Phát triển công nghiệp Bình Thuận qua 30 năm tái lập tỉnh (1992-2022)

Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ VIII (1992-2022) chủ trương xây dựng cơ cấu kinh tế nông - ngư - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến
Ngành Công Thương Bình Thuận: 71 năm xây dựng và phát triển Thủ tướng Phạm Minh Chính đôn đốc thi công các công trình trọng điểm tại Bình Thuận Bình Thuận có khu công nghiệp thông minh, thân thiện môi trường

Đại hội đại biểu Đảng bộ Bình Thuận lần thứ VIII (nhiệm kỳ 1992-1996) chủ trương xây dựng cơ cấu kinh tế nông - ngư - lâm nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, trong đó nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, thuỷ sản là ngành mũi nhọn, đưa công nghiệp chế biến phát triển nhanh.

Trải qua 30 năm (1992 - 2022), ngành công nghiệp của tỉnh Bình Thuận có tốc độ tăng trưởng khá cao, với giá trị tăng thêm tăng bình quân 15,39%/năm, chiếm tỷ trọng ngày càng cao trong cơ cấu kinh tế của tỉnh (từ 9,58% năm 1992 lên 30,27 % năm 2022). Cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp có sự chuyển dịch mạnh, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo (giảm từ 95,9% năm 1992 xuống còn 47,43% năm 2022), ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí (tăng từ 0,8% năm 1992 lên 46,6% năm 2022). Công nghiệp chế biến nông, lâm, thuỷ sản được khuyến khích phát triển, chương trình khuyến công đã hỗ trợ đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp nông thôn đã bắt đầu có tác động tích cực trong lĩnh vực công nghiệp chế biến các sản phẩm lợi thế của tỉnh. Các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất phát triển công nghiệp bảo quản sau thu hoạch (bảo quản nông sản, hải sản) từng bước đổi mới, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất và đầu tư mở rộng quy mô công suất hoạt động, chuyển dần từ sản xuất thủ công sang cơ giới hóa, hiện đại hóa trang thiết bị như trang bị hệ thống cấp đông băng chuyền, hệ thống làm sạch, hệ thống băng chuyền đóng chai nước mắm tự động, áp dụng Chương trình quản lý chất lượng tiên tiến HACCP, tiêu chuẩn BRC, HALAL.

Phát triển công nghiệp Bình Thuận qua 30 năm tái lập tỉnh (1992-2022)
Điện mặt trời

Đến nay, toàn tỉnh hiện có khoảng 739 cơ sở sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông, lâm, thủy sản, trong đó có 25 doanh nghiệp chế biến xuất khẩu thủy sản, 24 doanh nghiệp kinh doanh chế biến xuất khẩu nông sản, tập trung phát triển công nghệ bảo quản sau thu hoạch và đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến các sản phẩm lợi thế của tỉnh theo chiều sâu như chế biến thủy sản đông lạnh, thủy sản khô, phát triển công nghiệp chế biến rượu, nước giải khát từ quả thanh long, mủ trôm, tảo,… Ngày càng có nhiều sản phẩm mới được đưa vào chế biến làm tăng giá trị sản xuất và xuất khẩu, đáp ứng ngày càng đa dạng hơn ở thị trường trong và ngoài nước; các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như: hải sản đông – khô, sản phẩm gỗ, hạt điều, thanh long, cao su… vẫn giữ được thị trường xuất khẩu và có tăng qua các năm.

Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh tập trung chỉ đạo phát triển công nghiệp khai thác, chế biến sâu quặng sa khoáng titan để hình thành Trung tâm chế biến quặng sa khoáng titan mang tầm quốc gia tại tỉnh Bình Thuận. Đến nay, tỉnh đã có các nhà máy chế biến sâu (03 dự án nghiền bột zircon của Công ty TNHH Thương mại Tân Quang Cường, Công ty Cổ phần Khoáng sản Sông Bình và Công ty Liên doanh Khoáng sản Quốc tế Hải Tinh) hoạt động, tạo ra các sản phẩm bột nghiền zircon có hàm lượng ZrO2 ≥ 65%, cỡ hạt ≤ 75 µm đủ tiêu chuẩn xuất khẩu theo quy định.

Tuy nhiên, ngành công nghiệp chế biến của tỉnh phát triển chưa mạnh, chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế sẵn có; công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp còn yếu, chưa thu hút được dự án lớn có trình độ công nghệ cao, công nghệ hiện đại, chưa phát huy hiệu quả nguồn nguyên liệu của địa phương; công nghiệp chế biến sâu titan có phát triển nhưng còn chậm do giá xuất khẩu khoáng sản giảm mạnh, công nghệ chế biến sâu chưa được đầu tư đúng mức.

Phát triển công nghiệp Bình Thuận qua 30 năm tái lập tỉnh (1992-2022)
Trụ điện gió của Nhà máy điện gió Hồng Phong

Công nghiệp sản xuất điện thuộc nhóm ngành hoạt động có hiệu quả nhất và có đóng góp lớn trong nền kinh tế của tỉnh. Tỉnh Bình Thuận đã triển khai lập và trình Bộ Công Thương phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực tỉnh giai đoạn 2016 - 2025 có xét đến năm 2035, Hợp phần I - Quy hoạch phát triển hệ thống điện 110 kV (Bộ Công Thương đã phê duyệt tại Quyết định số 4761/QĐ-BCT ngày 24 tháng 12 năm 2018) nhằm có cơ sở pháp lý cho ngành điện đầu tư xây dựng lưới điện phục vụ phát triển kinh tế, xã hội và giải phóng công suất các dự án nguồn điện, điện gió, điện mặt trời trên địa bàn tỉnh.

Ngoài ra, để góp phần triển khai thực hiện có kết quả Nghị quyết số 55-NQ/TW, ngày 11/02/2020 của Bộ Chính trị về định hướng Chiến lược phát triển năng lượng quốc gia của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Quyết định số 2068/QĐ-TTg ngày 25/11/2015 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển năng lượng tái tạo của Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV (Nghị quyết số 06-NQ/ĐH ngày 16/10/2020) góp phần thực hiện chủ trương xã hội hóa nguồn điện, huy động nguồn lực đầu tư vào tỉnh, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế, đặc biệt là kinh tế tư nhân tham gia phát triển năng lượng, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển kinh tế xã hội bền vững; Ủy ban nhân dân tỉnh đã báo cáo, đề xuất Bộ Công Thương xem xét đưa vào dự thảo Quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 (dự thảo Quy hoạch điện VIII) tất cả các dự án, công trình nguồn, lưới điện trên địa bàn tỉnh Bình Thuận, đặc biệt là đề xuất các dự án điện gió ngoài khơi với tổng công suất khoảng 25.200 MW để báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét ưu tiên phê duyệt danh mục phát triển các dự án nguồn điện trong giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2045 nhằm khai thác lợi thế, tiềm năng của địa phương, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phát triển Bình Thuận thành Trung tâm năng lượng tái tạo quốc gia, nhất là điện gió ngoài khơi. Đến nay, toàn tỉnh có 48 nhà máy điện đã hoàn thành thi công xây dựng, trong đó có 47 nhà máy điện đã vận hành, phát điện với tổng công suất 6.521 MW.

Thực hiện Nghị quyết số 23-NQ/TW, ngày 22/3/2018 của Bộ Chính trị, góp phần thực hiện mục tiêu đến năm 2030, Việt Nam hoàn thành mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa, cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại; nhiệm vụ phát triển công nghiệp là nhiệm vụ quan trọng, là một trong ba trụ cột để phát triển kinh tế đã được xác định trong Nghị Quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Thuận lần thứ XIV nhiệm kỳ 2020-2025 và Nghị Quyết số 09-NQ/TU, ngày 31/12/2021 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển công nghiệp đến năm 2025, định hướng đến năm 2030; trong đó, tập trung đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến và công nghiệp sản xuất và phân phối điện là 02 ngành chủ lực trong phát triển công nghiệp của tỉnh nhà. Do đó, trong thời gian tới, ngành Công Thương Bình Thuận cần tập trung triển khai đồng bộ các nhiệm vụ và giải pháp phát triển công nghiệp năng lượng, công nghiệp chế biến để thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu nội bộ ngành công nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, nâng cao giá trị gia tăng, góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng GRDP ngành công nghiệp; đến năm 2025, giá trị sản xuất ngành công nghiệp chế biến đạt 21.982,5 tỷ đồng, chiếm 37,5% giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp. Phấn đấu đến năm 2025, tốc độ tăng bình quân giá trị sản xuất ngành sản xuất và phân phối điện đạt 14,5%/năm, chiếm tỷ trọng 60- 65% trong cơ cấu ngành công nghiệp tỉnh./.

Hoàng Nguyên
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Khuyến công địa phương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”

Thaco Industries đẩy mạnh R&D, hoàn thiện chuỗi giá trị “All-In-One”
Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành hóa chất: Chờ cú hích từ luật mới để bứt phá

Ngành công nghiệp hoá chất còn nhiều tiềm năng và cơ hội phát triển, theo đó, Luật Hoá chất (sửa đổi) cần tạo đột phá cho phát triển ngành công nghiệp hoá chất.
Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Phát hiện 40 mỏ vàng trữ lượng gần 30 tấn ở Tây Bắc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa công bố phát hiện 40 mỏ vàng ở Tây Bắc với tổng trữ lượng gần 30 tấn, trong đó 1 mỏ ở Lào Cai có trữ lượng gần nửa tấn.
Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Ngành bán dẫn Việt Nam trong con mắt truyền thông quốc tế ra sao?

Trong tháng 3/2025, báo chí nước ngoài đã đưa ra những nhận định về tình hình phát triển kinh tế Việt Nam, trong đó có ngành công nghiệp bán dẫn.
Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Thấy gì từ kinh nghiệm quốc tế về phát triển đường sắt?

Từ kinh nghiệm quốc tế, Việt Nam cần làm gì để làm chủ công nghệ và phát triển bền vững ngành đường sắt một cách bền vững trong thời gian tới?

Tin cùng chuyên mục

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ

Dệt may: Đầu tư tự động hóa hay rời bỏ 'cuộc chơi'?

Đầu tư cho tự động hóa sản xuất nhằm tăng năng suất là bắt buộc với doanh nghiệp dệt may nếu muốn tiếp tục cạnh tranh, tồn tại trên thị trường xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Thành Công Việt Hưng thêm minh chứng Việt Nam góp mặt chuỗi sản xuất ô tô toàn cầu

Ngày 26/3/2025, Tập đoàn Thành Công (TC Group) chính thức khánh thành và đưa vào vận hành Nhà máy ô tô Thành Công Việt Hưng.
Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí: Cơ hội từ ô tô và đường sắt

Công nghiệp hỗ trợ ngành cơ khí, sản xuất, lắp ráp ô tô và đường sắt - những lĩnh vực mang tính chiến lược, có giá trị gia tăng thúc đẩy phát triển nền kinh tế.
Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Đại biểu góp ý gì về Luật Hóa chất (sửa đổi)?

Sáng 25/3, tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thảo luận về dự án Luật Hóa chất (sửa đổi).
Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Ngành xi măng ‘lệch pha’ cung cầu đến bao giờ?

Nhu cầu tiêu thụ xi măng trong nước thời gian tới dự báo sẽ khó đạt được mức tăng trưởng cao, trong khi nguồn cung lại vượt xa cầu.
Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Chiến lược phát triển của TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045

Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn ký Quyết định số 625/QĐ-TTg (ngày 17/3) phê duyệt Chiến lược phát triển TKV đến năm 2030, định hướng đến năm 2045.
Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Sắp diễn ra triển lãm quốc tế ngành dệt may SaigonTex - SaigonFabric 2025

Triển lãm quốc tế ngành công nghiệp dệt & may, thiết bị, nguyên phụ liệu & vải SaigonTex - SaigonFabric 2025 sẽ diễn ra từ ngày 9-12/4, tại TP. Hồ Chí Minh
Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Nhà máy Z111 đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng

Nhà máy Z111 (Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng), một trong những nơi sản xuất vũ khí quan trọng của cả nước đặt mục tiêu giá trị sản xuất gần 1.300 tỷ đồng.
Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Trung Quốc giảm sản lượng thép, cơ hội nào cho Việt Nam?

Trung Quốc gần đây đã thông báo sẽ tái cấu trúc ngành thép của mình bằng cách cắt giảm sản lượng thép thô. Điều này đem lại cơ hội và rủi ro cho Việt Nam.
Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính

Luật Hóa chất (sửa đổi) đã bãi bỏ 9 nhóm thủ tục hành chính, đồng thời, các thủ tục hành chính được xây dựng theo hướng áp dụng tối đa công nghệ thông tin.
AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

AI tạo lợi thế trong ‘cuộc đua’ công nghiệp bán dẫn

Công nghiệp bán dẫn đòi hỏi độ chính xác cao và đảm bảo chất lượng ở mức tối ưu với tỷ lệ gần như 100%. Việc ứng dụng AI sẽ tạo ra lợi thế vượt trội.
Công nghiệp Brazil lao đao, lãi suất cao cản trở tăng trưởng

Công nghiệp Brazil lao đao, lãi suất cao cản trở tăng trưởng

Sản xuất trong tháng 1 của Brazil tiếp tục duy trì sau 3 tháng liên tiếp giảm, khi ngành công nghiệp Brazil gặp khó khăn do lãi suất cao.
Vật liệu bearing không chứa pfas – giải pháp xanh cho công nghiệp

Vật liệu bearing không chứa pfas – giải pháp xanh cho công nghiệp

igus® ra mắt vật liệu iglidur® không chứa PFAS, đáp ứng tiêu chuẩn môi trường, tăng độ bền và hiệu suất cho các ứng dụng công nghiệp.
Châu Âu dự kiến dành 20 tỷ USD để xây 4 gigafactory AI

Châu Âu dự kiến dành 20 tỷ USD để xây 4 gigafactory AI

Ủy ban châu Âu đang huy động 20 tỷ USD để xây dựng bốn gigafactory như một phần trong chiến lược giúp châu Âu bắt kịp Mỹ và Trung Quốc trong lĩnh vực AI.
Trung Quốc giảm sản lượng thép, áp lực lên quặng sắt Australia?

Trung Quốc giảm sản lượng thép, áp lực lên quặng sắt Australia?

Các nhà đầu tư đang chuẩn bị tinh thần cho việc cắt giảm mạnh sản lượng thép của Trung Quốc, điều có thể ảnh hưởng đến các công ty khai thác quặng tại Australia
Công nghiệp chế biến, chế tạo: ‘Thỏi nam châm’ hút vốn ngoại

Công nghiệp chế biến, chế tạo: ‘Thỏi nam châm’ hút vốn ngoại

Chiếm khoảng 70% tổng vốn FDI đăng ký đầu tư vào Việt Nam trong 2 tháng đầu năm, công nghiệp chế biến chế tạo được đánh giá là ‘thỏi nam châm’ hút vốn ngoại.
Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Infographic | Điểm tên 10 hãng sơn quen thuộc tại thị trường Việt Nam

Đây là 10 hãng sơn thông dụng được ưa chuộng tại thị trường Việt Nam
Đưa Việt Nam thành nơi nuôi dưỡng doanh nghiệp công nghệ số

Đưa Việt Nam thành nơi nuôi dưỡng doanh nghiệp công nghệ số

Việc xây dựng Luật Công nghiệp công nghệ số góp phần đưa Việt Nam thành môi trường thuận lợi để nuôi dưỡng và phát triển doanh nghiệp công nghệ số.
Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Phó Thủ tướng Chính Phủ Trần Hồng Hà dự Lễ động thổ Khu công nghiệp rộng hơn 313ha ở Đắk Lắk

Đồng chí Trần Hồng Hà - Phó Thủ tướng Chính phủ dự Lễ động thổ dự án hạ tầng Khu công nghiệp Phú Xuân có quy mô hơn 313 ha tại huyện Cư M’gar, tỉnh Đắk Lắk.
Tích cực đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Tích cực đổi mới công nghệ khai thác, chế biến khoáng sản

Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp quốc gia phục vụ đổi mới, hiện đại hóa công nghệ khai thác và chế biến khoáng sản đã có nhiều đóng góp tích cực.
Mobile VerionPhiên bản di động