PGS.TS Ngô Trí Long: Bình ổn giá năng lượng là yếu tố giúp ổn định kinh tế vĩ mô

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, bình ổn giá năng lượng là một trong những yếu tố giúp ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát của Việt Nam trong năm 2022.
PGS.TS Ngô Trí Long: TP Hồ Chí Minh nên phát triển công nghiệp, thương mại theo hướng nào? Chuyên gia kinh tế: Điều chỉnh phụ phí xăng dầu nhưng không làm tăng giá cơ sở là yêu cầu khó! PGS.TS Ngô Trí Long: 2022 là năm “dị thường” của hoạt động kinh doanh xăng dầu

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề vai trò của an ninh năng lượng và việc bình ổn giá năng lượng đối với sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia, PGS.TS Ngô Trí Long - Chuyên gia kinh tế cho rằng, năng lượng có vị trí, vai trò hết sức quan trọng. Nó là yếu tố thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của mỗi quốc gia. Đặc biệt, giá năng lượng là một giá rất quan trọng, nó tác động tới toàn bộ mặt bằng của giá cả, tác động đến lạm phát,…

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, năng lượng chủ yếu gồm điện, than và xăng dầu. Bất kỳ một quốc gia nào cũng rất coi trọng vấn đề về an ninh năng lượng. Và an ninh năng lượng là một trong những mục tiêu hay nội dung quan trọng để đảm bảo cho sự phát triển của nền kinh tế xã hội.

PGS.TS Ngô Trí Long: Bình ổn giá năng lượng là yếu tố giúp ổn định kinh tế vĩ mô
PGS.TS Ngô Trí Long: Bình ổn giá năng lượng là yếu tố giúp ổn định kinh tế vĩ mô

“Thường thường ở các quốc gia trên thế giới, người ta có thể lấy mức tiêu thụ năng lượng để đánh giá trình độ phát triển của mỗi quốc gia. Năng lượng có tác động tới tất cả các mặt hàng hóa khác, tới đời sống xã hội, an ninh quốc phòng cho nên vấn đề làm sao để giữ ổn định, đảm bảo an ninh lượng và đảm bảo mức bình ổn giá năng lượng cũng cực kỳ quan trọng” - PGS.TS Ngô Trí Long cho hay.

Nhấn mạnh bình ổn giá năng lượng là quan trọng, tuy nhiên PGS.TS Ngô Trí Long lại cho rằng, trong bình ổn giá năng lượng, thì không có nghĩa là cứ nhắc. “Bình ổn giá năng lượng phải phụ thuộc tương quan vào cung cầu và những yếu tố khác như các chi phí đầu vào” - vị chuyên gia nêu quan điểm.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, tình hình năng lượng của nước ta hiện nay là cung chưa đáp ứng với cầu. Ông lấy ví dụ: Đối với điện, chúng ta vẫn đang nhập khẩu điện từ Trung Quốc và Lào. Còn đối với xăng dầu, nguồn sản xuất trong nước mới chỉ đáp ứng được trên 70% nhu cầu tiêu thụ, ta vẫn phải nhập khoảng hơn 20%. Đặc biệt, để sản xuất được hơn 70% lượng xăng dầu, chúng ta vẫn phải nhập nguyên liệu thô dầu thô để sản xuất.

“Nói như vậy để thấy rằng, do vẫn phải nhập khẩu, chịu những tác động từ thị trường nên chúng ta phải rất coi trọng đến phần điều hành giá. Bởi, điều hành giá mà không chuẩn, không đúng thì sẽ tác động tới nhiều mặt và tác động lớn tới lạm phát, mà lạm phát lại là một trong những chỉ tiêu quan trọng để ổn định kinh tế vĩ mô” - PGS.TS Ngô Trí Long nhấn mạnh.

PGS.TS Ngô Trí Long: Bình ổn giá năng lượng là yếu tố giúp ổn định kinh tế vĩ mô

Cũng theo vị chuyên gia này, năng lượng gồm điện, than và xăng dầu là những mặt hàng hết sức nhạy cảm, cho nên điều hành nó cơ quan quản lý nhà nước phải hết sức thận trọng. Bởi, những lĩnh vực này tại nước ta là còn giữ vị trí thống lĩnh thị trường hay giữ vai trò độc quyền và nhà nước vẫn kiểm soát giá.

Do đó, phải điều hành làm sao hài hoà vừa bù đắp chi phí cho doanh nghiệp, vừa phù hợp với người tiêu dùng. Bởi có đảm bảo được lợi nhuận để doanh nghiệp tái sản xuất thì mới đảm bảo được nguồn cung và đảm bảo giá không quá cao tránh tác động đến mặt bằng giá cả và đời sống người dân.

Hiện nay, đối với điện, Nhà nước đang kiểm soát giá thông qua kiểm soát các chi phí sản xuất. Còn đối với xăng dầu thì kiểm soát Nhà nước là định giá cơ sở. Giá điện theo quy định là chúng ta điều chỉnh 6 tháng/lần, còn với giá xăng dầu là 10 ngày/lần.

Tuy nhiên, để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát mà từ năm 2019 đến nay Chính phủ chưa cho điều chỉnh giá điện, mặc dù chi phí sản xuất đã tăng rất nhiều và hàng năm tính toán của Bộ Công Thương sản xuất hiện chúng ta vẫn lỗ hàng nghìn tỷ.

“Tôi thấy rằng, nếu trong điều hành mà Nhà nước và Chính phủ không kịp thời điều chỉnh giá thì có thể sẽ có tác động không nhỏ tới doanh nghiệp, và lâu dài là an ninh năng lượng của đất nước” - PGS.TS Ngô Trí Long nêu quan điểm.

Đối với xăng dầu, chúng ta thấy đây cũng là mặt hàng tác động rất lớn. Ví dụ những năm chúng ta kiểm soát được giá xăng dầu bình ổn, thì tức là chúng ta cũng kiểm soát rất tốt mặt bằng giá, kiểm soát được lạm phát. Năm qua, có những thời điểm thị trường xăng dầu diễn biến phức tạp, nguồn cung thiếu cục bộ. Tuy nhiên, Bộ Công Thương đã nhìn thấy vấn đề nên đã yêu cầu tính toán lại chi phí cho đơn vị kinh doanh xăng dầu, tạo được niềm tin cho doanh nghiệp.

Chia sẻ về giải pháp điều hành giá năng lượng trong thời gian tới, PGS.TS Ngô Trí Long cho rằng, để điều hành tốt giá năng lượng, cơ quan điều hành phải nắm chắc được thông tin thị trường, phải dự báo, phân tích, đánh giá thị trường để có những biện pháp điều chỉnh cho phù hợp.

“Bộ Công Thương đã có sự chuẩn bị tốt với 2 kịch bản xăng dầu cho năm tới dựa trên căn cứ vào sự hồi phục kinh tế, dự đoán nhu cầu tiêu dùng để có các phương án điều chỉnh cho tốt” - PGS.TS Ngô Trí Long đánh giá.

Theo PGS.TS Ngô Trí Long, với cơ chế mà Nhà nước còn quyết định giá, thì vấn đề hết sức quan trọng đối với các cơ quan chức năng là làm sao phải đảm bảo hài hòa lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Có nghĩa Nhà nước phải tính đúng, tính đủ để cho doanh nghiệp có thể bù đắp chi phí một cách hợp lý thì doanh nghiệp mới tồn tại được; nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo hài hòa lợi ích của người tiêu dùng.

Nhận định năm 2023 có thể có nhiều thách thức và khó khăn, kinh tế chính trị thế giới diễn biến rất phức tạp như vấn đề về địa chính trị bất lợi, nguồn cung ứng đứt gãy trong khi đó xu hướng phục hồi kinh tế mạnh, cho nên nhu cầu năng lượng là rất lớn.

“Do vậy, cơ quan quản lý Nhà nước phải dự báo được tình hình và có những biện pháp để đảm bảo nguồn cung năng lượng như điện, than, xăng dầu cho đầy đủ và đồng thời điều hành giá một cách linh hoạt phù hợp với diễn biến của thị trường” - PGS.TS Ngô Trí Long khuyến nghị.

Hoàng Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: PGS, TS Ngô Trí Long

Tin cùng chuyên mục

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Ngành điện miền Nam đưa vào vận hành loạt công trình điện trọng điểm

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Nghiên cứu cơ chế giá điện khuyến khích khách hàng điều chỉnh phụ tải điện

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Bất chấp các lệnh trừng phạt Nga vẫn ‘bơm’ khí đốt cho châu Âu

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Hoàn thiện công trình lưới điện trung hạ áp khu vực Chư Prông, Gia Lai

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

Gỡ vướng mắc các dự án truyền tải điện trên địa bàn tỉnh Lai Châu

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

EVNSPC hoàn thành loạt công trình lưới điện 110kV chỉ trong 1 tuần

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

PC Lai Châu: Triển khai nhiều giải pháp đảm bảo tài sản ngành điện

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Công ty Cổ phần Thủy điện A Vương hoàn thành kế hoạch sản lượng điện năm 2024

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

Growatt ra mắt biến tần hybrid mới cho ứng dụng lưu trữ trong thương mại quy mô vừa và nhỏ

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

EVNNPT đóng điện Trạm biến áp 220kV Định Quán

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Than thương phẩm 10 tháng của TKV đạt 40,98 triệu tấn

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 3

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với doanh nghiệp dầu mỏ doanh thu lớn nhất thế giới

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải

Đột phá từ dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi): Giải 'bài toán' khó cho thị trường điện

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào

Đợt nắng nóng đỉnh điểm đẩy Trung Quốc bước vào 'cơn sốt' năng lượng

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Ông Hà Đăng Sơn: Luật Điện lực (sửa đổi) tháo gỡ khó khăn cho các dự án nguồn điện khí LNG

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo

Luật Điện lực (sửa đổi): Quyết sách đúng đắn, tạo 'đòn bẩy' phát triển kinh tế - xã hội - Bài 2

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Tổng công ty Điện lực – TKV: Sức trẻ tuổi 15

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi): Rõ ràng, đơn giản hơn trong thủ tục cấp phép hoạt động điện lực

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

EVNCPC khắc phục sự cố, đảm bảo cấp điện lại cho 100% khách hàng trong ngày 28/10

Xem thêm