PGS.TS Đinh Trọng Thịnh: FTA Việt Nam – Israel giúp thắt chặt quan hệ kinh tế
Quan sát - Bình luận 26/07/2023 20:30 Theo dõi Congthuong.vn trên
Việt Nam là một trong những quốc gia ký kết rất nhiều các Hiệp định thương mại tự do (FTA) với các quốc gia trên thế giới.
![]() |
Lễ ký kết FTA Việt Nam – Israel |
Và với với Israel thì FTA này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Bởi lẽ, đây là quốc gia có trình độ công nghệ rất phát triển bao gồm: Công nghệ sản xuất, chế biến công nghiệp; công nghệ mới; trí tuệ nhân tạo (AI); công nghệ nông sản xuất nông nghiệp,… Họ cũng là quốc gia đang cần rất nhiều các sản phẩm làm nguyên liệu cho sản xuất kinh doanh cũng như lương thực phẩm, thực phẩm.
Trong khi đó Việt Nam là nước sản xuất chính các sản phẩm nông nghiệp. Việc ký kết và triển khai thực hiện Hiệp định VIFTA sẽ tạo tiền đề thuận lợi để Việt Nam thúc đẩy xuất khẩu những mặt hàng thế mạnh sang Israel, đồng thời có cơ hội tiếp cận các mặt hàng công nghệ cao của Israel, góp phần làm giảm chi phí sản xuất, kinh doanh, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam.
![]() |
Chuyên gia kinh tế Đinh Trọng Thịnh |
Việt Nam và Israel có nền kinh tế bổ sung cho nhau. Hiệp định VIFTA là một bước đi chiến lược của cả hai quốc gia, hứa hẹn sẽ thúc đẩy thương mại song phương và thắt chặt quan hệ kinh tế, cung cấp cho các doanh nghiệp ở cả hai quốc gia khả năng tiếp cận tốt hơn với thị trường của nhau và hơn thế nữa, tạo ra lợi ích đôi bên cùng có lợi.
Trong đó, về phía Việt Nam, Hiệp định VIFTA hứa hẹn mang lại nhiều chuyển biến cho cả ngành sản xuất cũng như kinh doanh của Việt Nam.
Tuy nhiên, việc ký kết mới chỉ là bước đầu. Để tận dụng tối đa các cơ hội từ FTA này mang lại thì còn rất nhiều việc phải làm.
Trong đó, về phía cơ quan chức năng, cần phải đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến Hiệp định VIFTA một cách sâu rộng trong cộng đồng doanh nghiệp, tổ chức kinh tế xã hội, tổ chức sản xuất kinh doanh, các hiệp hội để từ đó, các hiệp hội, ngành nghề, địa phương có thể xem xét về những lợi thế, khả năng tận dụng ưu đãi thuế quan,… từ FTA mang lại.
Bên cạnh đó, về phía các doanh nghiệp cần đi sâu tìm hiểu và xem xét khả năng hợp tác và tận dụng cơ hội sản xuất kinh doanh là những gì để từ đó có những lộ trình cho từng doanh nghiệp, ngành nghề, mặt hàng. Trên cơ sở đó, phát huy được ưu điểm, tận dụng được các mặt mạnh và đẩy mạnh xuất khẩu. Nhất là trong bối cảnh hoạt động xuất khẩu của chúng ta trong thời gian vừa qua còn nhiều khó khăn.
Thực tế, việc tận dụng các ưu đãi từ các FTA của các doanh nghiệp Việt Nam vẫn còn rất ít, chỉ đâu đó khoảng 30%. Đây là sự lãng phí. Do đó, Bộ Công Thương cùng với các Thương vụ, các Đại sứ quán cần phối hợp với các bộ, ngành, Hiệp hội, doanh nghiệp,… đẩy mạnh tìm kiếm thị trường, đẩy mạnh xuất khẩu và tận dụng tối đa các lợi thế có được từ các FTA nói chung và Hiệp định VIFTA nói riêng.
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

Thực hiện mục tiêu giải ngân vốn đầu tư công: Cần sự quyết liệt đồng bộ

CEO Accesstrade Đỗ Hữu Hưng: Chuyển đổi số là câu chuyện về chiến lược, tư duy mới

Chính sách phòng vệ thương mại tạo động lực cho ngành mía đường phát triển

Doanh nghiệp Việt Nam đã phản ứng nhanh hơn trước các vụ kiện phòng vệ thương mại

Nghị định 80/2023/NĐ-CP tạo thuận lợi hơn cho doanh nghiệp bán lẻ xăng dầu
Tin cùng chuyên mục

Chuyên gia Hoàng Trọng Thuỷ: Việc xây dựng Bộ chỉ số FTA Index là hết sức quan trọng!

Ngành nhôm tránh bị động, bất ngờ trước các vụ kiện lẩn tránh phòng vệ thương mại

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới trong quản lý kinh doanh xăng dầu

Doanh nghiệp phải xác định sớm rủi ro, ngăn chặn nguy cơ bị kiện chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Nghị định 80/2023/NĐ-CP: Bước tiến mới về quản lý chuỗi cung ứng xăng dầu

Đẩy mạnh đào tạo, tháo gỡ kịp thời tình trạng thiếu hụt nhân lực về FTA

Hội chợ Hàng Việt Nam: Thúc đẩy doanh nghiệp tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Thuỵ Điển

Tận dụng EVFTA để xuất khẩu vào Bắc Âu: Doanh nghiệp cần đáp ứng các tiêu chuẩn phát triển bền vững

Đáp ứng tiêu chuẩn phát triển bền vững: “Chìa khoá” tăng trưởng xuất khẩu da giày

Xuất khẩu vào thị trường Canada: Doanh nghiệp cần đặc biệt quan tâm đến tiêu chuẩn phát triển bền vững

TS. Nguyễn Minh Phong: 4 điểm sáng của hàng Việt xuất khẩu sang CPTPP

Những giải pháp kích cầu tiêu dùng là cần nhưng chưa đủ?

Xúc tiến thương mại: Khơi “dòng chảy” xuất khẩu nông sản

Chuyên gia Nguyễn Minh Phong: Nhận thức của doanh nghiệp về phòng vệ thương mại là chưa tới

Bộ Công Thương: Nhiều giải pháp thúc đẩy đầu ra cho sản phẩm đặc sản địa phương

Đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa hàng Việt vào thị trường Ấn Độ

Chuyên gia kinh tế: Xây dựng chợ miền núi gắn với du lịch và lan toả văn hoá vùng miền

Thực thi Hiệp định EVFTA: Doanh nghiệp cần sẵn sàng tuân thủ tiêu chuẩn xanh, bền vững dài hạn

Thương hiệu, thị phần hàng Việt tại thị trường Anh vẫn khiêm tốn
