Thứ hai 21/04/2025 20:51

Nước ép mướp đắng: Bài thuốc cho người bệnh tiểu đường và mỡ máu cao

Mướp đắng (hay còn gọi khổ qua) - loại quả có vị đắng nhưng chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe, nhất là với người bệnh tiểu đường hay mỡ máu cao.

Giàu giá trị dinh dưỡng

Các nghiên cứu khoa học cho thấy, trong thành phần của mướp đắng có chứa nhiều chất dinh dưỡng như các loại vitamin (C, B1, B12...), canxi, kali, sắt, kẽm, chất xơ, protein, chất béo, beta-caroten, charatin, polypeptide-p và vicine... tốt cho sức khỏe, đặc biệt với người mắc bệnh tiểu đường và liên quan đến mỡ máu, nhờ đặc tính hạ đường huyết và chống tiểu đường mạnh mẽ.

Theo các nghiên cứu, 3 hoạt chất charatin, polypeptide-p và vicine trong mướp đắng có khả năng quản lý lượng đường trong máu hiệu quả. Chúng giúp tế bào tiếp nhận các phân tử đường cũng như tăng tiết insulin.

Những tác dụng tuyệt vời của mướp đắng với người bệnh tiểu đường và mỡ máu

Tham vấn y khoa của bác sĩ chuyên khoa I Dương Ngọc Vân - Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, đây là một loại thực phẩm làm giảm lượng đường trong máu qua việc làm tăng quá trình chuyển hóa glucose. Loại thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ điều trị cho người bệnh mắc tiểu đường type 2.

Tuy nhiên, nếu đang sử dụng bất cứ loại thuốc nào ảnh hưởng tới lượng đường trong máu thì cần thận trọng về việc sử dụng mướp đắng, nhằm tránh trường hợp làm giảm lượng đường trong máu quá mức.

Bên cạnh đó, việc sử dụng mướp đắng cũng có tác dụng trong việc giúp làm giảm cholesterol trong máu. Đây là loại thực phẩm tốt cho những người bị bệnh tim mạch, máu nhiễm mỡ, huyết áp cao... Khi sử dụng thường xuyên mướp đắng sẽ giúp đề phòng các bệnh tim mạch, tai biến mạch máu, đột quỵ.

Ngoài ra, loại quả này còn có tác dụng tốt cho người bị viêm gan, xơ gan; giúp tăng cường chức năng của hệ tiêu hóa; giảm triệu chứng của hội chứng ruột kích thích; góp phần cải thiện thị lực; giúp thanh nhiệt, giải độc...

Những lưu ý khi sử dụng

Giới chuyên gia khuyến cáo, để đảm bảo hiệu quả nhận được và tránh phải đối diện với các tác dụng phụ không mong muốn, người dùng cần tiêu thụ một lượng vừa phải, không nên lạm dụng; không nên sử dụng mướp đắng sau khi uống trà xanh để tránh ảnh hưởng đến dạ dày; không nên uống khi bụng đói.

Không nên để nước ép mướp đắng ở môi trường bên ngoài quá lâu, cách bảo quản tốt nhất là bỏ vào tủ lạnh sau khi ép nếu chưa uống luôn. Thời gian tốt nhất nên dùng nước ép vào buổi sáng sau bữa ăn và nên cách 2-3 ngày mới uống một lần để không bị phản tác dụng.

Một số người không nên uống nước ép mướp đắng, đó là: Phụ nữ mang thai và cho con bú. Nghiên cứu của các nhà khoa học cho thấy, mướp đắng có thể gây co thắt tử cung, xuất huyết và làm hư thai, dẫn đến sinh non. Đồng thời, mướp đắng có khả năng gây đột biến gen. Vì thế, phụ nữ có thai không nên sử dụng mướp đắng nhất là khi mang thai ở giai đoạn đầu.

Phụ nữ đang cho con bú cũng không nên ăn mướp đắng vì trong loại quả này có một số thành phần mang độc tính nhẹ có thể được truyền qua sữa mẹ. Độc tính này không ảnh hưởng ở người lớn nhưng lại có vấn đề với trẻ em vì vậy cần thận trọng khi sử dụng.

Bệnh nhân huyết áp thấp; người có vấn đề vệ hệ tiêu hóa; bệnh nhân trước và sau khi thực hiện phẫu thuật; những người bị thiếu men G6PD… cũng không nên uống. Vì nếu bị huyết áp thấp mà uống nước ép có thể dẫn đến hôn mê do hạ glucose huyết. Đây là một rối loạn bệnh lý xảy ra khi nồng độ glucozer huyết thanh giảm (mức đường huyết giảm nghiêm trọng), gây tình trạng thiếu năng lượng cho cơ thể, buộc các tế bào não phải tìm kiếm năng lượng khác từ nhiều cơ quan khác.

Cách làm nước ép an toàn

Ngâm mướp đắng vào nước muối khoảng 10 phút để làm sạch, nên chọn loại mướp đắng quả nhỏ, vỏ xanh và sần sùi nhiều. Sau đó, cắt lát nhỏ và xay nhuyễn cùng với nước cốt chanh và vài giọt dầu ô liu (nếu có).

Lọc lấy nước ép và đun sôi cùng với một lượng nước lọc vừa đủ. Nếu vẫn không thể chịu được vị đắng của mướp thì có thể thêm một chút mật ong. Tuy nhiên, để nước ép mướp đắng phát huy tối đa công dụng, vẫn nên uống nguyên chất.

Tâm An
Bài viết cùng chủ đề: Bệnh tiểu đường

Tin cùng chuyên mục

Đảng bộ Lữ đoàn 126 dẫn dắt xây dựng lực lượng tinh nhuệ

Đăng ký thi tốt nghiệp: Cuộc 'cân não' trước ngưỡng cửa đại học

Sau các vụ án chấn động, Bộ Y tế xây khung pháp lý mới cho bán thuốc online

Nông thôn mới thông minh: Khi công nghệ gắn liền đời sống

BOT thua lỗ: Bộ Xây dựng đề xuất rót vốn gỡ khó

Đề xuất thành lập Quỹ Phát triển tài năng báo chí trẻ

Cảng Việt tăng chuyến, mở tuyến: Cú huých cho logistics

Chợ làng đến sàn số – hành trình thay đổi tư duy

Quân chủng Hải quân: Gặp mặt 70 năm Ngày thành lập

Vì sao sinh viên học ngành STEM cần được vay tín dụng?

Hà Nội: Cận cảnh hàng cây cổ thụ sắp di dời làm đường 'đắt nhất hành tinh'

Nghỉ lễ 30/4 - 1/5: Tăng chuyến bay đến TP. Hồ Chí Minh

Báo chí đổi mới, vươn mình đồng hành cùng đất nước

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm cán bộ tại Bộ Tư pháp, Bộ Giáo dục và Đào tạo

Thời tiết biển hôm nay 21/4/2025: Hầu hết vùng biển có mưa

Quán quân Business Challenges mùa 7 gọi tên Llamas và Trailblazers

Tên 21 loại thuốc giả vừa bị triệt phá ở Thanh Hóa

Hạn ngạch HCFC năm 2025 chỉ còn 1.300 tấn: Việt Nam tăng tốc bảo vệ tầng ô dôn

Chuyên gia bác tin đồn 'siêu bão' sắp vào Quảng Ninh

Đấu thầu chính thống - sao vẫn lọt sữa giả vào bệnh viện?