Phải xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Đi sâu vào vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp trong chủ đề của cuộc hội thảo “Nâng cao hiệu quả thông tin thị trường vùng dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới trong hội nhập”, có thể nhiều người cho rằng không “trúng”. Nhưng phân tích rõ vai trò trách nhiệm của họ mới thấy được sự tác động hiện hữu, quan hệ hữu cơ của doanh nghiệp với thị trường nói chung và thị trường miền núi nói riêng là rất quan trọng. Xác định rõ vai trò trách nhiệm của doanh nghiệp sẽ tạo thêm động lực mạnh để thị trường có thêm những đột phá cần có trong thời kỳ hội nhập.
Phải xác định trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp

Cầu nối quan trọng

Cho dù chúng ta đã có nhiều cơ chế, văn bản để tạo điều kiện thúc đẩy kinh tế - xã hội ở các vùng có dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo nhưng nhiều khi vẫn còn bất cập trước thực tế, hiệu quả chưa cao. Doanh nghiệp là hạt nhân để thúc đẩy thị trường này. Họ chính là đối tượng tạo nên sự sôi động cần có cho thị trường này, nhằm rút ngắn khoảng cách trong xu thế hội nhập đang diễn ra sôi động từng ngày, từng giờ.

Bởi vì kinh doanh thực chất là khai thác nhu cầu của con người: các nhu cầu đang, sẽ và có thể tạo ra. Bạn không thể bán máy tính trên sao hỏa. Đơn giản vì trên đó không có nhu cầu. Như vậy, sự giàu có của các doanh nghiệp suy cho cùng là do các khách hàng tạo ra. Những khách hàng này - già, trẻ, gái, trai tập hợp nhau lại thành xã hội. Và vấn đề trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được đặt ra trên cơ sở của mối quan hệ như vậy.

Thực ra, trong cuộc sống chúng ta đều là những nhà cung ứng và đều là những khách hàng của nhau. Ít ai vừa có thể sản xuất phần mềm máy tính, vừa có thể nuôi bò lấy sữa và làm ra pho-mát. Bán phần mềm máy tính để mua sữa và bán sữa để mua phần mềm máy tính (hoặc các sản phẩm được tạo ra là sử dụng phần mềm máy tính) là sự cần thiết khách quan. Cho dù các quan hệ xã hội là nhằng nhịt và nhiều khi mỗi con người vẫn phụ thuộc lẫn nhau trong quá trình này. Như vậy, trách nhiệm của các doanh nghiệp đối với xã hội cũng chính là trách nhiệm đối với bản thân mình.

Xã hội không tồn tại bên ngoài những cá thể hợp thành. Những cá thể đó là tất cả chúng ta, trong đó có các doanh nhân. Chúng ta có thể biến đổi xã hội, nhưng đồng thời cũng chịu sự tác động sâu sắc của nó. Trong một xã hội “trọng nông, ức thương”, doanh nhân là những người lép vế. Trong một xã hội bao cấp, doanh nhân bị trói chân tay và không thể tiếp cận thị trường. Một xã hội tồn tại theo nguyên tắc của pháp quyền mà chúng ta đang xây dựng sẽ bảo đảm được quyền tự do/dân chủ cho tất cả mọi nguồn, trong đó có quyền tự do kinh doanh của các doanh nhân. Xây dựng và củng cố một xã hội như vậy là trách nhiệm của tất cả mọi người và của cả các doanh nhân. Đó cũng là một khía cạnh về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Xác định rõ vai trò, trách nhiệm

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp có thể biểu hiện dưới nhiều hình thức và nội dung khác nhau:

Trước hết, đó là trách nhiệm xã hội về môi trường. Môi trường sống trong lành là nhu cầu đầu tiên và quan trọng nhất của con người. Chúng ta sẽ biến mất khỏi hành tinh này sau dăm bảy thế hệ nữa, nếu quá trình hủy hoại môi trường sống không bị chấm dứt và không bị đảo ngược. Trong cái việc đưa sức khỏe và tương lai xa làm vật tế thần này, doanh nghiệp đóng một vai trò rất lớn. Phần lớn các chất thải không thể phân hủy là do hoạt động sản xuất - kinh doanh tạo ra. Vậy trách nhiệm xã hội đầu tiên của các doanh nghiệp là không kinh doanh trên sự tổn hại của môi trường.

Hai là, trách nhiệm đạo lý. Đây là thứ trách nhiệm được điều chỉnh bởi lương tâm. Chẳng ai có thể bắt buộc các doanh nghiệp phải bỏ tiền ra để xây nhà tình nghĩa hoặc lớp học tình thương, ngoài những thôi thúc của lương tâm. Tuy nhiên, thương người như thể thương thân là đạo lý sống ở đời. Nếu đạo lý đó ràng buộc mọi thành viên trong xã hội thì nó không thể không ràng buộc các doanh nhân. Ngoài ra, một xã hội nhân bản và bác ái là rất quan trọng cho hoạt động kinh doanh. Bởi vì trong xã hội như vậy, sự giàu có sẽ được chấp nhận. Thiếu điều này, động lực của hoạt động kinh doanh sẽ bị tước bỏ.

Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp được thể hiện trước hết qua việc đóng thuế. Các doanh nghiệp đóng thuế không phải chỉ để nuôi nhà nước, mà là để nhà nước có nguồn kinh phí chăm lo cho các nhu cầu của xã hội. Về cơ bản, các doanh nghiệp tạo ra của cải. Nhà nước tạo ra sự công bằng. Nhưng của cải phải có trước, sự công bằng mới xảy ra.

Những đóng góp ngoài thuế của các doanh nghiệp thực sự là những đóng góp của lương tâm.Trong đa số các trường hợp, những đóng góp này mang lại sự hài lòng lớn hơn cho các doanh nhân. Bởi vì họ đã chi tiền cho những việc mà họ cho là cần thiết. Đối với những khoản tiền đóng thuế không phải lúc nào các doanh nhân cũng nhận được sự hài lòng như vậy. Để kết hợp việc giải quyết các nhu cầu xã hội với sự hài lòng của các doanh nhân, nhiều nước nên thế giới đã tìm cách miễn giảm thuế cho các doanh nhân nếu họ có những đóng góp ngoài thuế cho xã hội. Cách làm này còn tạo điều kiện cho các tổ chức phi chính phủ hình thành và phát triển. Và đó là nền tảng của một xã hội công dân vững mạnh.

Thông tin thị trường vùng dân tộc thiểu số trong hội nhập là vấn đề cần được đánh giá đúng tiềm năng hiệu quả và phải có sự vào cuộc đồng bộ từ trung ương đến địa phương. Hạt nhân tác động tích cực cho vấn đề này là doanh nghiệp với vai trò cầu nối giữa thị trường dân tộc thiểu số, miền núi, biên giới với người tiêu dùng và tìm đầu ra cho thị trường này.
TIN LIÊN QUAN
Phát triển thị trường khu vực miền núi: Lược bỏ những thông tin phản ánh chung chung…
Phát triển sản xuất hàng hóa ở miền núi: Cần đầu tư mạnh cho doanh nghiệp
Giải pháp thị trường cho sản phẩm vùng miền núi, biên giới
Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo

TS. NGUYỄN SĨ DŨNG - Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★

Tin cùng chuyên mục

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024

Khai mạc Triển lãm các sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ và làng nghề huyện Thanh Trì 2024

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang nóng dần: Lợi thế đặc biệt của Việt Nam là gì?

Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung đang nóng dần: Lợi thế đặc biệt của Việt Nam là gì?

"Rộng cửa" cho hàng Việt xúc tiến thương mại qua thương mại điện tử xuyên biên giới

"Rộng cửa" cho hàng Việt xúc tiến thương mại qua thương mại điện tử xuyên biên giới

Vĩnh Phúc: Động lực cho sản phẩm công nghiệp nông thôn vươn tầm cao mới

Vĩnh Phúc: Động lực cho sản phẩm công nghiệp nông thôn vươn tầm cao mới

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Thương mại điện tử xuyên biên giới: Thu hẹp khoảng cách đưa hàng Việt ra thị trường thế giới

Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam

Trung Quốc là thị trường cung cấp rau quả lớn nhất cho Việt Nam

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín

Điện Biên: Đưa mắc ca thành sản phẩm công nghiệp chủ lực, thương hiệu uy tín

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Bộ Công Thương hợp tác với Amazon Global Selling để tăng cường sự hiện diện của thương hiệu Việt trên toàn cầu

Nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,5 lần

Nhập khẩu cá tra giá trị gia tăng của Hoa Kỳ từ Việt Nam tăng 8,5 lần

"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

"Bùng nổ" thương mại điện tử và cuộc chiến chống hàng giả, hàng nhái, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

Phát triển cửa hàng outlet tại một số quốc gia trên thế giới - bài học rút ra cho Việt Nam

Phát triển cửa hàng outlet tại một số quốc gia trên thế giới - bài học rút ra cho Việt Nam

Thúc đẩy tiềm năng phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Thúc đẩy tiềm năng phát triển Vùng Trung du và miền núi phía Bắc

Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Kết nối kinh doanh doanh nghiệp logistics Việt Nam và Hàn Quốc

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Bắc Kạn: Nâng tầm giá trị thương hiệu cho sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu

Giá cà phê tiếp đà tăng, trong 2 ngày cà phê Robusta tăng hơn 400 USD/tấn

Giá cà phê tiếp đà tăng, trong 2 ngày cà phê Robusta tăng hơn 400 USD/tấn

Hơn 600 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Triển lãm quốc tế IEAE 2024

Hơn 600 doanh nghiệp tìm kiếm cơ hội kinh doanh tại Triển lãm quốc tế IEAE 2024

“Quả ngọt” từ Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

“Quả ngọt” từ Hội chợ xúc tiến thương mại ngành Công Thương Hải Phòng năm 2024

Hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Hội chợ VIFA ASEAN 2024

Hơn 300 doanh nghiệp trong nước và quốc tế tham gia Hội chợ VIFA ASEAN 2024

Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Xuất khẩu cá ngừ tiếp tục ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực

Xuất khẩu hàng hóa: Góc lưu ý cảnh báo lừa đảo thương mại

Xuất khẩu hàng hóa: Góc lưu ý cảnh báo lừa đảo thương mại

Xem thêm