Phát triển công nghiệp xanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao

Xu hướng phát triển bền vững, hay công nghiệp xanh, đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết, giúp Việt Nam duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.
Hướng đến nền công nghiệp xanh Long An- Phát triển khu, cụm công nghiệp xanh, thân thiện môi trường

Hướng đến nền công nghiệp xanh

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội. Song bên cạnh những đóng góp tích cực, dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài cũng gây ra nhiều vấn đề bất cập đối với môi trường. Do đó, thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng trong xanh hóa nền kinh tế, giúp Việt Nam duy trì năng lực cạnh tranh và phát triển bền vững.

Phát triển công nghiệp xanh thu hút vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, lãnh đạo tỉnh Bình Dương và các đại biểu tham quan mô hình Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore III, tại lễ động thổ Khu công nghiệp này ngày 19/3/2022

Có thể thấy, xu hướng phát triển bền vững, hay công nghiệp xanh, đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết tại Việt Nam. Đơn cử như Tập đoàn Lego của Đan Mạch mới đây đã đầu tư xây dựng nhà máy sản xuất đồ chơi trẻ em trên diện tích 44 ha, tại Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III (tỉnh Bình Dương) với tổng mức đầu tư hơn 1 tỷ USD. Đây là nhà máy thứ 6 của Lego trên toàn thế giới và là nhà máy thứ 2 tại châu Á. Thương vụ của Tập đoàn Lego đã đánh dấu son trong việc thu hút vốn đầu tư “sạch” vào Việt Nam.

Đáng chú ý, nhằm thu hút mạnh dòng vốn đầu tư nước ngoài xanh vào Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Dương nói riêng trong thời gian tới, tháng 3 vừa qua, tỉnh Bình Dương đã khởi công xây dựng Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore III, có diện tích 1.000 ha với tổng vốn đầu tư hơn 6.400 tỷ đồng. Đây là khu công nghiệp được triển khai xây dựng và thu hút đầu tư theo hướng xanh hơn, thông minh hơn, bền vững hơn, phù hợp với xu thế của thế giới và của Việt Nam.

Ông Lê Huy Đông - Quản lý, Bộ phận Dịch vụ Công nghiệp, Savills Hà Nội nhận định, Việt Nam đang ở cửa ngõ của sự phát triển, với nhiều tiềm năng để vươn xa hơn trong bản đồ thế giới. Tuy nhiên, ngành công nghiệp của Việt Nam cần nhìn vào bài học từ những nước khác trong khu vực và trên thế giới để tránh đi vào vết xe đổ. Việt Nam cần coi yếu tố “xanh” như là một điều kiện cần thiết trong phát triển công nghiệp.

Vị chuyên gia này cũng cho rằng, để đạt được kết quả bền vững trong ngành công nghiệp, phần nhiều nỗ lực sẽ đến từ chủ trương và quyết định của Chính phủ. Hiện tại, tất cả các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán Việt Nam đều phải báo cáo về môi trường, xã hội và quản trị (ESG) hàng năm. Yêu cầu này bắt buộc các công ty công bố hiệu quả sử dụng năng lượng cũng như đo lường chính sách lao động và nhân quyền của nguồn nhân lực.

Cùng với đó, ngành công nghiệp đang chuyển hướng, ưu tiên vốn đầu tư vào lĩnh vực chế tạo - sản xuất công nghệ cao và “sạch” hơn. Đây là những ngành công nghiệp có giá trị gia tăng cao, có thể kể đến sản xuất, lắp ráp thiết bị, linh kiện điện tử. Ngoài ra, Chính phủ cũng đưa ra những chính sách khuyến khích việc đầu tư và sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng thay thế, như điện gió, điện mặt trời.

Theo các chuyên gia kinh tế, dòng vốn đầu tư nước ngoài chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng trong xanh hóa nền kinh tế của nước ta. Mặt khác, hiện nay xu hướng tiêu dùng của các quốc gia có nền kinh tế phát triển trên thế giới đã thay đổi, họ không chỉ quan tâm đến mẫu mã, chất lượng sản phẩm, mà còn quan tâm những sản phẩm thân thiện với môi trường. Do đó, phát triển công nghiệp xanh cũng trở thành yếu tố quan trọng để Việt Nam cạnh tranh thu hút đầu tư.

Mặt khác, các doanh nghiệp Việt Nam muốn tham gia vào chuỗi cung ứng của doanh nghiệp đầu tư nước ngoài buộc phải chuyển qua sản xuất an toàn, sản xuất bền vững. Xanh hóa sản xuất sẽ giúp doanh nghiệp vượt qua được sức ép từ thị trường xuất nhập khẩu và tận dụng lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới.

Lợi ích, thách thức đối với doanh nghiệp

Ông Lê Huy Đông cho rằng, ngày càng nhiều đơn vị phát triển bất động sản công nghiệp chú trọng vào yếu tố về môi trường. Đầu tiên, mô hình xanh sẽ giúp họ kiểm soát và duy trì được hế thống kỹ thuật trong khu công nghiệp. Tiếp đó, nhiều doanh nghiệp đang chú ý hơn đến việc phát triển đồng bộ hạ tầng nội khu và cải thiện môi trường làm việc nhằm giữ chân người lao động. Đây cũng là yếu tố thuyết phục các chuyên gia nước ngoài đến và làm việc tại Việt Nam.

Đặc biệt, mô hình khu công nghiệp xanh đem lại lợi ích cho nhiều phía. Đứng từ góc độ của khách thuê, nhà máy đạt chứng chỉ “xanh” sẽ giúp họ đạt được những yêu cầu từ Chính phủ và mục tiêu phát triển bền vững của bản thân doanh nghiệp. Do đó, các dự án đáp ứng được tiêu chuẩn môi trường đang được nhiều bên quan tâm và tìm kiếm, không chỉ nhà đầu tư trong nước mà cả ngoài nước. Đây sẽ là lợi thế cạnh tranh dành cho những đơn vị phát triển bất động sản có khả năng đáp ứng được các điều kiện “sạch” ngặt nghèo này.

Tại Việt Nam, đã có nhiều nhà đầu tư sở hữu dự án đạt chứng chỉ công trình xanh. Điển hình Khu công nghiệp Việt Nam – Singapore (VSIP) hay Tổ hợp khu công nghiệp DEEP C (hệ thống các khu công nghiệp và cảng biển do nhà đầu tư Vương quốc Bỉ phát triển và vận hành tại TP. Hải Phòng và tỉnh Quảng Ninh). Những đơn vị này đang sử dụng hệ thống năng lượng điện mặt trời áp mái để cung cấp điện cho một phần khu công nghiệp.

Ngoài ra, nhiều dự án trong tương lai cũng được định hướng xanh và thông minh. Mới đây, dự án khu công nghiệp Green Park Nam Bình Xuyên, tại tỉnh Vĩnh Phúc cũng được rót vốn. Theo đó, dự án sở hữu hệ thống cấp thoát nước khoa học và xử lý nước thải công nghệ cao bao quanh, giúp đảm bảo nguồn nước sạch cho người lao động cũng như nhu cầu tiêu dùng của nhà máy.

Theo các chuyên gia đi kèm với những lợi ích về kỹ thuật, môi trường, nguồn lao động và khách thuê, tại những khu công nghiệp này sẽ đối mặt với một số thách thức. Cụ thể, như gặp khó khăn trong việc đầu tư máy móc và công nghệ để có thể đáp ứng các tiểu chuẩn thân thiện với môi trường. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ nâng mức chi phí đầu vào của doanh nghiệp. Như vậy, đối với doanh nghiệp nước ngoài, quyết định đầu tư sẽ nằm ở việc cân đối giữa lợi nhuận từ môi trường kinh doanh tại Việt Nam và chi phí chênh để đảm bảo quy tắc công nghiệp xanh.

Có thể thấy, xu hướng phát triển bền vững, hay công nghiệp xanh, đang trở nên rõ nét hơn bao giờ hết tại Việt Nam. Đặc biệt, việc thu hút dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài chất lượng cao đóng vai trò rất quan trọng trong xanh hóa nền kinh tế của Việt Nam.

Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: công nghiệp

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Ứng phó sự cố hoá chất: Cần kế hoạch toàn diện từ địa phương đến doanh nghiệp

Ứng phó sự cố hoá chất: Cần kế hoạch toàn diện từ địa phương đến doanh nghiệp

Trước nguy cơ sự cố hóa chất ngày càng phức tạp, các địa phương và doanh nghiệp cần xây dựng kế hoạch ứng phó toàn diện, sẵn sàng trong mọi tình huống.
Tự chủ nguyên liệu, linh kiện: Nền tảng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tự chủ nguyên liệu, linh kiện: Nền tảng phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tự chủ nguyên liệu, linh kiện trong nước là vấn đề cốt lõi, tạo nền tảng để công nghiệp hỗ trợ phát triển bền vững và nâng sức cạnh tranh quốc gia.
Vinamac Expo 2025: Kết nối thị trường cho sản phẩm công nghiệp

Vinamac Expo 2025: Kết nối thị trường cho sản phẩm công nghiệp

250 doanh nghiệp công nghiệp trong và ngoài nước tham gia xúc tiến thị trường tại Triển lãm Vinamac Expo 2025 diễn ra từ 14 - 16/5 tại Hà Nội.
Ngành công nghiệp: Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch tích cực

Ngành công nghiệp: Cơ cấu sản phẩm chuyển dịch tích cực

Cơ cấu sản phẩm công nghiệp dịch chuyển tích cực, tỷ trọng hàng công nghệ cao tăng, tạo nền tảng cho các tập đoàn công nghiệp tư nhân vươn ra thị trường quốc tế
Lào Cai: Tập trung công tác an toàn và tháo gỡ khó khăn lĩnh vực khoáng sản

Lào Cai: Tập trung công tác an toàn và tháo gỡ khó khăn lĩnh vực khoáng sản

Theo Sở Công Thương tỉnh Lào Cai, từ đầu năm 2025 đến nay, giá trị sản xuất, khai thác, chế biến khoáng sản của địa phương đạt trên 9.527 tỷ đồng.

Tin cùng chuyên mục

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình: Từ nông thôn mới đến trung tâm công nghiệp hỗ trợ -Bước chuyển mình chiến lược của một vùng đất di sản

Ninh Bình đang chuyển mình mạnh mẽ: Từ một địa phương Nông nghiệp thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ, kết hợp di sản, công nghiệp xanh, nông nghiệp hiện đại.
Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành cùng doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số

Bộ Công Thương đồng hành doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ chuyển đổi số, tận dụng cơ hội từ CMCN 4.0, hướng tới sản xuất thông minh, bền vững.
Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Tháo gỡ rào cản để phát triển khu công nghiệp xanh

Phát triển khu công nghiệp xanh sẽ tăng năng lực cạnh tranh trong xuất khẩu nhưng quá trình chuyển đổi còn nhiều rào cản thể chế, hạ tầng và tín dụng.
Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Ngành công nghiệp thích ứng ra sao với chuyển đổi xanh, AI?

Từ biến động chuỗi cung ứng, cuộc cách mạng do trí tuệ nhân tạo dẫn dắt, ngành công nghiệp đang phải xoay chuyển để giữ vững vị thế.
Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hướng tới ngành hóa chất xanh và bền vững

Nhân kỷ niệm 135 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngành hoá chất phát động chương trình xanh hóa và chuyển đổi số, hướng tới phát triển bền vững và hiện đại.
Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Công nghiệp công nghệ số phải xanh và tuần hoàn

Phát triển công nghiệp công nghệ số bền vững cần gắn với kinh tế tuần hoàn, tái chế thiết bị điện tử và bảo vệ môi trường, đáp ứng yêu cầu thời đại số.
Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình bứt phá thu hút đầu tư công nghiệp hỗ trợ ô tô

Ninh Bình quyết tâm trở thành trung tâm công nghiệp hỗ trợ ô tô, thu hút FDI, cải thiện hạ tầng, đào tạo nhân lực, hướng tới phát triển bền vững.
Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Luật Hoá chất sửa đổi: Định hướng hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành

Một trong những nội dung nổi bật được đề cập trong Luật Hóa chất sửa đổi là hình thành các khu công nghiệp chuyên ngành hóa chất.
4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

4 tháng năm 2025: Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4%

Theo Cục Thống kê, 4 tháng đầu năm 2025, chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng 8,4% so với cùng kỳ năm trước.
Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Cơ hội lớn cho ngành giao thông và công nghiệp hỗ trợ

Với quy mô gần 250 gian hàng, Vietnam AutoExpo 2025 tạo đòn bẩy giao thương cho doanh nghiệp ngành giao thông, vận tải và công nghiệp hỗ trợ Việt Nam.
Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương lấy ý kiến Thông tư hướng dẫn thiết kế cơ sở dự án khai thác khoáng sản

Bộ Công Thương đã tổ chức lấy ý kiến, tham vấn chính sách của Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản, thiết kế mỏ.
PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

PMI ngành sản xuất của Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm

Chỉ số PMI ngành sản xuất Việt Nam tháng 4 giảm còn 45,6 điểm, rơi khỏi ngưỡng tăng trưởng sau một tháng phục hồi.
Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Số hoá trong ngành công nghiệp: Doanh nghiệp sản xuất đã sẵn sàng?

Chuyển đổi số trong lĩnh vực công nghiệp là cần thiết hướng tới sản xuất thông minh, nhưng liệu doanh nghiệp đã chuẩn bị kỹ lưỡng để tận dụng cơ hội này?
Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Phát triển công nghiệp thời chiến: Xây nền kinh tế, chi viện tiền tuyến

Đạn bom dội lửa miền Bắc, ngành công nghiệp kiên cường bước vào cuộc chiến mới: Dựng xây cơ sở xã hội chủ nghĩa, chi viện cho tiền tuyến miền Nam.
Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố quy hoạch mới, xác định các động lực tăng trưởng trong tình hình mới

Ninh Bình công bố Đồ án điều chỉnh Quy hoạch chung đô thị Ninh Bình đến năm 2040 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 668/QĐ-TTg ngày 26/3/2025
5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

5 giải pháp ‘kích hoạt’ tiềm năng ngành công nghiệp hóa chất

Để ngành công nghiệp hóa chất phát triển xứng với tiềm năng, Bộ Công Thương đã tham mưu Chính phủ 5 giải pháp phát triển ngành công nghiệp hóa chất.
Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Vượt sóng kinh tế thế giới, Việt Nam chủ động bứt phá

Trong bối cảnh kinh tế toàn cầu tăng trưởng chậm, Việt Nam vẫn đang giữ vững đà phục hồi, tận dụng nội lực và mở rộng hợp tác quốc tế.
Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Chuẩn hóa thiết kế mỏ: Bộ Công Thương lấy ý kiến dự thảo thông tư mới

Bộ Công Thương đang lấy ý kiến rộng rãi dự thảo Thông tư quy định nội dung thiết kế cơ sở của dự án đầu tư khai thác khoáng sản và thiết kế mỏ.
Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Ninh Bình: Chủ động thích ứng chính sách thuế quan mới của Hoa Kỳ, sát cánh cùng doanh nghiệp xuất khẩu

Trước chính sách thuế mới từ Hoa Kỳ, Ninh Bình nhanh chóng hành động, hỗ trợ doanh nghiệp xuất khẩu duy trì đà tăng trưởng và ổn định sản xuất.
Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Tổng hội Cơ khí: Đổi mới tư duy, chủ động hội nhập

Sáng 19/4, tại Hà Nội, Tổng hội Cơ khí Việt Nam tổ chức Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV. Đại hội cũng đã bầu ra nhân sự lãnh đạo trong nhiệm kỳ tiếp theo.
Mobile VerionPhiên bản di động