Phát triển bền vững: Làm thế nào để đo lường ESG

Đã trở thành thuật ngữ trong phát triển bền vững của các nền kinh tế, hiện ESG đã và đang trở thành mục tiêu của nhiều doanh nghiệp Việt Nam.
Phát triển bền vững ESG - chiến lược nền tảng, cốt lõi trong kinh doanh

ESG là một bộ tiêu chuẩn đo lường những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của doanh nghiệp, nó bao gồm các tiêu chuẩn đo lường, những yếu tố liên quan đến hoạt động phát triển bền vững của một doanh nghiệp và là từ viết tắt của (Environmental – Social – Governance) nghĩa là: Môi trường, xã hội và quản trị doanh nghiệp.

Để có cái nhìn đa chiều về phát triển bền vững, vai trò của ESG trong phát triển bền vững, cũng như làm thế nào để đo lường ESG, vừa qua Tập đoàn GELEX đã hợp tác với Viện Kế toán Công chứng Anh và xứ Wales (ICAEW) tổ chức Hội thảo về chủ đề “Phát triển bền vững”, trong đó gợi mở nhiều góc nhìn mới về vấn đề này.

Góc nhìn mới về ESG: Là củ cà rốt hay là cây gậy?

Ông Đậu Minh Lâm - Thành viên Hội đồng quản trị độc lập, Chủ tịch Uỷ ban Kiểm toán Tập đoàn GELEX cho biết: “Việc triển khai ESG đã được sự ủng hộ cao của tất cả thành viên Hội đồng quản trị Tập đoàn GELEX. Đồng thời, GELEX dự kiến thành lập Ủy ban ESG của Tập đoàn để đưa ra các chiến lược, phương thức và lộ trình triển khai. Hội thảo gần đây của GELEX tổ chức tại Vĩnh Phúc cũng đã trình bày tổng quan về ESG với các nội dung cơ bản. Trong hội thảo này, GELEX kỳ vọng sẽ được chia sẻ những bài học kinh nghiệm từ các nước trên thế giới, để cán bộ nhân viên của GELEX có thể hiểu sâu hơn về ESG”.

Phát triển bền vững: Làm thế nào để đo lường ESG
Ông Đậu Minh Lâm (ngoài cùng bên trái) chia sẻ tại hội thảo

Ông Lâm cũng nhấn mạnh, Ban Lãnh đạo Tập đoàn GELEX luôn rất quan tâm đến việc lan tỏa, truyền cảm hứng và những ý tưởng ESG cũng như tinh thần, bản chất ESG liên quan đến các vấn đề về môi trường, xã hội, quản trị sẽ được triển khai trên toàn hệ thống.

Bà Vandana Saxena Poria - Cố vấn cấp cao của ICAEW cho biết, sự bền vững là vấn đề tư duy, nhận thức và nếu chúng ta không thấm nhuần được điều này thì các thế hệ kế tiếp sẽ khó có được một tương lai tốt đẹp. "Sự bền vững không chỉ là môi trường hay bảo vệ môi trường mà còn là việc làm bền vững, tăng trưởng kinh tế một cách bền vững"

Vị chuyên gia này cũng giới thiệu sơ bộ về 17 tiêu chí phát triển bền vững và cho rằng, mỗi lĩnh vực sẽ có yêu cầu, khuôn khổ riêng, tuy nhiên tựu chung lại các đặc điểm chính của ESG là các hoạt động tác động đến môi trường, xã hội, quản trị, và mở rộng hơn là vốn con người (quyền con người), vốn xã hội.

Thực tế, ESG có tác động rất lớn đến doanh nghiệp, ảnh hưởng đến xếp hạng doanh nghiệp và các doanh nghiệp có ESG tốt thì có khả năng tiếp cận được nhiều cơ hội hơn về vốn, về nhà đầu tư, về lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Chính vì vậy các doanh nghiệp, tập đoàn lớn trên thế giới đều rất quan tâm đến việc thực hiện ESG và có những hoạt động ESG vô cùng hiệu quả.

Phát triển bền vững: Làm thế nào để đo lường ESG

Bà Vandana Saxena Poria-Cố vấn cấp cao của ICAEW là diễn giả chính tại Hội thảo

Tại Việt Nam, bà Vandana Saxena Poria cho rằng, việc triển khai ESG là một thách thức lớn vì ESG còn khá mới mẻ. Đó cũng là thách thức chung với các doanh nghiệp Việt, tuy nhiên bài học từ các quốc gia khác đã cho thấy, những doanh nghiệp theo đuổi mô hình phát triển bền vững đã thực hiện khá tốt lĩnh vực này.

"Chúng ta có 2 cách tiếp cận về ESG. Cách thứ nhất, hãy coi ESG là động cơ để thực hiện, trong đó bao gồm các bước phát triển để đảm bảo tương lai cho thế hệ mai sau. Khi đó, ESG được coi như một củ cà rốt. Và cách thứ hai là coi ESG như một cây gậy, đến một thời điểm nào đó ESG sẽ được đưa vào trong các quy định bắt buộc phải thực hiện của Chính phủ, và khi đó dù muốn hay không chúng ta đều sẽ phải làm", chuyên gia nhấn mạnh.

Thực hiện ESG từ những hành động nhỏ nhất

Ở góc nhìn khác, ông Đậu Minh Lâm cho rằng, nếu tiếp cận về ESG, có thể thấy ESG không phải là “hot trend” hay “hot topic” mà là một chiến lược dài hạn, một chặng đường dài để phải thay đổi từ những việc nhỏ nhất. Những hành động nhỏ của mỗi người, của toàn thể cán bộ nhân viên, GELEX sẽ giúp xây dựng một môi trường tốt hơn, tạo ra một doanh nghiệp bền vững hơn, từ đó tạo ra một thế giới bền vững hơn.

Ông Lâm lấy ví dụ như để đất nước Việt Nam được sạch đẹp, chúng ta đã phải làm quen và thực hiện việc không xả rác bừa bãi trong cả thập kỷ, cả thế kỷ, để các thế hệ ngày hôm nay đã hình thành tư duy bảo vệ môi trường ngay từ khi còn rất nhỏ.

Ông Lâm mong muốn cán bộ công nhân viên GELEX hãy bắt đầu từ những việc làm nhỏ nhất, mỗi người hãy tạo ra các thông điệp, những thay đổi nhỏ từ trong tiềm thức của bản thân, rồi từ đó đưa ra các ý tưởng đóng góp cho lãnh đạo, cho tổ chức.

Phát triển bền vững: Làm thế nào để đo lường ESG
Hội thảo đã chia sẻ những góc nhìn mới về phát triển bền vững và ESG

Đồng quan điểm, bà Vandana Saxena Poria cũng đưa ra thông điệp: Việc thực hiện ESG cần có sự tham gia của tất cả các cấp bậc nhân viên trong tổ chức. Tuy nhiên, mỗi cá nhân sẽ không phải đơn độc một mình trên hành trình này mà sẽ có sự chung tay kết hợp giữa cá nhân, cộng đồng, doanh nghiệp và Chính phủ.

Vị chuyên gia này cũng khuyến nghị Ban lãnh đạo Tập đoàn GELEX không nên coi ESG là một vấn đề riêng biệt hay tách bạch mà nên gắn với toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. "Các bạn có thể bắt đầu từ những cách đơn giản nhất như đo lường về sức khỏe và đời sống cán bộ nhân viên mỗi tháng 1 lần. Hoặc hãy quan tâm đến khối lượng rác thải công nghiệp là bao nhiêu để từ đó cân nhắc các biện pháp giảm lượng rác thải..."-bà Vandana Saxena Poria cho hay.

Cuối cùng, bà Vandana Saxena Poria khẳng định, ESG không chỉ là vấn đề tuân thủ mà phải là những hoạt động đúng, công việc đúng, làm những điều đúng đắn thì quá trình thực hiện ESG mới thực sự hiệu quả.

Qua hội thảo, Ban lãnh đạo Tập đoàn GELEX hy vọng cán bộ nhân viên Tập đoàn GELEX và các đơn vị thành viên sẽ hiểu đúng, đủ về ESG để có những hành động thiết thực, cùng xây dựng một GELEX phát triển bền vững. Tập đoàn cũng kì vọng ICAEW sẽ tiếp tục đồng hành cùng GELEX để xây dựng lộ trình thực thi cam kết ESG một cách đồng bộ và hiệu quả.

Thu Hường
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phát triển bền vững

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thêm lợi nhuận nhờ “thương hiệu gạo xanh”

Thêm lợi nhuận nhờ “thương hiệu gạo xanh”

Đề án "Phát triển bền vững 1 triệu ha chuyên canh lúa chất lượng cao” được kỳ vọng tăng lợi nhuận của người trồng lúa ở mức 40% nhờ “thương hiệu gạo xanh”.
Quảng Bình: Thâm canh na Thái, hái quả ngọt trên gò đồi

Quảng Bình: Thâm canh na Thái, hái quả ngọt trên gò đồi

Giống cây Na Thái, bước đầu thích ứng với điều kiện tự nhiên của địa phương, mang lại giá trị kinh tế cao từ vùng gò đồi và góp phần xây dựng nông thôn mới.
Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 3 - Các nhà bán lẻ nhập cuộc mạnh mẽ

Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 3 - Các nhà bán lẻ nhập cuộc mạnh mẽ

Không đứng ngoài cuộc đua phát triển xanh, các doanh nghiệp bán lẻ Việt cũng đã nhập cuộc với nhiều giải pháp khác nhau.
Việt Nam có sàn giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên

Việt Nam có sàn giao dịch tín chỉ carbon đầu tiên

Sàn giao dịch tín chỉ carbon ASEAN được kích hoạt ở Việt Nam sẽ khuyến khích các doanh nghiệp chuyển sang công nghệ sạch hơn, ít carbon và hiệu quả hơn.
Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 1 - Khi xanh hóa trở thành bắt buộc

Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 1 - Khi xanh hóa trở thành bắt buộc

Việc thực hiện các cam kết đưa mức phát thải ròng về "0" vào giữa thế kỷ là xu thế tất yếu, không thể đảo ngược nhằm đáp ứng các yêu cầu từ thị trường.

Tin cùng chuyên mục

Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài cuối - Cần hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý

Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài cuối - Cần hoàn thiện thể chế, khuôn khổ pháp lý

Chuyển đổi xanh và giảm phát thải khí nhà kính nhằm thực hiện cam kết Net Zero là một chặng đường dài và cần sự có phương án, quyết sách phù hợp.
Phát triển công trình xanh: Phải xanh hóa từ công trình và dây chuyền sản xuất

Phát triển công trình xanh: Phải xanh hóa từ công trình và dây chuyền sản xuất

Để phát triển công trình xanh thì cung cấp sản phẩm xanh là chưa đủ mà cần phải xanh hóa ngay từ công trình và dây chuyền sản xuất.
Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 2 - Các ngành sản xuất “chuyển mình” theo hướng xanh

Phát triển xanh hướng đến Net Zero carbon: Bài 2 - Các ngành sản xuất “chuyển mình” theo hướng xanh

Sản xuất xanh đang trở thành một trong những mô hình được nhiều doanh nghiệp hướng tới, nhằm đáp ứng với xu thế phát triển chung của thế giới.
Doanh nghiệp chuyển đổi xanh: Hưởng nhiều chính sách ưu đãi

Doanh nghiệp chuyển đổi xanh: Hưởng nhiều chính sách ưu đãi

Nhằm thúc đẩy DN chuyển đổi sản xuất xanh đáp ứng các Hiệp định thương mại tự do, TP. Hồ Chí Minh đã triển khai nhiều chính sách hỗ trợ.
Phát triển giao thông, điện lực TP. Hồ Chí Minh: Thách thức từ giảm phát thải khí nhà kính

Phát triển giao thông, điện lực TP. Hồ Chí Minh: Thách thức từ giảm phát thải khí nhà kính

Nhằm đạt phát thải ròng bằng 0 trong lĩnh vực giao thông vận tải và điện lực vào năm 2050, TP. Hồ Chí Minh đã có những bước chuẩn bị cụ thể.
Doanh nghiệp Hà Nội đẩy mạnh sản xuất xanh

Doanh nghiệp Hà Nội đẩy mạnh sản xuất xanh

Sử dụng nguyên liệu thân thiện với môi trường hay làm mô hình kinh tế tuần hoàn là những giải pháp mà nhiều doanh nghiệp ở Hà Nội đang áp dụng.
Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bán lẻ: Hành vi tiêu dùng là nhân tố quan trọng

Kinh tế tuần hoàn trong lĩnh vực bán lẻ: Hành vi tiêu dùng là nhân tố quan trọng

Hành vi tiêu dùng sẽ là nhân tố quan trọng trong thúc đẩy nhà phân phối và sản xuất thực hiện kinh tế tuần hoàn, sản xuất và phân phối xanh.
Báo chí cùng doanh nghiệp: Hành động hướng tới Net Zero

Báo chí cùng doanh nghiệp: Hành động hướng tới Net Zero

Các ý kiến cho rằng, báo chí truyền thông sẽ là người bạn đồng hành, sát cánh đáng tin cậy của doanh nghiệp trên con đường phát triển xanh.
Sách “kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong” tuyên truyền vì sự phát triển bền vững

Sách “kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong” tuyên truyền vì sự phát triển bền vững

Cuốn sách “Kinh tế tuần hoàn và những mô hình tiên phong” chính thức phát hành. Sự kiện ra mắt kết hợp tọa đàm về những giải pháp phát triển kinh tế tuần hoàn.
Thiết kế sinh thái: Thiếu cơ chế khuyến khích

Thiết kế sinh thái: Thiếu cơ chế khuyến khích

Đối với thiết kế sinh thái hoạt động này vẫn chưa phát triển ở Việt Nam do còn thiếu các công cụ pháp lý, cơ chế khuyến khích và cả nhận thức của DN.
Tập đoàn Hòa Phát: Chuyển từ “thép xám” sang “thép xanh”

Tập đoàn Hòa Phát: Chuyển từ “thép xám” sang “thép xanh”

Tập đoàn Hòa Phát đang từng bước thực hiện kinh tế tuần hoàn chuyển từ “thép xám” sang “thép xanh”.
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất và tiêu dùng bền vững

Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho sản xuất và tiêu dùng bền vững

Ngày 21/9 tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức khóa đào tạo cơ bản về sản xuất và tiêu dùng bền vững cho cán bộ Sở Công Thương các tỉnh, thành phố phía Bắc.
Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn tại Việt Nam

Phát triển kinh tế tuần hoàn không chỉ là chủ trương của Đảng, Nhà nước mà còn là hướng đi đang được nhiều doanh nghiệp hướng tới.
Cần chính sách hỗ trợ để thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển

Cần chính sách hỗ trợ để thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển

Đã có những đóng góp tích cực nhưng khu vực kinh tế tập thể vẫn đang đối diện với nhiều khó khăn, thách thức cần được hỗ trợ để phát triển.
Phát triển công trình xanh: Cần ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn có tính pháp lý rõ ràng

Phát triển công trình xanh: Cần ban hành tiêu chuẩn, quy chuẩn có tính pháp lý rõ ràng

Theo Bộ Xây dựng, qua 15 năm phát triển, số lượng công trình xanh của Việt Nam hiện mới đạt khoảng 300 công trình.
Thừa Thiên Huế: Triển khai nhiều giải pháp phòng cháy,  chữa cháy

Thừa Thiên Huế: Triển khai nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy

Các cơ quan, đơn vị tỉnh Thừa Thiên Huế phối hợp triển khai nhiều giải pháp phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn.
Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững qua thiết kế sinh thái

Thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững qua thiết kế sinh thái

Vừa qua tại TP. Hồ Chí Minh, Bộ Công Thương phối hợp với UNDP và CCS tổ chức hội thảo thiết kế sinh thái góp phần thúc đẩy sản xuất, tiêu dùng bền vững.
Câu chuyện “xanh” của Vinamilk

Câu chuyện “xanh” của Vinamilk

Sản xuất xanh, tiêu dùng bền vững chính là “chìa khóa” mà Vinamilk lựa chọn trong chiến lược phát triển của mình.
Triển khai chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững: Từng bước thay đổi thói quen

Triển khai chương trình hành động quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững: Từng bước thay đổi thói quen

Thói quen sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp và người dân đã từng bước thay đổi theo hướng xanh hơn, thân thiện môi trường hơn.
Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới tương lai bền vững cho TP. Hồ Chí Minh

Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới tương lai bền vững cho TP. Hồ Chí Minh

Diễn đàn Kinh tế TP. Hồ Chí Minh (HEF) năm 2023 với chủ đề “Tăng trưởng xanh - Hành trình hướng tới giảm phát thải ròng bằng không” đã diễn ra sáng 15/9.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động