Chủ nhật 20/04/2025 17:51

Phân biệt bột ngọt Ajinomoto thật - giả

Vừa qua, Chi cục quản lý thị trường tỉnh Vĩnh Phúc đã phối hợp với Công ty Ajinomoto Việt Nam tổ chức hội thảo phòng chống bột ngọt giả nhãn hiệu Ajinomoto và bột ngọt - hạt nêm 3 không.
Các cơ quan chức năng thu giữ bột ngọt giả, nhái

Đại diện công ty Ajinomoto Việt Nam cho biết, hiện trên thị trường có rất nhiều hàng giả, hàng nhái sản phẩm bột ngọt thương hiệu của công ty. Hàng giả chủ yếu được nhập khẩu nguyên liệu và bao bì từ Trung Quốc, Thái Lan. Khi về Việt Nam được sang chiết, đóng gói thủ công và tung ra thị trường. Người tiêu dùng do chưa có sự nhận biết, vô tình sử dụng loại bột ngọt này có thể sẽ bị ngộ độc, lâu dài sẽ gây hại cho sức khỏe.

Về mặt cảm quan

Để phân biệt bột ngọt Ajinomoto thật và bột ngọt Ajinomoto giả dựa chủ yếu vào 3 yếu tố: Huy chương in trên bao bì, mép hàn và ngày sản xuất. Cụ thể: Huy chương in trên bao bì có màu vàng tươi dòng chữ “HỘI CHỢ THỰC PHẨM AN TOÀN 2002” rõ ràng; Mép hàn: cả 4 mép hàn phải đồng nhất; Ngày sản xuất: in nổi ở mặt sau của đáy bao, rõ ràng, dễ đọc. Đối với bột ngọt Ajinomoto giả thường chỉ có 1 trong 3 yếu tố: Huy chương có màu vàng sậm, nhòe, dòng chữ bên trong khó đọc. Mép hàn không đồng nhất, nhăn nheo, có bọt khí. Ngày sản xuất phần lớn không in hoặc có in nhưng khó đọc.

Về trọng lượng

Bột ngọt Ajinomoto thật luôn có trọng lượng đúng với trọng lượng ghi trên bao bì do được đóng gói bằng máy, còn bột ngọt Ajinomoto giả có trọng lượng thiếu hoặc chỉ gần bằng trọng lượng in trên bao. Bên cạnh đó, giá bột ngọt Ajinomoto rẻ hơn và có nhiều giá cho 1 loại sản phẩm. Còn sản phẩm thật có trọng lượng lớn hơn hoặc bằng trọng lượng ghi trên bao trì và mỗi sản phẩm chỉ có 1 giá duy nhất.

Quan sát hạt bên trong: Bột ngọt Ajinomoto thật có tinh thể to, đều và không dễ gãy, còn bột ngọt giả thì tinh thể không đều có nhiều hạt nhỏ màu trắng trộn lẫn và dễ bị gãy.

Hà Thu

Tin cùng chuyên mục

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa