Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”

Nền tảng con người, kinh nghiệm và công nghệ là những yếu tố rất quan trọng để DN công nghiệp hỗ trợ để có thể tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ Nhân lực cho ngành công nghiệp hỗ trợ: Làm sao để cung đáp ứng cầu? VEAM - Doanh nghiệp chủ lực của ngành cơ khí Việt Nam

Nền tảng kinh nghiệm

Thái Nguyên được xem như trung tâm sản xuất công nghiệp hỗ trợ lâu đời nhất Việt Nam. 3 doanh nghiệp tuổi đời ngót nghét nửa thế kỷ, sản xuất linh kiện ô tô, xe máy lớn nhất khu vực phía Bắc hiện nay đóng trên địa bàn Thái Nguyên là: Công ty Công ty TNHH MTV Diesel Sông Công (DISOCO), Công ty CP Phụ tùng máy số 1 (FUTU1), Công ty CP Cơ khí Phổ Yên (FOMECO). Cả 3 đơn vị này đều là đơn vị thành viên của Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam - CTCP (VEAM). Doanh nghiệp non trẻ nhất như DISOCO cũng đã được 43 năm thành lập, lâu hơn là FUTU1 năm nay tròn 55 năm thành lập.

Điều đó cho thấy nền tảng vững chắc về kinh nghiệm của các doanh nghiệp này trong lĩnh vực cơ khí đặc biệt là trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ- Vấn đề này hết sức quan trọng đối với các đối tác là các nhà sản xuất đa quốc gia. Cũng vì lẽ đó mà 3 doanh nghiệp này luôn là những doanh nghiệp đầu tầu của VEAM trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và mang lại nguồn doanh thu, lợi nhuận ổn định cho Tổng Công ty.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Sản xuất thân động cơ điện cho thị trường Nhật Bản của DISOCO

Ông Hoàng Văn Minh - Giám đốc DISOCO cho biết: “Rất ít doanh nghiệp cơ khí tư nhân có hàng trăm kỹ sư trình độ tay nghề cao với máy móc thiết bị được đầu tư như các doanh nghiệp cơ khí nhà nước có lịch sử, bề dày kinh nghiệm. khi đối tác đặt hàng, các khách hàng phải đánh giá năng lực sản xuất của công ty thông qua hệ thống quản lý chất lượng, thiết bị máy móc, con người… có đạt họ mới ký hợp đồng. Quá trình sản xuất, khách hàng và doanh nghiệp cùng nhau làm, cùng nhau đánh giá kiểm tra chất lượng sản phẩm, cùng nhau chia sẻ những khó khăn và tìm hướng giải quyết. Điều này được thể hiện rất rõ qua các đối tác Nhật Bản".

Ông Minh dẫn chứng, năm 2005 DISOCO đầu tư dây chuyền sản xuất trục khuỷu xe máy do doanh nghiệp Nhật Bản chuyển giao. Các kỹ sư của DISOCO được chuyên gia của Nhật đào tạo để có thể vận hành được dây chuyền. Đến nay sau 17 năm DISOCO đã sản xuất được hơn 72 triệu sản phẩm nhưng chưa từng để xảy ra một sản phẩm lỗi nào và doanh nghiệp cũng đã từng được Honda trao giải OUSTANDING QUALITY SUPPLIER.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Dây chuyền Đúc tự động hiện đại do phía đối tác Nhật Bản chuyển giao cho DISOCO

Gần đây nhất, năm 2019, DISOCO tiếp tục đầu tư dây chuyền Đúc tự động hiện đại do đối tác phía Nhật Bản chuyển giao với trị giá khoảng 13 triệu USD. Đến nay dây chuyền hoạt động rất tốt và cho ra các sản phẩm độ chính xác rất cao, chất lượng ổn định, được các khách hàng Nhật Bản, Mỹ đánh giá cao.

Khẳng định thêm về tầm quan trọng của nền tảng con người và kinh nghiệm đối với doanh nghiệp ngành cơ khí nói chung ông Minh cho biết: Đơn cử như dây chuyền đúc, không phải doanh nghiệp có tiền nhập dây chuyền về là sản xuất được, điều này đòi hỏi doanh nghiệp phải có rất nhiều kinh nghiệm. Hiện DISOCO đã làm chủ được các vấn đề như thiết kế, chế tạo khuôn mẫu, công nghệ đúc, nhờ đó chúng tôi mới cạnh tranh được.

Được thành lập từ năm 1980, với sự giúp đỡ của Liên Xô, DISOCO có nền tảng chuyên sản xuất động cơ 50 mã lực, động cơ 4 xi lanh từ thiết kế, tạo phôi, gia công cơ khí, lắp ráp động cơ và xuất bán ra thị trường.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Sản xuất vỏ hộp số ô tô ở DISOCO

Khách hàng đến với DISOCO họ rất ấn tượng vì họ có thể đặt hàng ở 1 chỗ thay vì phải đến nhiều doanh nghiệp. Ở DISOCO, khách hàng được đáp ứng đầy đủ từ phôi đúc, rèn, gia công cơ khí, lắp ráp.. nghĩa là một quá trình cơ bản của gia công cơ khí.

Hiện 80% doanh thu của DISOCO đến từ các khách hàng FDI Nhật Bản và Mỹ đang hoạt động tại Việt Nam và xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản và Mỹ. DISOCO áp dụng 4 hệ thống quản lý chất lượng, năng lượng và môi trường ISO 9001-2015, IATF 16949-2016, ISO 14001-2015 và ISO 50001-2018 nên đáp ứng được yêu cầu cao của các khách hàng. Điều này nói lên năng lực và trình độ sản xuất của DISOCO trong chuỗi cung ứng linh kiện ô tô, xe máy.

Tương tự như DISOCO, với nền tảng 55 năm hoạt động trong lĩnh vực cơ khí, chuyên chế tạo gia công bộ hơi, xi lanh, bánh răng… FUTU1 cũng là một trong những doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ uy tín được các doanh nghiệp Mỹ, Nhật, Ý lựa chọn hợp tác khi đầu tư tại Việt Nam.

Ông Nguyễn Đức Dũng – Phó Giám đốc FUTU1 chia sẻ, năm 2022, chúng tôi sản xuất khoảng 39 triệu sản phẩm của hơn 400 ngành/mặt hàng khác nhau cung cấp cho các đối tác chủ yếu là các doanh nghiệp Nhật Bản và Châu Âu. Khoảng 80% doanh thu của FUTU1 là sản xuất linh kiện, chi tiết, phụ tùng cho các doanh nghiệp sản xuất xe máy của Nhật Bản và của Ý tại Việt Nam. Ngoài cung cấp linh kiện xe máy, FUTU1 cũng đã phát triển các sản phẩm cơ khí cho các hãng sản xuất, lắp ráp ô tô như: Vinfast, Schaeffler, KHD, Asahi, Krico…

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Với bề dày kinh nghiệm và công nghệ Futu1 hoàn toàn đáp ứng được các đơn hàng sản xuất linh kiện ô tô, xe máy

Với bề dày kinh nghiệm, FUTU1 có năng lực để sản xuất, đáp ứng các chi tiết, linh kiện cho xe máy và phụ tùng, đáp ứng các tiêu chuẩn của đối tác thông qua hệ thống quản lý chất lương hiện đại như: Tiêu chuẩn ISO 9001:2015; tiêu chuẩn ISO 14001:2015; tiêu chuẩn ISO 50001:2018 và hệ thống quản lý chất lượng tiêu chuẩn cho ngành ô tô IATF 16949:2016….Với tiêu chuẩn như vậy FUTU1 hoàn toàn có khả năng sản xuất linh kiện cho xe ô tô” - ông Dũng khẳng định.

Đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nhân lực

Đầu tư, đổi mới sản phẩm, đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là yếu tố sống còn đối với các doanh nghiệp cơ khí đặc biệt là đối với DISOCO.

Tại Việt Nam, đặc điểm lao động đầu vào chủ yếu được đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng kỹ thuật về mặt lý thuyết khá tốt, tuy nhiên về mặt thực hành còn hạn chế.

Các doanh nghiệp Nhật Bản theo mô hình cầm tay chỉ việc … các bước rất cụ thể và qua hướng dẫn của chuyên gia Nhật, lực lượng lao động tại các doanh nghiệp Việt Nam tiếp thu rất nhanh chóng.

Đầu tư công nghệ cho lĩnh vực sản xuất cơ khí là rất lớn, trong khi lợi nhuận thấp, thường chỉ đạt trên 10% là cao rồi. Để đạt được tỷ suất lợi nhuận này đòi hỏi doanh nghiệp có hệ thống quản trị hiện đại.

Vì lẽ đó, DISOCO phải tận dụng tối đa năng lực của đối tác và của xã hội, dựa trên nguồn lực con người, thiết bị, dây chuyền được đầu tư, công ty cũng nhận làm các sản phẩm công đoạn sau của các sản phẩm máy móc phục vụ trong sản xuất nông nghiệp thông qua hợp tác với các doanh nghiệp trong VEAM và các doanh nghiệp trong nước nhằm tạo nên sức mạnh chung. Đây chính là phần việc mang lại 20% doanh thu cho DISOCO.

Mỗi năm DISOCO dành trung bình khoảng trên 50 tỷ đồng để đầu tư đổi mới công nghệ, đổi mới sản phẩm. Trong năm 2022- 2023 DISOCO triển khai dự án Đầu tư dây chuyền dập nóng phôi rèn với tổng mức đầu tư dự kiến khoảng 132,01 tỷ đồng, hiện công ty đang triển khai các công việc trong giai đoạn chuẩn bị đầu tư.

Là doanh nghiệp có đến trên 88% vốn của nhà nước nên DISOCO rất cẩn trọng khi đầu tư. Nhiều thiết bị, máy móc hiện đại phục vụ cho sản xuất chúng tôi còn thiếu nhưng không thể đầu tư ngay lập tức được, phải đầu tư từng bước và hoàn thiện dần, đầu tư đến đâu phải khai thác tận dụng tối đa nguồn lực đến đó để mang lại hiệu quả cao nhất”- ông Minh cho biết.

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Góc nhìn từ “người trong cuộc”
Linh kiện ô tô được Futu1 sản xuất cho khách hàng tại Mỹ

Trong khi đó tại FUTU1 và FOMECO năm 2023 cả hai đơn vị này dự kiến cũng tiếp tục đầu tư cho việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thông qua việc mời các chuyên gia Hàn Quốc đến hỗ trợ kỹ thuật trong công nghệ rèn dập; tiếp tục đào tạo TPM – Duy trì năng suất tổng thể cho các cán bộ kỹ thuật.

Điều đó cho thấy, nền tảng con người, kinh nghiệm và công nghệ hết sức quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất công nghiệp hỗ trợ để có thể cạnh tranh, tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.

Theo báo cáo của VEAM, năm 2022 mảng công nghiệp hỗ trợ tiếp tục là mảng phát triển ổn định và có sự tăng trưởng cao, đặc biệt phụ tùng xe máy chiếm khoảng 40% doanh thu sản xuất công nghiệp, tăng 37% so với năm 2021 và vượt 32% kế hoạch năm 2022. Phụ tùng máy động lực và phụ tùng ô tô cũng tăng lần lượt 10% và 26% so với năm 2021.
Thu Hường - Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Công nghiệp hỗ trợ

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Nỗ lực hoàn thành mục tiêu nội địa hóa của ngành công nghiệp ô tô Việt Nam

Đẩy mạnh sản xuất ô tô điện không chỉ góp phần thực hiện mục tiêu của Việt Nam tại COP 26 mà còn là động lực thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ trong nước.
Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Việt Nam có tài sản quý để tham gia chuỗi cung ứng công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không nhằm phát triển mạng lưới chuỗi sản xuất, cung ứng tiêu dùng bền vững.
Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Sắp diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không

Ngày 17/12, tại Trung tâm Hội nghị quốc tế (35 Hùng Vương, Ba Đình, Hà Nội) sẽ diễn ra Hội thảo quốc tế lĩnh vực công nghiệp hàng không (Hanoi Aviation Forum).
Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Tăng cường hợp tác, thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam

Đại học Bách khoa Hà Nội và Công ty Infineon Technologies ký kết biên bản ghi nhớ nhằm thúc đẩy phát triển ngành bán dẫn tại Việt Nam.
Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Gợi ý cho Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu

Báo cáo Việt Nam 2045 của Ngân hàng Thế giới đưa ra lộ trình giúp Việt Nam nâng cao vị thế trong chuỗi giá trị toàn cầu, trở thành quốc gia thu nhập cao.

Tin cùng chuyên mục

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Cục Công nghiệp và Toyota hợp tác thúc đẩy ngành công nghiệp hỗ trợ

Ngày 19/12, Bộ Công Thương và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam phối hợp tổ chức Lễ tổng kết Chương trình hỗ trợ, tư vấn cải tiến cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ.
Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Bộ Công Thương thúc đẩy kết nối chuỗi cung ứng cho doanh nghiệp dệt may, da giày

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, doanh nghiệp dệt may và da giày cần nâng cao chất lượng, mở rộng cơ hội hợp tác để gia tăng giá trị chuỗi cung ứng.
Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Doanh nghiệp Hàn Quốc muốn hợp tác chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt

Không chỉ đầu tư xây dựng nhà máy một các đơn thuần, các doanh nghiệp Hàn Quốc mong muốn hợp tác liên doanh, chuyển giao công nghệ với doanh nghiệp Việt Nam.
Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDCS cùng Samsung Electronics Việt Nam tổ chức khai giảng khóa đào tạo chuyên gia trong lĩnh vực thiết kế và sản xuất khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Tăng liên kết giữa FDI và doanh nghiệp nội địa để phát triển công nghiệp hỗ trợ

Một trong những giải pháp phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ được đề cập thời gian gần đây là đẩy mạnh liên kết giữa khu vực FDI và doanh nghiệp trong nước.
Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Vĩnh Phúc: Tỷ lệ nội địa hoá với sản xuất xe máy tại Honda đạt 96%

Theo Công ty Honda Việt Nam, tỷ lệ nội địa hoá đối với sản xuất xe máy hiện đã đạt 96% và với ô tô đạt 27%.
Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024: Kết nối giao thương, mở ra cơ hội

Từ ngày 14-16/11, tại Hà Nội, diễn ra Triển lãm Thang máy Quốc tế Việt Nam 2024 (Vietnam International Lift Expo 2024), quy tụ hơn 100 doanh nghiệp tham gia.
Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Phát triển công nghiệp hỗ trợ là một trong những giải pháp để Hà Nội tăng thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, thúc đẩy doanh nghiệp trong nước phát triển.
Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Bộ Công Thương và Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc

Trung tâm IDC, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) phối hợp với Công ty TNHH Samsung Electronics Việt Nam tổng kết khóa đào tạo kỹ sư khuôn mẫu tại Hàn Quốc.
Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Nhiều tập đoàn nước ngoài muốn tăng tỷ lệ nội địa hoá tại Việt Nam

Các tập đoàn nước ngoài lớn như: Samsung, Toyota đều mong muốn tìm kiếm nhà cung cấp linh, phụ kiện là các doanh nghiệp trong nước nhằm tăng tỷ lệ nội địa hoá.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Làm gì để đẩy mạnh xuất khẩu?

Sản phẩm điện tử là một trong những nhóm hàng xuất khẩu tiềm năng của Việt Nam, song lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cho ngành còn gặp phải không ít những khó khăn.
Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Bình Định: Phát triển công nghiệp hỗ trợ theo chiều sâu

Công nghiệp hỗ trợ tỉnh Bình Định lấy phát triển chiều sâu làm trọng tâm, với ưu tiên đột phá để tạo ra các mũi nhọn cho phát triển công nghiệp.
Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

Dự án hỗ trợ nhà cung cấp thuần Việt năm thứ 3 của Toyota ghi nhận thành quả bước đầu

2024 là năm thứ 3 liên tiếp Toyota phối hợp cùng Cục Công nghiệp - Bộ Công Thương triển khai dự án hỗ trợ nhà cung cấp trong nước.
Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí: Tích cực tham gia công nghiệp hỗ trợ sản xuất ô tô

Viện Nghiên cứu Cơ khí (NARIME) đang là nhà cung cấp các dây chuyền thiết bị, đồ gá hàn chính, thay thế các nhà thầu nước ngoài cho các nhà máy sản xuất ô tô.
Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Đẩy nhanh tiến độ xây dựng các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp

Để thúc đẩy sản xuất công nghiệp cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở vật chất nhằm hình thành các trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp trong thời gian sớm.
Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Phát triển công nghiệp hỗ trợ: Thay vì ‘than vãn’ hãy tìm phương pháp

Theo PGS, TS Nguyễn Mại, để phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, thay vì ngồi "kêu ca", "than vãn", hãy suy nghĩ để tìm ra những phương pháp hợp tác mới.
Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Công nghiệp hỗ trợ điện tử: Doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội

Cơ hội, thách thức với doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ điện tử đang đan xen, vì thế doanh nghiệp cần chuyển đổi nhanh để nắm bắt cơ hội…
Nóng: Toyota

Nóng: Toyota 'nhá hàng' phiên bản bán tải cho mẫu xe SUV Land Cruiser

Tại Triển lãm SEMA ở Mỹ diễn ra từ ngày 5/11, Toyota hứa hẹn gây chú ý khi trưng bày phiên bản bán tải cho mẫu xe Toyota Land Cruiser.
Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Đoàn doanh nghiệp Hồng Kông (Trung Quốc) tìm kiếm cơ hội đầu tư tại HANSSIP

Chiều 30/10, đoàn doanh nghiệp thuộc Phòng Thương mại tổng hợp Hồng Kông (Trung Quốc) đã thăm và làm việc tại Khu công nghiệp hỗ trợ Nam Hà Nội (HANSSIP).
Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm công nghiệp Việt Nam 2024 sẽ diễn ra vào tháng 11 tại Bắc Ninh

Triển lãm Công nghiệp & Sản xuất Việt Nam 2024 (VIMF) lần thứ V sẽ diễn ra từ ngày 6 - 8/11/2024 tại Trung tâm Văn hóa Kinh Bắc (tỉnh Bắc Ninh).
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động