trợ Công ty CP Tập đoàn Nafoods khoản đầu tư 8 triệu USD để mở rộng nhà máy chế biến nông sản tại tỉnh Long An và xây dựng một cơ sở đóng gói hoa quả tươi đặt tại khu vực Tây Nguyên.

Ngoài ra, với sự hỗ trợ của New Zealand và Cộng hòa Slovakia, trong 18 tháng tới, IFC sẽ làm việc với các nông dân trồng trái cây và các nhà cung cấp của công ty tại Việt Nam trong việc tuân thủ các nguyên tắc thực hành và tiêu chuẩn toàn cầu về canh tác bền vững. Cụ thể là các chứng nhận quốc tế như Chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt - GlobalGAP, Chứng nhận của Liên minh Rainforest, Chứng nhận thương mại công bằng Fair Trade nhằm giúp nông dân tạo ra được những sản phẩm trái cây chất lượng cao và bền vững, nhờ đó thâm nhập các thị trường xuất khẩu mới.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch Nafoods: Trong bối cảnh thực thi các Hiệp định thương mại tự do buộc DN phải nỗ lực nâng cao giá trị cho sản phẩm bằng cách áp dụng các nguyên tắc thực hành nông nghiệp an toàn - bền vững, từ đó đáp ứng được yêu cầu của các thị trường xuất khẩu.
Ngọc Thảo

Tin cùng chuyên mục

Chất lượng tốt, cà phê Robusta Việt Nam được nhiều thị trường ưa chuộng

Tổng kim ngạch xuất, nhập khẩu 4 tháng/2025 tăng 15,7% so với cùng kỳ

Chủ động thích ứng, doanh nghiệp tăng tốc xuất khẩu hàng hóa

Hà Nội: Xuất khẩu hàng hóa đạt 6,4 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025

Xuất nhập khẩu vượt 276 tỷ USD sau 4 tháng

Hợp tác Việt Nam - Kazakhstan: Mở lối sang ngành công nghiệp nền tảng, giá trị cao

Xuất khẩu tăng, ngành nông nghiệp xuất siêu hơn 5,1 tỷ USD

Bộ Công Thương sửa đổi quy định về xuất xứ hàng hóa và giấy chứng nhận C/O

Infographic | Xuất khẩu sang Liên bang Nga đạt 545,5 triệu USD trong quý 1/2025

Từ 5/5/2025, cấp C/O không ưu đãi, CNM và đăng ký mã số REX chuyển về Bộ Công Thương

Giải mã nguyên nhân khiến giá dừa xuất khẩu lập đỉnh

EC lùi thời gian thanh tra 'thẻ vàng' IUU đến cuối năm

Đề xuất mở rộng ưu đãi thuế VAT cho dịch vụ xuất khẩu

Sầu riêng Việt thêm đối thủ cạnh tranh tại thị trường tỷ dân

Doanh nghiệp Việt nửa thế kỷ vươn mình: Bài 2: Cần 'cuộc cách mạng' để kinh tế tư nhân bứt phá

Xuất khẩu nông sản sang EU: Không phải lượng mà là chất

Chinh phục thị trường Nhật Bản: Cơ hội nâng cao giá trị gạo Việt

Từ nhập siêu tới xuất siêu: Dấu ấn nửa thế kỷ hàng Việt hội nhập

Bộ Công Thương thu hồi 10 giấy chứng nhận kinh doanh xuất khẩu gạo

Quy định hạn ngạch nhập khẩu thuốc lá nguyên liệu năm 2025