Phát huy nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại từ 'bài học bó đũa'

Với những hoạt động xúc tiến thương mại đơn thương không thể hiệu quả bằng những hoạt động có sự hợp lực và quy mô, mà trọng tâm chính là liên kết vùng.
Đắk Nông: Đẩy mạnh xúc tiến thương mại trên nền tảng số Thái Bình tăng cường xúc tiến thương mại và đầu tư với Hà Lan

Báo Công Thương đã có cuộc trao đổi với bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) về vấn đề này.

Với hàng loạt hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu các vùng kinh tế trọng điểm từ đầu năm đến nay, xin bà cho biết, công tác xúc tiến thương mại theo quy mô vùng năm nay có sự khác biệt như thế nào, đặc biệt trong hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm chủ lực cho các địa phương?

Phát huy năng lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại từ 'bài học bó đũa'
Bà Nguyễn Thị Thu Thủy - Phó Giám đốc Trung tâm Hỗ trợ xuất khẩu, Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương)

Qua quá trình thực tiễn triển khai các công tác xúc tiến thương mại có thể thấy rất rõ là những hoạt động xúc tiến thương mại mang tính chất đơn thương thì không thể hiệu quả bằng những hoạt động xúc tiến thương mại có sự hợp lực và quy mô. Bài học vỡ lòng đầu tiên của chúng ta đã được tiếp cận là bài học đúc rút của câu chuyện bó đũa. Đó là chia lẻ thì yếu, mà hợp lại thì mạnh.

Chính vì vậy, trong xu thế toàn cầu hóa của nền kinh tế thế giới rất sâu sắc như hiện nay, các hoạt động xúc tiến thương mại mang tính chất quy mô cũng không nằm ngoài xu thế này. Và với tinh thần luôn luôn năng động, sáng tạo, tìm ra những phương thức đổi mới trong hoạt động xúc tiến thương mại, từ cuối năm ngoái, Bộ Công Thương đã đưa vào chương trình công tác của Bộ thực hiện chuỗi những hoạt động hội nghị xúc tiến thương mại mang tính chất liên kết vùng và thực hiện xuyên suốt cho cả 6 vùng kinh tế.

Theo đó, từ đầu năm đến nay, Bộ Công Thương cũng đã thực hiện được 5 chương trình hội nghị và vào ngày 6/9, hội nghị còn lại sẽ được tổ chức tại TP. Cần Thơ về nội dung xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu cho vùng Đồng bằng sông Cửu Long.

Thông qua các sự kiện này, với sự quan tâm tham gia vào cuộc cùng của các địa phương trong vùng, sự hợp lực về trí tuệ, về các nguồn lực khác đã tạo ra được rất nhiều ý tưởng mới khai phá tốt hơn các hoạt động xúc tiến thương mại trong tương lai.

Đặc biệt, đây cũng là dịp để các chủ thể trong lĩnh vực xúc tiến thương mại bao gồm các cơ quan Trung ương, các cơ quan địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp và nhiều chủ thể khác của hệ sinh thái xúc tiến thương mại trao đổi tìm ra những giải pháp xúc tiến thương mại có tính chất gắn kết, hợp lực tốt hơn giữa các đơn vị, hướng tới phục vụ cho cộng đồng doanh nghiệp tham gia vào quá trình thương mại không chỉ ở thị trường trong nước mà còn ở các thị trường nước ngoài được hiệu quả.

Thông qua một loạt những cơ chế chính sách mà Chính phủ cũng như Bộ Công Thương đã ban hành nhằm thúc đẩy hiệu quả công tác xúc tiến thương mại thời gian qua, bà đánh giá như thế nào về tác động của các chính sách đến thúc đẩy liên kết vùng, liên kết các địa phương trong công tác xúc tiến thương mại?

Nhìn lại nội dung của Đại hội Đảng lần thứ XIII có thể thấy có một nội dung rất quan trọng, đó là ưu tiên trọng tâm tập trung để tăng cường liên kết ngành, tăng cường liên kết nội vùng, liên vùng, thúc đẩy tham gia vào những chuỗi giá trị sản xuất, chuỗi phân phối toàn cầu.

Phát huy năng lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại từ 'bài học bó đũa'
Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Hồng được Bộ Công Thương tổ chức, tháng 6/2024. Ảnh: Đỗ Nga

Trong công tác xúc tiến thương mại, Chính phủ và Bộ Công Thương thời gian vừa qua cũng đã đặt ra rất nhiều những cơ chế, chính sách để tạo điều kiện cho việc thúc đẩy liên kết vùng bằng cách đưa ra những quy hoạch về phát triển các vùng kinh tế, thành lập các Tổ Điều phối về liên kết vùng,…

Cụ thể là những chính sách thông qua những chương trình lớn như: Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình thương hiệu quốc gia; Chương trình phát triển thương hiệu trong lĩnh vực nông sản, thực phẩm. Những chương trình này đặt ưu tiên để các địa phương cùng ngồi bàn thảo, tìm ra và có sự hợp tác để thực hiện những hoạt động có quy mô tham gia từ tối thiểu 2 địa phương trở lên và của một số những ngành hàng trọng điểm, chủ lực có thế mạnh nhất định của từng địa phương.

Thông qua những chương trình này, chúng tôi ghi nhận có sự tham gia của các doanh nghiệp giúp cho việc thực hiện chương trình khởi rất sắc rõ nét hơn so với giai đoạn trước đây. Với những chính sách ưu tiên tập trung trọng tâm, trọng điểm trong việc tăng cường những hoạt động có quy mô lớn hơn, có tính liên kết cao hơn sẽ là một trong những hướng đi chủ đạo trong thời gian tới.

Mặc dù Chính phủ cũng như các cơ quan ban ngành đã rất nỗ lực trong công tác xúc tiến thương mại với sản phẩm chủ lực tại các địa phương, song, thực tế còn nhiều thách thức. Thời gian tới, với vai trò là cơ quan quản lý nhà nước, Cục sẽ triển khai những hoạt động gì nhằm hỗ trợ doanh nghiệp, ngành hàng và địa phương tăng cường liên kết chuỗi trong sản xuất và liên kết vùng trong các hoạt động xúc tiến thương mại?

Khi đưa các doanh nghiệp đi xúc tiến thương mại tại các thị trường nước ngoài, chúng tôi cũng tiếp xúc được với khá nhiều các nhà nhập khẩu và họ đánh giá rất cao về chất lượng, mẫu mã cũng như nhiều sản phẩm của Việt Nam. Tuy nhiên, khi đề cập đến số lượng cung ứng thì đa số các doanh nghiệp hiện không đáp ứng được. Vì vậy, phải có những biện pháp quyết liệt trong liên kết sản xuất và phải bảo đảm sát những tiêu chí của các thị trường nhập khẩu thì mới có được lượng hàng lớn để phục vụ cho những hoạt động xúc tiến thương mại có quy mô liên kết vùng, liên kết quốc tế cao hơn.

Thời gian tới, Cục Xúc tiến thương mại sẽ thực hiện rất nhiều các hoạt động. Theo kế hoạch, ngoài việc tiếp tục thực hiện các hội nghị về xúc tiến thương mại, phát triển xuất nhập khẩu theo quy mô của từng vùng kinh tế để tiếp tục tìm ra những điểm nổi cộm phải đi sâu hơn cho các hoạt động xúc tiến thương mại, trong năm tới, Bộ Công Thương sẽ thử nghiệm mô hình hỗ trợ xúc tiến thương mại mang tính chất liên kết vùng mới, đó là mô hình tổ chức các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài theo quy mô vùng và chúng tôi gọi theo tiếng Anh là “Winning with Việt Nam - Chiến thắng cùng Việt Nam".

Phát huy nguồn lực liên kết vùng trong xúc tiến thương mại từ 'bài học bó đũa'
Bộ Công Thương sẽ thử nghiệm mô hình hỗ trợ xúc tiến thương mại mang tính chất liên kết vùng mới - tổ chức các đoàn giao dịch thương mại tại nước ngoài theo quy mô vùng

Đặc biệt, hiện nay các doanh nghiệp, các địa phương có nhu cầu đi ra thế giới để khảo sát thị trường, học hỏi những mô hình hoạt động, mô hình xúc tiến thương mại. Tuy nhiên, việc này sẽ dẫn đến các vấn đề như khó tiếp cận thị trường, phân tán nguồn lực. Chính vì vậy, Bộ Công Thương đã xây dựng kế hoạch tổ chức các chương trình xúc tiến có quy mô hơn, với những đoàn tham gia lớn hơn... tạo nên hiệu ứng truyền thông cao hơn cho các doanh nghiệp tại các sự kiện. Đây cũng sẽ là một trong những hoạt động trọng tâm trong hỗ trợ xúc tiến thương mại liên kết vùng mà Bộ Công Thương sẽ thực hiện trong năm 2025.

Ngoài ra, chúng tôi cũng sẽ tiếp tục tìm ra những biện pháp xúc tiến thương mại có sự hợp lực lớn hơn của các địa phương và doanh nghiệp trong thời gian tới với mong muốn các địa phương, doanh nghiệp nhiệt tình ủng hộ để hàng Việt bước ra thế giới với quy mô, vị thế là ngày càng mạnh mẽ hơn, vững vàng hơn.

Xin cảm ơn ông!

Đỗ Nga thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Gần 500 thương hiệu quốc tế tham dự VPPE 2025 tại Bình Dương, giới thiệu công nghệ xanh, tìm kiếm đối tác, thúc đẩy phát triển ngành giấy và bao bì Việt Nam.
Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại với nhiều hoạt động tích cực và hiệu quả đã và đang giúp doanh nghiệp mở rộng, đa dạng thị trường góp phần ổn định xuất khẩu.
Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc: Kết nối và lan toả

Hội chợ Xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã miền Bắc 2025 quy tụ 180 gian hàng, kết nối sản phẩm vùng miền với thị trường và thúc đẩy tiêu thụ nông sản.
Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Mời doanh nghiệp dự Hội nghị Thương mại Halal Việt Nam - Singapore

Thương vụ Việt Nam tại Singapore phối hợp tổ chức Hội nghị Thương mại Halal 2025, thúc đẩy kết nối giao thương, đầu tư ngành Halal giữa Việt Nam và Singapore.
Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, hàng hoá Hải Dương vươn xa

Hải Dương đẩy mạnh kết nối cung cầu, tạo đà đưa nông sản và sản phẩm OCOP vươn xa, khẳng định vị thế trên thị trường trong nước và quốc tế.

Tin cùng chuyên mục

Gieo giá trị, gặt niềm tin giữa đại ngàn Tây Bắc

Gieo giá trị, gặt niềm tin giữa đại ngàn Tây Bắc

Cây chia bén rễ trên đất Than Uyên, mở hướng phát triển nông nghiệp bền vững vùng Tây Bắc, gắn chuỗi giá trị và đồng hành cùng doanh nghiệp.
Xúc tiến thương mại giúp đặc sản vùng cao vươn ra thị trường

Xúc tiến thương mại giúp đặc sản vùng cao vươn ra thị trường

Bộ Công Thương tăng cường xúc tiến thương mại nhằm tháo gỡ điểm nghẽn đầu ra, giúp sản phẩm đặc sản vùng cao từng bước tiếp cận thị trường lớn.
Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Quảng Ninh: Quảng bá sản phẩm OCOP vùng Đồng bằng sông Hồng

Tối 29/4, tỉnh Quảng Ninh tổ chức khai mạc Hội chợ OCOP khu vực Đồng bằng sông Hồng - Quảng Ninh 2025 diễn ra từ ngày 29/4 đến 4/5 với hơn 200 đơn vị tham gia.
Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Giữa bạt ngàn đồi Mường, cam Cao Phong không chỉ là sản vật trứ danh mà còn là tâm huyết địa phương trong hành trình định danh và khơi mở thị trường.
Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Kết nối cung cầu tạo đà đưa nông sản Huế vươn xa

Thành phố Huế tích cực kết nối cung cầu, thúc đẩy sản phẩm OCOP và thủ công mỹ nghệ vươn ra thị trường hiện đại trong và ngoài nước.
Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ tháng 4/2025

Chiều 28/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại với hệ thống thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 4/2025.
Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số

Xúc tiến thương mại đang trở thành “chìa khóa mở cửa thị trường” cho sản phẩm OCOP của tỉnh Hòa Bình, mở rộng tiêu thụ và vươn ra quốc tế.
Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Quảng Bình xây dựng sản phẩm đặc trưng, nâng tầm giá trị địa phương

Phát huy lợi thế từng vùng, các địa phương trong tỉnh Quảng Bình để tập trung xây dựng sản phẩm đặc trưng, tạo nền tảng liên kết sản xuất, nâng cao chất lượng.
Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Hải Dương: Xúc tiến thương mại, mở lối thị trường năm 2025

Gần 500 doanh nghiệp Hải Dương và lân cận đã tìm kiếm cơ hội hợp tác tại Ngày hội kết nối giao thương 2025, thúc đẩy xúc tiến thương mại đầu năm.
Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

Khai mạc Hội chợ Thương mại Bắc Trung Bộ với hơn 200 gian hàng

“Hội chợ Thương mại Khu vực Bắc Trung Bộ tỉnh Quảng Bình năm 2025” nhằm giới thiệu tiềm năng, thế mạnh, thành tựu phát triển của các tỉnh trong khu vực.
Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Quảng Bình kết nối, lan tỏa giá trị sản phẩm đặc trưng

Quảng Bình tổ chức hoạt động kết nối cung cầu nhằm góp phần nâng cao giá trị hàng hoá, tạo điều kiện để doanh nghiệp mở rộng hợp tác, phát triển sản phẩm.
Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Tiềm năng rộng mở cho doanh nghiệp Việt tại thị trường Nga

Hội thảo quốc tế “Việt Nam và Liên bang Nga: Quá khứ - Hiện tại - Tương lai” đánh giá chặng đường hợp tác song phương, định hướng phát triển trong tương lai.
Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Tăng tốc hợp tác năng lượng Việt Nam - Trung Quốc - ASEAN 2025

Chiều 24/4, tại Trung tâm Triển lãm quốc tế, Hà Nội đã diễn ra Diễn đàn Quốc tế năng lượng Việt Nam – Trung Quốc – ASEAN 2025 (VCAE IF 2025).
Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Triển lãm nguồn cung ứng toàn cầu thu hút 400 doanh nghiệp

Ngày 24/4/2025, tại Trung tâm hội chợ và triển lãm Sài Gòn TP. Hồ Chí Minh đã diễn ra triển lãm quốc tế về nguồn cung ứng toàn cầu, thu hút 400 doanh nghiệp.
Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Nâng cao năng lực phát triển, quản lý chợ tại Gia Lai

Hội nghị đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quản trị kinh doanh, năng lực quản lý trong công tác phát triển và quản lý chợ trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Việt Nam - Mexico: Đẩy mạnh hợp tác khai thác tiềm năng thương mại

Qua 50 năm phát triển, quan hệ ngoại giao Việt Nam - Mexico ngày càng có nhiều bước tiến mới. Hiện có rất nhiều tiềm năng thương mại chờ được khai phá.
Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Hội chợ nông sản - Bệ phóng để hợp tác xã bứt phá

Từ phiên chợ quê đến hội chợ nông sản, xúc tiến thương mại đang tiếp sức cho hợp tác xã bứt phá và hội nhập chuỗi giá trị toàn cầu.
Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Đà Nẵng: Xây dựng chính sách xúc tiến thương mại đột phá hơn

Sở Công Thương thành phố Đà Nẵng sẽ phối hợp Sở Công Thương tỉnh Quảng Nam xây dựng chính sách xúc tiến thương mại mang tính đột phá hơn sau sáp nhập.
Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt

Sắp diễn ra tọa đàm ‘Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt'

Sáng 22/4, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm “Đa dạng hoá thị trường: Mở rộng không gian xuất khẩu cho hàng Việt” theo hình thức trực tiếp, kết hợp trực tuyến.
Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Thương hiệu OCOP – từ tem nhãn đến niềm tin người dùng

Để vượt qua ranh giới của một món hàng “có tem, có nhãn”, thương hiệu OCOP cần nhiều hơn là tiêu chuẩn chất lượng thật và niềm tin thật từ người tiêu dùng.
Mobile VerionPhiên bản di động