Thứ bảy 26/04/2025 12:52

Ðộc đáo lễ hội đua thuyền trên quê hương Đại tướng

Huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) tự hào là mảnh đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, cũng là cái nôi của đua thuyền trên sông Kiến Giang.

Huyện Lệ Thủy (Quảng Bình) tự hào là mảnh đất địa linh nhân kiệt, quê hương của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, đồng thời cũng là “cái nôi” của đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang - lễ hộitruyền thống lâu đời được công nhận Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.

Lễ hội bơi, đua thuyền truyền thống trên sông Kiến Giang (huyện Lệ Thủy) là hoạt động văn hóa, thể dục, thể thao được tổ chức thường niên nhằm khơi dậy tinh thần đoàn kết dân tộc, thượng võ trên quê hương Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Được tổ chức thường niên vào dịp 2/9 hàng năm, đây được xem là nơi đón lễ hội “lớn nhất cả nước” khi có hàng trăm nghìn người đổ về xem và cổ vũ thuyền bơi.

Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang bắt nguồn từ xa xưa. Thuở ban đầu, lễ hội được tổ chức như một nghi thức để cầu cho mùa màng bội thu, thóc gạo đầy bồ, mưa thuận gió hòa.

Các đò bơi thi đấu trên sông Kiến Giang

Cách mạng tháng Tám năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt toàn thể quốc dân Việt Nam tuyên bố với thế giới về sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, niềm vui của ngày độc lập đã hòa chung với không khí lễ hội truyền thống đáng quý này. Một năm sau ngày tháng lịch sử hào hùng đó, cứ mỗi dịp Quốc khánh, bà con huyện Lệ Thủy lại nô nức tổ chức lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang để mừng Tết Độc lập.

Cổ động viên vui mừng khi thuyền của mình được vô địch

Lễ hội truyền thống của miền quê Lệ Thủy không chỉ là một cuộc thi khoe tài, tranh sức cho những trai tráng mà được tổ chức đều cho cả nam và nữ. Đến với cuộc tranh tài trên sông nước là các đội đua của các thôn, xã được tuyển chọn từ những người khỏe mạnh và tài năng bậc nhất. Mỗi thuyền bơi của nam, đò đua của nữ được các đội chuẩn bị từ trước cả tháng, thậm chí là từ đầu năm. Thuyền hoàn toàn được đóng bằng gỗ tốt bởi những nghệ nhân giỏi, thợ mộc có tiếng trong khu vực đem ra tranh tài.

Chiếc thuyền được đưa đi thi đấu phải là thuyền chất lượng tốt nhất, được đóng chắc chắn, nêm mực rõ ràng sau đó được trang trí bằng hình mắt rồng đuôi phượng với nhiều màu sắc bắt mắt, mang yếu tố đặc trưng của vùng sông nước Lệ Thủy. Sau khi hoàn thiện thuyền bơi và đò đua, các thuyền này được trưởng thôn, người cao niên đức cao vọng trọng trong làng đưa đi cúng bái trước thần linh để cầu cho Lễ hội diễn ra suôn sẻ và đội đua của thôn nhà sẽ có thể giành được chiến thắng trong cuộc đua, những ngày này thuyền bơi được bảo vệ nghiêm ngặt không ai được chạm vào thuyền.

Đến ngày hội sáng 2/9, các thuyền sau khi làm lễ và khấn bái trời đất sẽ tập trung trên sông Kiến Giang. Đây là đường đua có thử thách không hề nhỏ, các đội nam sẽ phải hoàn thành quãng đường dài khoảng 24km, thuyền nữ khoảng 15km với 24 thuyền tham gia. Ngày lễ hội chính thức diễn ra, dòng sông trong xanh lại in bóng những chiếc thuyền rồng được sơn đỏ, vàng, xanh rực rỡ, mới mẻ. Trang phục của những đoàn đua được đầu tư kỹ càng khi mỗi đội đều có màu áo riêng, độc đáo. Những lá cờ, tấm băng rôn cổ cũ cũng góp thêm sắc màu vào bức tranh lễ hội vui nhộn, đa màu sắc.

Lễ hội khơi dậy tinh thần đoàn kết

Ông Đỗ Trung Hào - trai bơi thôn Xuân Giang, thị trấn Kiến Giang - chia sẻ, những trai bơi được lựa chọn là những người khỏe trong làng, xã. Trong một tháng luyện tập, phải kiêng cữ nhiều thứ để dành thời gian tập luyện, mang thành tích cao cho làng. Lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang không chỉ là món ăn tinh thần yêu thích của người dân, đó còn là nét văn hóa in sâu vào tâm trí mỗi người con xứ Quảng qua những câu ca dao thân thương: “Dù ai đi Tây, về Đông/Mồng Hai tháng Chín cũng mong về nhà/Về nhà xem hội quê ta/Dưới sông bơi trải, nhà nhà cờ bay”.

Ngày 27/8/2019, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã quyết định đưa lễ hội đua, bơi thuyền trên sông Kiến Giang vào danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Thành Long
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch

Tin cùng chuyên mục

Thành lập Ban Giám đốc Trung tâm Báo chí tuyên truyền các hoạt động kỷ niệm 30/4

Chiến thắng 30/4/1975 - khúc khải hoàn của một dân tộc không khuất phục

Đại lễ Vesak 2025: Cầu nối văn hoá Việt Nam, thế giới

150 tư liệu quý tái hiện hồi ức thống nhất non sông

Vụ việc Quang Linh Vlogs là hồi chuông cảnh tỉnh nghệ sĩ

Đôn đốc triển khai thực hiện Quy hoạch báo chí

Đề xuất ưu đãi thuế cho các nhà sáng tạo nội dung

Techcombank mang cả tinh hoa nước Pháp về Việt Nam, tôn vinh những di sản văn hóa độc bản

Hà Nội: Người dân hưởng ứng Ngày Sách và Văn hóa đọc

120 kiều bào tham gia khối diễu hành kỷ niệm 30/4

Nhà thơ Hữu Thỉnh: 'Giao hưởng Điện Biên' là khúc tráng ca tôi mang ơn lịch sử

Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả

Thông tin mới nhất về sự kiện Ngày văn hóa các dân tộc

Hơn 1.200 đại biểu quốc tế sẽ dự Đại lễ Vesak 2025

Huyền tích đền Quan Đệ Tứ: Chốn linh thiêng TP. Hải Phòng

Bắc Ninh: Đền Đô được xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt

Lễ hội Đình Thi được công nhận di sản văn hóa phi vật thể

Điện Biên: Hàng trăm người dự lễ hội té nước Bun Huột Nặm

Thanh Hóa tổ chức Lễ hội đền Đồng Cổ năm 2025

Cập nhật Bộ chỉ số đánh giá chuyển đổi số báo chí